Gió biển
Chống phá mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một trong những âm mưu, thủ đoạn của các thù địch. Một số luận điểm cho rằng, Việt Nam hiện nay phải từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, rằng thế giới chỉ có một con đường chung - con đường cuối cùng – con đường đi theo chủ nghĩa tư bản.
Đây là một trong những luận điệu xuyên
tạc, xảo trá của các thế lực thù địch hòng làm lung lay ý chí, quyết tâm của
nhân dân ta trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các thế lực thù địch
cố gắng rêu rao, cổ súy cho chủ nghĩa tư bản nhưng chúng lại không thể trả lời
được câu hỏi là liệu cứ đi theo chủ nghĩa tư bản thì sẽ giàu có, phát triển? Chúng
không biết rằng, trên thế giới hiện nay, hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thì
chỉ có hơn 20 quốc gia là nước tiên tiến, trừ đi 5 nước xã hội chủ nghĩa (Việt
Nam, Lào, Trung Quốc, Triều tiên, Cuba), vậy với gần 200 quốc gia và vùng lãnh
thổ còn lại nếu như phần lớn đi theo con đường tư bản chủ nghĩa thì vì sao phát
triển vẫn là mục tiêu xa vời?
Như vậy, dù cho có bất cứ ưu điểm gì
thì chủ nghĩa tư bản vẫn chứa đựng trong lòng nó một đặc trưng mang tính bản chất,
đó là sự bất bình đẳng. Hơn nữa, ở nhiều nước tăng trưởng kinh tế và phát triển
khoa học đã không đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Bất cứ khi nào nghèo
đói, bất công và áp bức còn tồn tại trên thế giới, còn nguồn gốc của chiến
tranh, bạo lực và bất hạnh, thì những người yếu thế, người nghèo khổ và người
lao động sẽ vẫn phải đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp hơn. Khi đó, học thuyết
của C.Mác, cũng như con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn giá trị. Ước vọng
về một xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp, công bằng, hạnh phúc và con đường hiện
thực đi tới mục tiêu cao cả đó không bao giờ bị dập tắt.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóa