Bảo Ngọc
Nhà nước Việt Nam coi con người là mục tiêu và động lực của mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội và luôn nhất quán trong việc đảm bảo và thúc đẩy các quyền con người. Hiến pháp 1992, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, đảm bảo mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng trước pháp luật; quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại và cư trú trên đất nước Việt Nam; quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe... không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo. Trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tiếp tục cụ thể hóa các quyền này, phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế về nhân quyền.
Qua
thực tiễn, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hiểu rõ quyền con người gắn với độc
lập, hòa bình, dân chủ và phát triển. Việc duy trì một môi trường hòa bình, ổn
định từ khi đất nước thống nhất năm 1975 đến nay là một thành tựu to lớn và
cũng là nền tảng vững chắc cho việc bảo vệ và thực hiện các quyền con người ở
Việt Nam. Trong công cuộc Đổi mới, những điều chỉnh vĩ mô và các chương trình
kinh tế xã hội được chú trọng nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ngày
càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Những kết quả này đã
tạo tiền đề cần thiết cho việc thực hiện các quyền của người dân trên mọi lĩnh
vực.
Việt
Nam được quốc tế ghi nhận là một trong những quốc gia đi đầu về xóa đói giảm
nghèo. Đây là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy các
quyền con người, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và các Mục tiêu Thiên niên
kỷ (MTTNK) của LHQ. Việc thực hiện “Chiến
lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo” được Chính phủ thông
qua vào tháng 5/2002 trên cơ sở Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2001-2010
đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quốc gia) trên toàn quốc từ
58,1% năm 1993 xuống còn 14,82% năm 2007 và giúp Việt Nam trở thành một trong
những quốc gia đầu tiên đạt MTTNK về xóa đói giảm nghèo.
Chính
phủ Việt Nam tập trung thực hiện mạnh mẽ và đồng bộ các Chiến lược Cải cách Tư
pháp đến 2020, Xây dựng và Hoàn thiện Hệ thống Pháp luật đến 2010 (định hướng
đến 2020) và Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội đến 2010 (lồng ghép các
MTTNK) kết hợp với cải cách hành chính sâu rộng, tăng cường triển khai quy chế
dân chủ, thúc đẩy công bằng và an sinh xã hội... nhằm thúc đẩy đồng thời và hài
hòa các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của mọi người dân,
phù hợp với lợi ích chung của dân tộc, của cộng đồng và những điều kiện đặc thù
của đất nước.
Chính
phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ
em, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật (trong đó có các nạn nhân chiến
tranh) và người nhiễm HIV/AIDS. Với mỗi nhóm đối tượng, Nhà nước Việt Nam đều
có các cơ chế, chính sách và ưu tiên cụ thể nhằm bảo vệ, hỗ trợ, tạo cơ hội cho
từng nhóm phát triển và hòa nhập với đời sống xã hội. Luật Phòng chống HIV/AIDS
2006, Luật Bình đẳng giới 2006 và Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình 2007 là
những điển hình về nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực này. Hiện nay Chính phủ
cũng đang tích cực xây dựng dự thảo Luật về Người khuyết tật.
Việt
Nam đã gia nhập hầu hết các công ước nhân quyền quốc tế chủ chốt, trong đó có
Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị, Công ước về Quyền Kinh tế, Xã hội, Văn
hoá; Công ước về Xoá bỏ mọi Hình thức Phân biệt Chủng tộc, Công ước về Xoá bỏ
mọi Hình thức Phân biệt Đối xử với Phụ nữ; là nước thứ hai trên thế giới và
nước châu Á đầu tiên tham gia Công ước Quyền Trẻ em; phê chuẩn 17 công ước của
Tổ chức Lao động Quốc tế. Ngày 22/10/2007, Việt Nam đã ký Công ước Quốc tế về
Quyền của Người khuyết tật và hiện đang nghiêm túc xem xét việc ký Công ước
chống Tra tấn. Các văn bản pháp luật trong nước được ban hành hoặc sửa đổi theo
hướng nội luật hóa các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời không
làm cản trở việc thực hiện các công ước này (Điều 3 và Điều 82 Luật Ban hành
Văn bản Quy phạm Pháp luật 2008).
Việt
Nam luôn ủng hộ hoạt động của HĐNQ và hợp tác đầy đủ với các cơ chế nhân quyền
LHQ. Việt Nam đã đón các Báo cáo viên Đặc biệt (BCVĐB) về Giam giữ Độc đoán và
về Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng (1998) và đang làm thủ tục mời 03 BCVĐB của
LHQ về Quyền Giáo dục, về Quyền được Chăm sóc Sức khoẻ và về Đói nghèo Cùng cực
vào thăm Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình thảo
luận nhằm thành lập cơ chế nhân quyền khu vực ASEAN, tham gia nhiều hội nghị
nhân quyền quốc tế và khu vực khác. Với chủ trương sẵn sàng đối thoại và hợp
tác về quyền con người, Việt Nam đã thiết lập cơ chế đối thoại với các nước/đối
tác Mỹ, EU, Úc, Na Uy, Thuỵ Sỹ đạt kết quả tích cực trong nhiều năm qua.
Việt Nam rất quan tâm đến quyền con người; điều đó đã được thực tiễn minh chứng
Trả lờiXóa