CADN-Từ khi thành lập, RISE và VOICE thường xuyên lợi dụng các vấn đề "dân sinh", "dân quyền" để khuếch trương thanh thế, phát triển lực lượng trong và ngoài nước. Trong khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các đối tượng đã lợi dụng việc tổ chức quyên góp và tài trợ 5,000 khẩu trang y tế cho các bệnh viện tại Mỹ để vận động người Việt tại Mỹ ủng hộ và đồng hành với chương trình, dự án của RISE…
Bản chất của RISE
Vỏ bọc của RISE được thực hiện dưới nhiều hình thức như hỗ trợ học sinh tới trường; cấp học bổng, hỗ trợ kinh phí để sửa chữa, thay thế các thiết bị dạy học; tái thiết sinh kế và tiếp cận thông tin. Lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, số cầm đầu RISE đã sử dụng danh nghĩa "thiện nguyện" kêu gọi hỗ trợ tài chính để thực hiện cái gọi là "Chiến dịch tiếp sức" bao gồm các hoạt động: Hỗ trợ tiền, "Hỗ trợ thực phẩm thiết yếu"; "Tư vấn sức khoẻ trực tuyến phòng chống dịch COVID-19".
Trong đó, RISE sẽ sử dụng vỏ bọc tổ chức "thiện nguyện" để đóng vai trò chính trong việc vận động các hiệp hội và các hội, nhóm cộng đồng hỗ trợ vận động các tổ chức phi chính phủ NGO, các hiệp hội và các nhóm cộng đồng hỗ trợ vận động chính sách ưu đãi cho người dân vay tiền ngân hàng, tiếp cận thông tin về chính sách ưu đãi khi bị thiệt hại về thiên tai. Cùng với đó là dọn dẹp, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng dịch bệnh, chăm sóc y tế cho người dân vùng lũ và gia tăng các khả năng ứng phó của người dân về thiên tai, hình thành cộng đồng an toàn tại chỗ, xây dựng các nhà tránh lũ tại điểm an toàn. Nhưng trên thực tế thì lại hoàn toàn ngược lại.
Tất cả hoạt động của các đối tượng chỉ để nhằm một mục đích là phô trương thanh thế, sử dụng danh nghĩa tổ chức "xã hội dân sự" để lừa mị móc nối, phát triển lực lượng, nhất là số đối tượng thanh niên, sinh viên có tiềm năng phát triển trong tương lai nhằm phục vụ mưu đồ thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Các đối tượng đã lựa chọn số thành viên từng tham gia các khoá huấn luyện trực tuyến của RISE là những học sinh, người lao động tự do bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 để gọi hỗ trợ; nhằm tạo "ân uy" xây dựng một thế hệ Việt Nam am hiểu về "xã hội dân sự", "dân chủ" "nhân quyền"…, thực chất là chuẩn bị lực lượng phục vụ ý đồ chống phá lâu dài khuếch trương, tạo dựng hình ảnh "vì cộng đồng" nhằm thoát ly khỏi cái bóng của tổ chức khủng bố Việt Tân để dễ dàng sử dụng vỏ bọc "thiện nguyện" triển khai các hoạt động chống phá trong nước.
Khi những người này đã đồng ý tham gia, RISE yêu cầu họ sử dụng email để tham gia các khoá huấn luyện, đào tạo…, cung cấp các thông tin nhân thân, kiểm soát hình ảnh thất nghiệp, đang bị cách ly, lao động tự do, hộ nghèo; nhu cầu thiết yếu như lương thực, tiền mặt…, để trực tiếp liên lạc, phỏng vấn để lựa chọn đối tượng nhận hỗ trợ từ ngày 26 đến ngày 28/8/2021; tư vấn sức khỏe trực tuyến từ ngày 27/8/2021.
Sau khi kết thúc, quá trình xác minh, RISE sẽ lựa chọn các đối tượng trong nước để chuyển tiền hỗ trợ vào tài khoản ngân hàng do các đối tượng đăng ký từ trước vào ngày 30/8/2021. Đồng thời, chỉ đạo các thành viên trong nước phân phối gạo cho người dân tại khu vực bị cách ly, phong toả…
Trên thực tế, các đối tượng kêu gọi các tổ chức quốc tế lên tiếng can thiệp phiên toà sơ thẩm, xét xử bị cáo trong vụ giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Không dừng lại ở đó, các đối tượng còn lợi dụng diễn biến phức tạp của mưa lũ, gây hậu quả nghiêm trọng các tỉnh miền Trung để thu thập thông tin, hình ảnh, xây dựng phóng sự. Xuyên tạc tình hình mưa bão và việc xả lũ tràn lan của các đập thuỷ điện để xuyên tạc công tác quản lý, quy hoạch, phát triển của chính quyền là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong thời gian qua; ý đồ sử dụng hình ảnh, video của các đoàn từ thiện, phỏng vấn người dân để làm tư liệu tuyên truyền, quảng bá, khuếch trương hình ảnh của tổ chức…
Để triển khai các kế hoạch chống phá trong nước, tổ chức này còn lôi kéo những người biết tiếng Anh, khả năng hoạt động xã hội; có tư tưởng "cấp tiến" muốn thay đổi xã hội, đặc biệt là số đối tượng là nhân viên các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam để làm "cộng tác viên", hứa hẹn tài trợ kinh phí ra nước ngoài học các khoá học nâng cao trình độ tiếng Anh, "Kỹ năng mềm" nhưng thực chất là tham gia các khoá đào tạo, huấn luyện về "xã hội dân sự" nhằm lôi kéo các đối tượng tham gia các hoạt động chống phá.
VOICE
VOICE thông qua SOA, móc nối, đề nghị một số đối tượng có hoạt động phức tạp về xã hội dân sự để hỗ trợ tuyên truyền trong các diễn đàn công tác xã hội, cộng đồng sinh viên, mạng lưới môi trường, các hội nhóm xã hội dân sự trong nước… về các khoá huấn luyện của các đối tượng trên không gian mạng và giới thiệu các cá nhân "có tiềm năng" tham gia.
Đáng chú ý, VOICE còn phối hợp với một số tổ chức xã hội dân sự tổ chức chương trình "Phòng học giả định" dưới sự tài trợ của chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và một số cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam nhằm tập huấn, mô phỏng cơ chế "Rà soát định kỳ phổ quát cho giới trẻ quan tâm đến vấn đề nhân quyền. Đồng thời, triển khai dự án dịch thuật toàn bộ công hàm, kháng thư và khuyến nghị của các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc đối với Việt Nam từ năm 1980 đến nay để phục vụ cho âm mưu và hoạt động chống phá.
Thời gian sau này, do bất minh về kinh tế, bê bối trong một số hoạt động, VOICE bị giảm uy tín trong cộng đồng người Việt tại Bắc Mỹ và mâu thuẫn gay gắt với một số cá nhân người Việt. Trước tình hình đó VOICE ráo riết thay đổi cách thức, thủ đoạn hoạt động, tiếp tục triển khai các khoá huấn luyện, đào tạo chương trình của SOV, tăng cường móc nối, liên kết xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng của các tổ chức xã hội dân sự ở trong nước.
"Sáng kiến thể hiện lương tâm người Việt hải ngoại" của VOICE là một điển hình. Tháng 5/2021, VOICE tuyên bố chấm dứt "Chương trình xã hội dân sự Việt Nam", đây là chươg trình được VOICE triển khai từ năm 2010, với nội dung chính là tổ chức các khoá học đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn trực tiếp tại Philippines cho các đối tượng về dân chủ, nhân quyền, kỹ năng vận động quốc tế gây áp lực đối với Việt Nam về các vấn đề nhân quyền và hỗ trợ quản lý các "sáng kiến, dự án" do cựu học viên của VOICE tổ chức thực hiện.
Thực tế cho thấy, việc VOICE tuyên bố kết thúc "Chương trình xã hội dân sự Việt Nam" đã vạch trần bản chất của các đối tượng. Bản thân VOICE đã có sự chia sẽ trong nội bộ, uy tín của VOICE và các đối tượng cầm đầu tổ chức đã bị giảm sút nghiêm trọng kể từ khi tổ chức này bị tố cáo có hành vi trục lợi, gian lận hồ sơ đưa người Việt không đủ tiêu chuẩn sang định cư tại Canada. VOICE đã bị tổ chức này tẩy chay.
Việc VOICE tuyên bố kết thúc chương trình "Chương trình xã hội dân sự" thực chất là chiêu bài mới để kết thúc chương trình đào tạo, huấn luyện đã tồn tại hơn 10 năm đang mất dần sức hút; uy tín của tổ chức bị giảm sút để chuyển sang phương thức hoạt động mới tinh vi hơn, hướng tới số đối tượng chủ yếu là trong nước, đặc biệt là số "xã hội dân sự"; một số sinh viên tại Việt Nam, nhằm phát triển mạng lưới trong nội địa cả về chiều sâu và chiều rộng; tạo cơ sở liên kết với các tổ chức, cá nhân phản động khác, từng bước hình thành lực lượng chống phá ở trong nước để chống phá lâu dài.
Đáng chú ý, "Dự án học để hành" dưới vỏ bọc "Nâng cao hiểu biết về xã hội dân sự, quyền con người", trang thiết bị kiến thức, kỹ năng hoạt động dân sự cho sinh viên để thu hút sự quan tâm của một số sinh viên, trí thức trẻ tại Việt Nam. Với vỏ bọc này, một số tổ chức do thiếu thông tin đã vô tình quảng bá cho khoá học VOICE.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét