Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

Nhận thức đúng quan điểm: “Dân chủ không đồng nghĩa với đa đảng”

 Hư vô

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị chống đối cho rằng: Ở Việt Nam không có dân chủ, với các luận điệu: “Đảng không nên giữ vai trò lãnh đạo, không nên và không thể lãnh đạo tuyệt đối; phải đa đảng”; “một đảng cầm quyền thì không thể có dân chủ, chỉ dẫn đến độc tài, độc trị”; “Đảng Cộng sản bản chất là không dân chủ và do đó Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo và cầm quyền là vi phạm nền dân chủ”.

Đây là những luận điệu phản khoa học. Mục đích thực sự của họ là phủ nhận vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam; nguy hiểm hơn ở chỗ nó cố tình đánh đồng giữa vấn đề đa nguyên, đa đảng với dân chủ, phát triển của đất nước. Cho đến nay, vẫn chưa có cơ sở khoa học nào chứng tỏ được vấn đề một đảng thì mất dân chủ, còn đa đảng đồng nghĩa với dân chủ, phát triển.

Ở Việt Nam: dân là gốc, là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.

Trải qua hơn 90 năm ra đời, hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây cũng là minh chứng rõ ràng và sinh động nhất khẳng định rằng: ở Việt Nam không cần đa nguyên, cũng chẳng cần đa đảng mà nền dân chủ  không những không bị mất đi, không bị hạn chế mà còn được bảo đảm, được phát huy sâu rộng với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét