Hư vô
Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của tất cả các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Ở Việt Nam, tham nhũng được nhận diện
là một quốc nạn, một trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng,
Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; công tác phòng, chống tham nhũng được xác
định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên với quyết tâm
chính trị cùng với những hành động quyết liệt với nhiều chủ trương, giải pháp đột
phá của Đảng và Nhà nước, do đó tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn
và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị,
phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường
quốc tế. Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII đến nay,
đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21
đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (2 Ủy viên Bộ
Chính trị), 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Điều đó cũng cho thấy
việc xử lý tham nhũng không có vùng cấm, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp
luật, cho dù đó là người có chức vụ, hay một người dân bình thường.
Giờ đây, công tác phòng, chống tham nhũng đã
trở thành phong trào, xu thế của cả xã hội; tất cả các cơ quan đều vào cuộc, cả
xã hội đồng tình ủng hộ. Việc xử lý đúng người, đúng việc sẽ loại bỏ những “con
sâu” tham nhũng, tiêu cực ra khỏi bộ máy, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước. Đây cũng là bài học bổ ích nhằm cảnh
tỉnh cho những ai có tư tưởng lợi ích nhóm, lợi dụng chức vụ để bòn rút tài sản
chung của Nhà nước làm của riêng cho cá nhân, gia đình mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét