Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

LUẬN ĐIỆU VU CÁO VIỆT NAM ĐÀN ÁP TÔN GIÁO

HH

Trong thời gia qua, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án ở “Tịnh thất Bồng Lai” sau đổi tên là “Thiền Am bên bờ vũ trụ”, khởi tố bị can đối với ông Lê Tùng Vân và 03 bị can khác về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, vi phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân”, lợi dụng việc trên, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động phát tán nhiều bài viết trên các trang mạng phản động với nội dung phản đối cơ quan chức năng khởi tố “người vô tội”; vu cáo Việt Nam “vi phạm” tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền; vu cáo Đảng chỉ đạo cơ quan truyền thông “tung tin giả, bôi đen nhân phẩm của Thiền Am tư người già, phụ nữ, trẻ nhỏ”; xuyên tạc cho rằng việc khởi tố vụ việc nhằm “loại bỏ Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương”; đồng thời cổ súy các đối tượng “tiếp tục xây dựng và phát triển đạo”; bôi nhọ, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ. Có thể thấy đây là những vu cáo vô căn cứ, không có cơ sở. Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo chỉ là chiêu trò mà các thế lực thù địch lợi dụng, sử dụng để nhằm phục vụ âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Bởi vì:

Thứ nhất, “Tịnh thất Bồng Lai” sau đổi tên là “Thiền Am bên bờ vũ trụ” là cơ sở thờ tự tự phát, mạo nhận, không được giáo hội Phật giáo tỉnh Long An thừa nhận, những người trong cơ sở này không phải là tu sĩ Phật giáo.

Thứ hai, những người đứng đầu tại cơ sở này đã mạo nhận, giả danh Phật giáo, biến nhà riêng thành cơ sở tôn giáo, “biến gia thành tự”, tiến hành các hoạt động tôn giáo trái phép, lợi dụng lòng tin, lòng tốt của cộng đồng để trục lợi.

Thứ ba, với chính sách nhất quán tôn trọng quyền tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thực tiễn tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay là minh chứng để bác bỏ mọi nhận xét thiếu khách quan, vô căn cứ về việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta.

Thứ tư, cần phải thấy rằng, không thể có tự do tôn giáo tuyệt đối. Bởi xét về bản chất, tôn giáo là một tổ chức tập hợp những người tin theo một đối tượng tôn thờ. Mọi tổ chức tồn tại, hoạt động trong xã hội đều phải chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước, tuân thủ quy định của pháp luật. Do vậy, các tôn giáo cũng phải chịu sự quản lý của Nhà nước, phải chấp hành quy định của pháp luật và điều này hoàn toàn phù hợp với Khoản 3 Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”.

Như vậy, một lần nữa có thể khẳng định, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân; nỗ lực bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật. Chính vì vậy, những luận điệu cho rằng những chính sách tôn giáo của Việt Nam không phù hợp với luật pháp quốc tế là vô căn cứ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét