Thiện Trí
Một trong những chiêu thức chống phá chủ nghĩa Mác, mà các thế lực thù địch, đó là chúng sử dụng các luận điểm của các nhà kinh điển và cắt xén, thổi phồng lên mặt này hoặc mặt khác để từ đó xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác. Chúng đã rất phi lý và phản động khi cho rằng: “Chủ nghĩa Mác quy mọi vấn đề về kinh tế; Chủ nghĩa Mác chỉ là một dạng của thuyết quyết định luận về kinh tế; Các quan điểm của C.Mác bị chi phối bởi kinh tế học như vậy, C.Mác trở thành một hình ảnh nghịch đảo về hệ thống tư bản chủ nghĩa mà ông từng lên án”. Luận điệu quy chủ nghĩa Mác là thuyết quyết định luận kinh tế chính là biểu hiện của chủ nghĩa phiến diện, thổi phồng, bóp méo. Một chiêu bài chúng thường xuyên sử dụng trong công kích sự nghiệp đổi mới của nước ta.
Những người phê phán chủ nghĩa Mác đã mạo
danh các loại học thuyết như: thuyết đa nguyên, thuyết quyết định luận kinh tế,
thuyết kinh tế về lịch sử, v.v.. để cho rằng chủ nghĩa Mác quy mọi vấn đề về
kinh tế. Rõ ràng đây là cố chấp, đơn giản hóa vô lý và lố bịch. Lược khảo các
tác phẩm của C.Mác, phân tích từng khía cạnh tư tưởng C.Mác, chỉ ra rằng, hoạt
động mang tính lịch sử đầu tiên chính là sản xuất ra các phương tiện nhằm thỏa
mãn nhu cầu vật chất của con người. Sau đó con người mới học để chơi Pianô, viết
nên những vần thơ trữ tình hay trang hoang những vòm cửa. Cơ sở của văn hóa
chính là lao động.
Trong thư Gửi I-Ô-Dép Blốc, Ph.Ăngghen viết: “Theo quan điểm duy vật về lịch sử, nhân tố quyết định trong quá trình lịch
sử xét đến cùng là sự sản xuất và tái
sản xuất ra đời sống hiện thực. Cả tôi lẫn Mác chưa bao giờ khẳng định gì hơn
thế. Còn nếu có ai đó xuyên tạc luận điểm này theo ý nghĩa nhân tố kinh tế là
nhân tố quyết định duy nhất, thì người đó biến lời khẳng định này thành một câu trống
rỗng, trừu tượng, vô nghĩa. Tình hình kinh tế là cơ sở hạ tầng, nhưng các yếu tố
khác nhau của kiến trúc thượng tầng: … cũng có ảnh hưởng đến quá trình cuộc đấu
tranh lịch sử và trong nhiều trường hợp chiếm ưu thế trong việc quyết định hình thức của cuộc đấu tranh ấy”[1].
Đừng cắt xén một vài câu nói, mà hãy
đọc kỹ những gì các nhà kinh điển nói. “Trong
mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu
phải do sản xuất kinh tế mà ra, - cả hai cái đó tạo thành cơ sở của lịch sử
chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy”[2].
Không có hoạt động sản xuất vật chất
thì không có nền văn minh. Chính cách thức con người sản xuất ra đời sống vật
chất của mình sẽ đặt ra giới hạn cho thiết chế văn hóa, luật pháp, chính trị và
xã hội. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức các ông cũng đã từng khẳng định: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp
thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực
lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị
trong xã hội. Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng
chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần, thành thử nói chung tư tưởng
của những người không có tư liệu sản xuất tinh thần cũng đồng thời bị giai cấp
thống trị đó chi phối”[3]. Đây là yếu tố khác
nhau căn bản giữa học thuyết Mác và thuyết quyết định luận./.
[1] Ph.Ăngghen,
“Gửi I-ô-Dép Blốc”, C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.641-642.
[2] Ph.Ăngghen, “Lời tựa cho bản tiếng Đức “Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản” xuất bản năm 1883”, C.Mác
và Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995,
tr.11.
[3] C.Mác và Ph.Ăngghen, “Hệ
tư tưởng Đức”, Toàn tập, tập 3,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.66.
Bài viết rất hữu ích
Trả lờiXóa