Phương
Ngọc
Gần đây, lợi dụng bản án nghiêm khắc nhưng đầy tính nhân văn, được dư luận ủng hộ tại phiên tòa sơ thẩm vụ giết người và chống người thi hành công vụ ở Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội), kẻ xấu xuyên tạc trên mạng xã hội cái gọi là “Kiến nghị phản đối bản án Đồng Tâm”, với những luận điệu “Hàng ngàn người ký tên kiến nghị phản đối bản án Đồng Tâm”; “dư luận phản đối mạnh mẽ trước bản án nặng nề”, “phản đối bản án bất công”… Chúng đã cố tình hướng lái dư luận. Thậm chí, một số luật sư dưới vỏ bọc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền còn lợi dụng vụ án để xuyên tạc hệ thống pháp luật Việt Nam, tấn công trực diện vào hệ thống tư pháp, tìm cách bẻ lái nhằm chính trị hóa vụ án hình sự này với mục đích kêu gọi quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Phiên tòa này được dư luận hết sức quan tâm bởi tính chất
nghiêm trọng của vụ án, với hành vi giết người có tổ chức, man rợ, tàn bạo như
thời trung cổ, khiến 3 chiến sĩ công an hi sinh. Điều khác lạ là trái với sự
hung hăng, côn đồ trước đó, các bị cáo thành khẩn nhận tội do mình gây ra, xin
hưởng sự khoan hồng của Nhà nước và xin sự tha thứ của các gia đình bị hại. Đặc
biệt, một số bị cáo đã xin phép tòa không cần luật sư bào chữa cho mình. Bởi
lẽ, họ thấy rằng bản cáo trạng, bản luận tội của Viện Kiểm sát nhân dân đã đúng
người, đúng tội, đúng sự thật. Mặt khác, họ đã biết bản chất của các luật sư
này có tham gia bào chữa thì chỉ làm phức tạp tình hình, kéo dài thời gian,
thậm chí nếu làm theo luật sự còn bị tăng nặng hình phạt. Duy nhất có Bùi Thị
Nối (là con gái nuôi của Lê Đình Kình) tin tưởng vào luật sư bào chữa kích động
phá rối tại phiên tòa với lời hứa hẹn “hãy tin vào khả năng bào chữa của chúng
tôi”. Thế nhưng, một số luật sư lại không làm đúng lời hứa của mình, mà chỉ có
một vài bài viết tung hô, khen ngợi qua loa trên mạng xã hội. Kết cục, Nối bị
kết án 6 năm tù giam, trong khi Viện kiểm sát nhân dân đề nghị từ 4-5 năm tù
giam. Như vậy, kẻ xấu đang rêu rao và kêu gọi dư luận mạng xã hội ký tên vào
cái bản “kiến nghị” kia là bất công cái gì, bất công chỗ nào?
Vụ việc Đồng Tâm chỉ là cái cớ để kẻ xấu gây dựng lực lượng
và thanh thế. Đó là những nhà báo, phóng viên, luật sư, nhà nghiên cứu... thoái
hóa biến chất được cho là đang “đấu tranh cho dân chủ” ở Việt Nam len lỏi mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội để giật dây, xúi giục, kích động, tiếp sức làm cho
các đối tượng quyết tâm phạm tội đến cùng. Nếu điều kiện thuận lợi thì tiến xa
hơn về cuộc cách mạng màu. Còn không, chúng chí ít cũng muốn biết được có gì
"bí mật" bên trong Miếu Môn. Hậu quả, số ít người dân thiếu hiểu biết
về pháp luật và tham lam về vật chất bị kích động mà vướng vào vòng lao lý.
Vụ án này là bài học lớn để mỗi bị cáo giữ đúng lời hứa khi
trở về quê hương phấn đấu trở thành công dân tốt, đóng góp nhiều hơn nữa cho
gia đình và xã hội, nhất là nuôi dạy con cháu chăm ngoan và gìn giữ làng xóm ấm
êm. Đồng thời là bài học đắt giá, cảnh tỉnh kịp thời cho những kẻ tham lam bất
chấp pháp lý và đạo lý, đang có ý định sống trên pháp luật và thách thức pháp
luật.
Mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác, đừng để mình trở
thành những “con tốt thí”, quân cờ trong bàn tay kẻ xấu trong và ngoài nước
đứng đằng sau giật giây, gây bất ổn xã hội. Cơ quan chức năng cần nghiêm trị
những luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, nhằm tạo cớ cho
kẻ xấu ở ngoài nước can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Mọi hành vi
xuyên tạc của kẻ xấu hòng làm chuyển hóa hệ thống pháp luật, nền tư pháp và thể
chế chính trị ở Việt Nam, đều là những hành động hão huyền, phi thực tế và
không thể lừa phỉnh được ai.
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa