Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

ĐỪNG HÃO HUYỀN, ẢO TƯỞNG VỀ ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG!


Cương Trực
Mạng xã hội và đời thường vẫn có một số người vẫn rêu rao về đa nguyên, đa đảng như một “phép màu” cho sự phát triển. Họ mơ hồ lấy thể chế chính trị của Mỹ để ca ngợi cho tính ưu việt của mô hình đa nguyên, đa đảng. Nhưng thật sự trong số họ, không ai hiểu bản chất của đa nguyên, đa đảng.

 Xét về bản chất, ở Mỹ chỉ có hai đảng thay nhau lãnh đạo đó là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Đảng Cộng hòa là đảng được sự hậu thuẫn của các tập đoàn vũ khí, tập đoàn dầu khí…, còn Đảng Dân chủ lại là đảng được sự hậu thuẫn của các tài phiệt tài chính. Cả hai đảng đều là đảng của giai cấp tư sản, đều đại diện lợi ích cho giai cấp tư sản. Dù là Dân chủ hay Cộng hòa đều thống nhất về bản chất thuộc về giai cấp tư sản. Nền chính trị Mỹ là đa đảng nhưng nhất nguyên chứ không phải đa đảng, đa nguyên như nhiều người nhầm tưởng.
Chế độ đa đảng ở các nước tư bản chủ nghĩa kiên trì chế độ tư hữu, tôn thờ triết học thực dụng, coi dân chủ, tự do, nhân quyền và quan niệm giá trị của giai cấp tư sản là “chân lý vĩnh hằng” và là “cái gốc của đất nước”. Các đảng luân phiên chấp chính là một thủ đoạn của giai cấp tư sản dùng để bảo vệ sự thống trị lâu dài của họ. Đó là chiêu bài lừa bịp nhân dân lao động, tạo ra ảo tưởng dân chủ đối với chế độ nghị viện và chế độ bầu cử của giai cấp tư sản, có lợi cho việc bảo vệ nền thống trị của giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong tranh cử, các chính đảng đưa ra những công kích lẫn nhau, trương lên những khẩu hiệu, chính sách và hứa hẹn mới nhằm mê hoặc cử tri cho cử tri một sự mãn nguyện giả tạo; tập trung sự chú ý của nhân dân vào việc thay chính phủ và chọn người lãnh đạo mà sao nhãng những lợi ích thiết thân, sao nhãng cuộc đấu tranh chống lại giai cấp thống trị.
Thực tiễn lịch sử đã minh chứng, nhiều nước thực hiện đa đảng nhưng vẫn thuộc loại nghèo nhất trên thế giới, ngược lại, có những nước chỉ một đảng lãnh đạo nhưng vẫn là một nước rất phát triển với đời sống nhân dân sung túc. Đa nguyên, đa đảng không phải là biện pháp cứu cánh cho sự phát triển đất nước mà quan trọng hơn là sự lãnh đạo đúng đắn của đảng phái chính trị trước những khó khăn, thử thách của lịch sử. Quan điểm hão huyền, ảo tưởng vào “phép màu” đa nguyên, đa đảng là hoàn toàn sai lầm.

1 nhận xét:

  1. Bản chất của các thế lực thù địch là không thay đổi; chúng cổ súy cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, với động cơ chính trị đen tối, đó là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì vậy chúng ta phải cảnh giác

    Trả lờiXóa