Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

SỰ LỐ BỊCH CỦA LUẬN ĐIỂM “QUỐC HỘI HỌP BẤT THƯỜNG, CÓ BÌNH THƯỜNG VÀO LÚC NÀY”

                                                                                                                                                                 HP

Diễm Thi trên Đài Á Châu Tự do (RFA), tán phát bài “Quốc hội họp bất thường, có bình thường vào lúc này”, đã xuyên tạc cho rằng, kỳ họp bất thường trên “do thường vụ quốc hội quyết định thay cho quốc hội” và cho rằng không thuyết phục. Bài viết yêu cầu rằng, “người dân được vào nhà Quốc hội để quan sát và theo dõi hoạt động của Quốc hội”.

Cách tiếp cận này sẽ là không khoa học, trái quy luật, thiếu tính nhân văn, cũng như quan điểm cách mạng trong xây dựng xã hội mới vì nhân dân. Bởi vì, việc giám sát hoạt động của dân đối với Đảng và Chính phủ phải theo cơ chế, phù hợp hiến pháp và luật pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có cơ sở khoa học, có nguyên tắc, theo đúng luật pháp. Điều này cũng bác bỏ cái gọi là “quan sát” một cách tự phát, tự do, trái luật pháp, vô tổ chức… gây rối như cách nói của Diễm Thi trên Đài Á Châu Tự do (RFA).

Hoạt động giám sát của Nhân dân là sự thể hiện cụ thể của việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, của chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Thời gian qua các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam các cấp đã phát huy hiệu quả vai trò giám sát của Nhân dân trên mọi lĩnh vực.Tăng cường công tác giám sát trong Đảng, đồng thời phát huy vai trò giám sát của Nhân dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đảm bảo được quyền làm chủ của Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời đã từng nói: “Nếu công tác kiểm tra cho chu đáo thì cũng như ngọn đèn “pha”. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra”. Tuy nhiên ai cũng biết, chúng ta luân phải tuân thủ thể chế pháp lý giám sát của Nhân dân đối với cơ quan HCNN phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của Nhân dân, lợi ích của Nhà nước, xã hội. Thể chế pháp lý giám sát của Nhân dân đối với cơ quan HCNN là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động giám sát của các cá nhân hay cộng đồng trực tiếp hoặc thông qua MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, báo chí, phương tiện truyền thông và các tập thể lao động đối với Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp, các sở, ban ngành địa phương, được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.

Giám sát của nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động của Đảng, nhà nước và như vậy các hoạt động giám sát của nhân dân đương nhiên cũng phải tuân thủ theo thể chế và nguyên tắc./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét