Cương Trực
Chiều ngày 14/9, Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên án các bị cáo
của vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Trong suốt thời gian diễn ra vụ việc cho đến
khi vụ án xảy ra, các thế lực thù địch đã thực hiện nhiều hoạt động đăng tải các
bài viết xuyên tạc về tính chất vụ việc và vụ án. Tiêu biểu là các đối tượng:
Phạm Đoan Trang, Đoàn Bảo Châu, Nguyễn Hữu Vinh, Thu Hà… Chúng cho rằng sự việc
xảy ra ở Đồng Tâm là sự “đàn áp” của chính quyền rồi từ đó kêu gọi các tổ chức
quốc tế tham gia điều tra, can thiệp, tác động... hòng chính trị hóa vụ án. Chúng
rêu rao việc các bị cáo bị “ép cung”, hay “mớm cung” nên mới nhận tội. Ngoài
ra, chúng còn liên kết với các luật sư bào chữa, thực hiện các hoạt động nhằm
bao biện, chối tội cho các bị cáo, tung tin giả hòng tạo dư luận sai trái và
gieo rắc sự nghi hoặc về tiến trình vụ án cũng như việc xét xử của Tòa án.
Tuy nhiên, khi theo
dõi tất cả các thông tin trên một cách hệ thống thì hầu hết các bài viết đều có
tính chất tiêu cực, võ đoán, phản ánh sai sự thật về vụ án Đồng Tâm. Chúng
thường lấy một vài sự việc cá biệt để diễn giải, quy chụp nhằm ngụy tạo hệ
thống, từ đó phủ nhận tính đúng đắn, minh bạch của quá trình xử án. Theo các cơ
quan chức năng, trong vụ án xảy ra ở xã Đồng Tâm đã thấy rõ dấu hiệu trục lợi
trái pháp luật của một số người trong cái gọi là “tổ đồng thuận”. Các bị cáo
đều có suy nghĩ sẽ được hưởng lợi nếu đòi được đất quốc phòng ở Đồng Sênh. Việc
hứa “chia đất” của Lê Đình Kình chỉ là thủ đoạn nhằm lung lạc, lôi kéo, xúi
giục các đối tượng đi theo ông ta.
Khi vụ án xảy ra, bản chất của Lê Đình Kình và bè lũ đã bị
phơi bày nhưng các thế lực thù địch vẫn cứ cố tình tập hợp những cứ liệu rời
rạc, rồi chắp ghép, ngụy tạo ra những bản tin lòng vòng để đánh lừa dư luận.
Tất cả những cuộc “phỏng vấn” của BBC, RFA, RFI... đối với một số người về vụ
việc và vụ án xảy ra ở thôn Hoành trên các trang của họ, đều thiếu tính thuyết
phục. Bởi những nhân vật phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đều chẳng liên quan gì
đến Đồng Tâm, thậm chí còn không biết thôn Hoành ở đâu và chưa từng “thực mục
sở thị” những gì đã diễn ra tại thôn Hoành cả trước, trong và sau vụ việc. Việc
làm ấy của chúng chỉ lừa bịp được một số người nhẹ dạ, cả tin chứ không thể che
dấu cho bản chất xấu xa của chúng nhằm can thiệp vào quá trình xử án.
Mục đích của các
thế lực thù địch không phải là tốt đẹp gì. Chúng cũng không hề có ý nghĩ “cứu
giúp” cho các bị cáo mà bản chất là nhằm tạo ra các dư luận sai trái, chính trị
hóa vụ án Đồng Tâm để gây rối trật tự xã hội, thu hút, lôi kéo các tổ chức quốc
tế tham gia, can thiệp, tác động vào quá trình xử án. Chúng hy vọng sẽ hạ thấp
uy tín nền tư pháp nước ta, từ đó xuyên tạc, tạo dư luận hoang mang, nghi hoặc,
suy giảm lòng tin của nhân dân đối với hệ thống pháp luật và thể chế chính trị
ở Việt Nam. Đó chỉ là việc làm của những kẻ lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp
luật của số ít người dân để kích động, xuyên tạc nhằm mục đích chống phá nhà
nước, chống phá sự nghiệp cách mạng. Những việc làm sẽ vẫn thất bại như đã từng
thất bại bởi nó chỉ hòng mưu lợi cho các cá nhân với mục đích sai trái và quan
trọng hơn là hoàn toàn đi ngược với lợi ích của nhân dân, đi ngược với xu thế
phát triển của đất nước.
Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đều có âm mưu xấu xa, thâm độc kèm theo. Vì vậy chúng ta phải cảnh giác và đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóa