HP
Trên nền tảng LL MLN, TTHCM, cùng với thực tiễn Việt Nam và thực tiễn các nước về kinh tế thị trường (KTTT); khái niệm KTTT định hướng XHCN chính thức được đưa vào các Văn kiện Đại hội IX của Đảng và ngày càng hoàn thiện qua các kỳ đại hội. Sự hiện thực hoá thể chế KTTT định hướng XHCN đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Tuy thế, có những vị tự xưng danh là nhà nghiên cứu đã hồ đồ nói rằng: “KTTT định hướng XHCN là sự mơ hồ”.
Xin
dẫn lời – của bạn bè quốc tế, tổ chức quốc tế về thành tựu của Việt Nam: BBC,
hãng thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland ngày
12-1-2021 đã khẳng định: “Việt Nam đã xử lý kiên quyết, chặt chẽ và ngay từ đầu
với đại dịch Covid-19, nhờ đó hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. Như là một
thắng lợi kép, Việt Nam đã phát triển kinh tế trở lại trong khi thế giới còn
đầy rẫy khó khăn. Kết quả là, Việt Nam vượt qua Singapore và Malaysia để vào
tốp 4 nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á, thậm chí Quỹ Tiền tệ quốc tế còn cho
rằng Việt Nam đã ở trong tốp 3, vượt qua Philippines về mức độ thịnh vượng, và
cả về tổng sản phẩm quốc nội thu nhập tính theo đầu người... Trung tâm Nghiên
cứu kinh tế Nhật Bản (JCER) còn dự báo với khả năng hồi phục và bật dậy nhanh
chóng sau dịch Covid-19, Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao
vào năm 2023 và là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á sau Indonesia vào năm
2035. Cũng là thời điểm Việt Nam sẽ vượt qua Đài Loan, theo JCER. Đấy không
phải là sự so sánh quá lạc quan. Điều mà chúng tôi thấy được là Việt Nam đã
không bị hụt hơi do hoàn cảnh và đó là tin tốt đối với một nền kinh tế vốn và
vẫn còn đang ở trình độ thấp”.
Nhờ
phát triển KTTT định hướng XHCN mà từ một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, quy
mô nhỏ bé, với GDP chỉ 14 tỷ USD và GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 250USD
trong những năm đầu đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo,
chuyển sang thực hiện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh
tế vĩ mô ngày càng ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn
của nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện.
Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản
phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng từ 19% năm 2010
lên khoảng 50% năm 2020. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào
tăng trưởng tính chung 10 năm 2011-2020 đạt 39,0%. Tốc độ tăng năng suất lao
động bình quân giai đoạn 2016-2020 là 5,8%/năm. Lạm phát cơ bản giảm từ 13,6%
năm 2011 xuống khoảng 2,5% năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa
tăng 3,6 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên 543,9 tỷ USD năm 2020...
Những
nhận định, đánh giá của các tổ chức quốc tế, cơ quan thông tấn quốc tế và con
số thống kê từ thực tiễn nói trên đã minh chứng cho sức mạnh phát triển KTTT
định hướng XHCN của Việt Nam là đúng đắn, sáng tạo, cách mạng, khoa học phù hợp
với lòng dân và xu thế tiến bộ của nhân loại. Đó cũng là cơ sở để phê phán quan
điểm cho rằng: “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự
mơ hồ”. Thực chất quan điểm này là hoàn toàn sai trái của các thế lực thù
địch./.
Bọn phản động thường dùng mọi thủ đoạn để xuyên tạc, bóp méo sự thật; nhằm mục đích chống phá Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy chúng ta phải tích cực đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng.
Trả lờiXóa