Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

“CÓ NÊN THAM GIA LỰC LƯỢNG GÌN GIỮA HOÀ BÌNH”

 HP

Dựng nước đi đôi giữa nước, giữu nước từ khi nước chưa nguy; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa, giữ cho trong ấm ngoài êm; phải luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt của đảng với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc; xây dựng đảng, nhà nước trong sạch, vững mạnh.... không để bất ngờ trong mọi tình huống. 

Kết hợp 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc; gắn phát triển kinh tế xã hội với củng cố, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Cục dìn giữa hoà bình Việt Nam “thành lập 27/5/2014 (tiền thân là trung tâm gìn giữa hoà bình ở Việt Nam) là cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng, có chức năng tham mưu với quân uỷ trung ương, bộ trưởng Bộ quốc phòng, ban chỉ đạo Bộ quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chỉ huy quân đội tham gia hoạt động gìn giữa hoà bình của liên hợp quốc; giúp bộ trưởng, bộ quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực gìn giữa hoà bình của Liên Hợp quốc của Quân đội”[1]

Tính từ 2014 đến nay, Việt Nam đã cử gần 200 lượt cán bộ, nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại các Phái bộ Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan và Cục Hoạt động hòa bình tại Trụ sở Liên hợp quốc. Việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã và đang thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với các nước, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc thể hiện truyền thống yêu chuộng hòa bình, trách nhiệm với cộng đồng thế giới của Việt Nam, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; là cơ hội để mở rộng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; là hiện thực hóa đường lối hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng của Đảng và Nhà nước Việt Nam; qua đó khẳng định vai trò, trách nhiệm, uy tín, vị thế của Việt nam trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định của khu vực và trên thế giới, góp phần bảo vệ hòa bình bền vững cho đất nước.

Lực lượng tham gia của Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận, đồng tình ủng hộ và Liên hợp quốc cùng cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Bản chất, chức năng của Quân đội được phát huy ngày càng rộng rãi, “Theo chủ tịch Hồ chí Minh, thực chất chức năng công tác là tuyên truyền … Người căn dặn tuyên truyền trọng hơn tác chiến và cái tên đầu tiên quan đội ta là Đội tuyên truyền giải phóng quân đã phản ánh rõ chức năng này”[2]. Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình, góp phần cho hình ảnh con người Việt Nam, Bộ đội Cụ Hồ được lan toả rộng rãi, vị thế của Quân đội ngày càng được nâng cao, bầu bạn quốc tế nhận thức sâu sắc hơn bản chất của một đội quân cách mạng giàu truyền thống.

Với luận điệu, “Quân đội có nên tham gia lực lượng gìn giữa hoà bình” thật là lạc lõng, đi ngược với xu thế của thời cuộc và yêu cầu của tình hình mới. Đó là luận điệu, con bài xưa cũ lỗi thời./


[1] Quốc phòng Việt Nam 2019, tr86

[2] Đại Tướng Ngô Xuân Lịch (2019) Xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ Quốc, tr91.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét