Hồng Hạc
Gần đây, các thế lực thù địch tiếp tục sử dụng nhiều thủ đoạn xảo quyệt nhằm phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng. Thủ đoạn này được Nguyễn Văn Đài giật tít “Nhận diện Mafia chính trị trong Đảng Cộng sản Việt Nam” trên trang facebook Chân trời mới Media, ngày 23/8/2020. Nguyễn Văn Đài đưa ra các luận điệu cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ lãnh đạo được cách mạng dân tộc dân chủ, dành độc lập dân tộc, còn xây dựng đất nước thì không đủ khả năng cần phải chia quyền các đảng phái khác; rằng thực hiện chế độ đa đảng sẽ dân chủ hơn do đó hắn kêu gọi mọi người xuống đường biểu tình đòi dân chủ; xuyên tạc mối đoàn kết trong nội bộ Đảng ta; vu khống đàn áp nhân dân. Những luận điệu trên là hoàn toàn sai trái. Bởi lẽ:
Thứ nhất, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
nhà nước và xã hội là hợp hiến, hợp pháp. Điều 4 Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng
lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây là sự kế thừa các bản Hiến pháp 1980, Hiến
pháp 1992 và thể hiện ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam.
Trước khi Quốc hội thông qua, Hiến pháp năm 2013 đã được Nhà nước tổ chức lấy ý
kiến tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân và tuyệt đại đa số nhân dân
đồng tình. Sau khi Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực,
Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục thực hiện vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội
theo quy định của Hiến pháp. Do vậy, chúng ta hoàn toàn bác bỏ luận điệu sai
trái cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam tự cho mình cái quyền lãnh đạo tuyệt đối,
toàn diện, duy nhất, vì luận điệu ấy hoàn toàn sai lầm
Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo là hợp lòng dân, vì nhân dân phục vụ. Trước năm 1930, ở Việt Nam đã tồn tại nhiều đảng phái chính trị,
ngoài Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay), còn có một số
tổ chức, đảng phái chính trị khác theo đường lối cách mạng tư sản, song thực
tiễn lịch sử đã cho thấy chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh
đạo nhân dân Việt Nam tiến hành thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sau 1954, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh
đạo cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thống nhất nước nhà. Trong giai đoạn này, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ, hưởng ứng của đông đảo mọi
tầng lớp nhân dân. Ngược lại, ở miền Nam, với sự tiếp sức của đế quốc Mỹ xâm
lược, các thế lực phản động, tay sai đã lập nên một chính thể đa nguyên có sự
tham gia của nhiều đảng phái chính trị, nhưng mục đích của các đảng phái đó
không vì quyền lợi của nhân dân, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Do vậy, nên
nhân dân Việt Nam đã phản đối, đứng lên lật đổ thể chế chính trị đó. Sau 1975,
miền Nam được giải phóng, đất nước Việt Nam thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội,
và cho đến nay, nền chính trị nhất nguyên được thiết lập, một lần nữa nhân dân
Việt Nam tiếp tục lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo, người đại
đại diện duy nhất cho mình.
Thứ ba, Đội ngũ cán bộ của Đảng có đủ phẩm chất, năng lực để hoàn
thành tốt công cuộc
đổi mới, xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng
ta luôn khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt của công tác cán bộ và xây dựng đội
ngũ cán bộ. Từ Đổi mới (năm 1986) đến nay, nhất là thực hiện “Chiến lược cán bộ
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, công tác cán bộ và xây
dựng đội ngũ cán bộ đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng cả về lý luận và
thực tiễn. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi của giai đoạn cách mạng mới, đặc biệt
là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị Trung ương lần thứ 7,
khóa XII về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm
chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, cần phải có những nghiên cứu, đề
xuất giải pháp mang tính đột phá nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ
cấp chiến lược đáp ứng yêu cầu mà Đảng đề ra tại Nghị quyết số 26-NQ/TW.
Xác định rõ tầm quan
trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ trình độ, năng lực và phẩm
chất đáp ứng yêu cầu mới, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm và ban
hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, cần thiết, như: Nghị quyết Hội
nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Nghị quyết số
03-NQ/TW ngày 18/6/1997); Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp
chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (Nghị quyết số
26-NQ/TW ngày 19/5/2018); Hiến pháp năm 2013; Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
và nhiều văn bản hướng dẫn, đã tạo cơ sở pháp lý để từng bước xây dựng, kiện
toàn đội ngũ cán bộ các cấp.
Đến nay, đội ngũ cán bộ các cấp đã từng bước
phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, thích
ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Đa số
cán bộ ở các cấp có năng lực, phẩm chất, uy tín và bảo đảm nguồn cán bộ quy
hoạch chuyển tiếp giữa các thế hệ.
Luận điệu phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội của Nguyễn Văn Đài là hoàn toàn trái ngược với nguyện vọng,
sự lựa chọn đúng đắn của nhân dân Việt Nam. Mọi công dân Việt Nam cần nêu cao
cảnh giác, không mắc mưu kẻ địch./.
Tất cả những kẻ ngồi trên pháp luật phải bị pháp luật trừng trị thật nghiêm khắc
Trả lờiXóa