Hồng Thủy
Ngày 24/8, các quốc gia thành viên của Công ước Liên
Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 đã có mặt tại phòng họp Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc để bỏ phiếu kín bầu 7 thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển
(ITLOS) nhiệm kỳ 2020 - 2029. Kết quả bỏ phiếu cho thấy các ứng cử viên của
Malta, Italy, Trung Quốc, Chile, Cameroon và Ukraine trúng cử ngay từ vòng đầu
tiên. Đáng chú ý, ứng cử viên David J. Attard của Malta đạt số phiếu cao nhất,
với 160/166 phiếu.
Đại diện của Trung Quốc là ông Đoàn Khiết
Long, đại sứ của Trung Quốc tại Hungary đã trúng cử ghế thẩm phán Tòa án quốc
tế về Luật Biển nhiệm kỳ 2020-2029 ngay vòng bỏ phiếu đầu tiên vào ngày 24/8.
Với việc ứng viên Đoàn Khiết Long được
chọn, Trung Quốc sẽ kéo dài chuỗi hiện diện liên tục tại Tòa án quốc tế về Luật
biển (ITLOS) kể từ khi tòa án này được thành lập vào năm 1996, Trung Quốc luôn có ghế trong ban điều hành. Các thẩm
phán Trung Quốc trong tòa án qua các đời gồm: Triệu Lý Hải (Zhao Lihai)
(1996-2000), Xu Guangjian (2001-2007) và gần nhất Cao Chi Quốc (Gao Zhiguo)
(2008-2020). Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, việc
Trung Quốc một lần nữa trúng cử ghế Thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển thể
hiện sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với năng lực của ông Đoàn Khiết
Long và sự đóng góp của Trung Quốc đối với Tòa án quốc tế về luật biển trong
hơn hai thập kỷ qua.
Tuy nhiên quyết định này cũng vấp phải ý kiến trái
chiều. Giới chuyên gia và học giả quốc tế ngay lập tức có những nhận định về
diễn biến này. Mỹ là nước có quan điểm phản đối việc lựa chọn vị trí Trung Quốc
tại Tòa án quốc tế về Luật Biển thậm chí trước thời điểm bỏ phiếu bầu ra các
thẩm phán nhiệm kỳ mới, trong một hội nghị trực tuyến về Biển Đông hồi giữa
tháng 7, trợ lý ngoại trưởng Mỹ David R. Stilwell đã kêu gọi tất cả 167 nước
thành viên UNCLOS “đánh giá cẩn thận” ứng viên Trung Quốc đang tranh cử. “Chúng
tôi kêu gọi tất cả các quốc gia liên quan đến cuộc bầu cử Tòa án Quốc tế sắp
tới đánh giá cẩn thận các tiêu chuẩn của ứng viên từ Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa, cân nhắc xem liệu một thẩm phán Trung Quốc tại Tòa án sẽ giúp đỡ hay cản
trở luật hàng hải quốc tế.
Với hồ sơ trước đây của Trung Quốc, câu trả lời đã trở
nên khá rõ ràng”, ông David Stilwell nói. “Bầu một quan chức Trung Quốc vào cơ
quan này chẳng khác nào thuê một kẻ phóng hỏa để giúp điều hành Sở Cứu hỏa”.
Ông Stilwell cũng đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài vô hiệu hóa yêu sách
“đường chín đoạn” của Trung Quốc tại Biển Đông hồi năm 2016 sau khi Philippines
đệ đơn kiện. Ông cho biết Trung Quốc đã cố gắng phớt lờ phán quyết,
tiếp tục các yêu sách bất chấp nghĩa vụ tuân thủ với tư cách thành viên UNCLOS.
Cả Philippines và Trung Quốc đều là các bên ký kết UNCLOS. Ông nói thêm: “Bắc
Kinh thích tô vẽ bản thân là một nhà đấu tranh cho chủ nghĩa đa phương và các
thể chế quốc tế, nhưng họ đã bác bỏ phán quyết và coi nó như một tờ giấy đơn
thuần”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Hoa Xuân Oánh lập luận, bao biện và bảo vệ ông Đoàn Khiết Long trong cuộc họp
báo, nói rằng ứng viên này “rất thông thạo luật quốc tế, có kiến thức phong phú
lẫn kinh nghiệm thực tế trong luật biển quốc tế”. “Nếu được bầu, chắc chắn ông
Đoàn Khiết Long sẽ cống hiến hết mình cho các công việc của tòa án và giải
quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình”.
Năm 2016, tòa trọng tài thường trực ở The
Hague (Hà Lan) đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc, trong đó đòi hỏi chủ quyền
đối với 90% diện tích Biển Đông, là không có căn cứ dựa theo các nguyên tắc của
UNCLOS. Mặc dù là một bên tham gia đàm phán và phê chuẩn UNCLOS nhưng Trung
Quốc cho đến nay vẫn từ chối chấp thuận hoặc công nhận phán quyết của tòa.
GS
Alexander Proelss, Chủ tịch về luật Biển quốc tế và luật Môi trường quốc tế
thuộc Trường Luật của Đại học Hamburg (Đức), cho rằng: “ITLOS phải và sẽ thực
thi quyền lực của mình một cách vô tư. Đây là điều kiện mà mỗi thẩm phán phải
tuân thủ. Để đảm bảo tính chí công vô tư, luật của ITLOS quy định những hoạt
động mà thẩm phán không được phép làm (điều 7) và lập ra những điều kiện liên
quan đến sự tham gia của mỗi thành viên vào một vụ cụ thể (điều 8)". Ông
Proeless nói rõ: "Mỗi thẩm phán, dĩ nhiên, sẽ tìm cách thuyết phục các
thành viên khác trong hội đồng về lập trường luật pháp của mình, không thể có
chuyện một vị thẩm phán lại có thể, trong một hội đồng hòa giải tranh chấp gồm
21 thành viên, áp đặt quan điểm của riêng mình lên các thành viên khác”.
Tuy
nhiên, ông cũng nói thêm: “Mỗi thẩm phán được tự do đưa vào ý kiến riêng hoặc
bất đồng với các thẩm phán và quyết định và qua đó có thể cố gắng gây ảnh hưởng
lên việc phát triển luật quốc tế trong trường hợp có liên quan”. Đây chính là
một thực tế đáng ngại khi đại diện Trung Quốc trở thành thẩm phán của Công ước
Liên Hiệp Quốc về Luật biển./.
Điều này là rất đáng quan ngại; bởi Trung Quốc đang tranh giành chủ quyền biển đảo của rất nhiều nước
Trả lờiXóaVấn đề là tại sao Trung Quốc lại dễ dàng đạt mục đích như vậy
Trả lờiXóa