Khuê Minh
Có lẽ không người dân Việt Nam nào còn lạ
chuyện những công dân vi phạm pháp luật
Việt
Gần đây nhất khi vụ
việc ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) chuẩn bị được đưa ra xét xử, trên mạng xã hội,
những người mệnh danh là “nhà đấu tranh dân chủ”, “nhà đấu tranh nhân quyền”…
đã tự cho mình như một nhà hoạt động vì Đồng Tâm, đại diện cho “dân oan” và trở
thành một “nhà truyền thông chủ lực” cho nhóm chống đối chính quyền và lực lượng
chức năng ở Đồng Tâm. Điển hình như đối tượng Trịnh Bá Phương đã đưa
lên mạng xã hội các bài viết về sự việc Đồng Tâm nhằm kích động dư luận.
Chúng tôi cho rằng, những người mượn vụ
việc để bịa đặt và hướng dư luận hiểu theo ý đồ xấu độc của họ, nhằm làm rối loạn
thông tin về hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền. Sự việc ở Đồng Tâm đã được
xác định là vụ án được đem ra xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội,
trong đó các bị cáo bị truy tố với các tội danh: “Giết người” theo quy định tại Điều 123, khoản 1 và “Chống người thi
hành công vụ” theo quy định tại Điều 330, khoản 2, Bộ luật Hình sự năm 2015. Vụ
án rất rõ ràng và việc đưa các đối tượng ở Đồng Tâm ra xét xử trước pháp luật
là hoàn toàn đúng pháp luật, không có chuyện “trấn áp, bắt bớ” như rêu rao của
thế lực phản động.
Người viết bài này muốn nhắc lại một điều
chưa cũ, đó là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, phần lớn mỗi người đều
có một chiếc điện thoại thông minh cầm tay. Và đó cũng chính là phương tiện hữu
hiệu nhất mà các thế lực thù địch triệt để lợi dụng. Bởi vậy chúng ta - những
người xem, người nghe, người sử dụng điện thoại thông minh, trước hết phải là
người sử dụng thông minh. Phải học cách nhận biết được thông tin thật và giả,
đúng và sai, hết sức thận trọng, cân nhắc trước khi nhấn nút “like” và “share”
đối với các thông tin mà mình cảm thấy chưa tin cậy.
Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa