Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

CẦN CÓ CÁI NHÌN TOÀN DIỆN KHI NÓI VỀ DÂN CHỦ

Văn Hóa

Những ngày qua, trên một số phương tiện thông tin, mạng xã hội, một số tổ chức phản động, cơ hội chính trị có các bài viết suy diễn sai sự thật về Việt Nam khi nhắc đến Hội nghị thượng định về dân chủ, tổ chức tại Hoa Kỳ theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden diễn ra trong hai ngày 9 và 10/12/2021, theo hình thức trực tuyến. Tham gia hội nghị này có đại diện của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bản danh sách còn thiếu nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, bao gồm cả những nước lớn như Nga, Trung Quốc… Từ việc Việt Nam không có tên trong danh sách mời, các cá nhân, tổ chức phản động, cơ hội chính trị đã suy diễn và coi đây là lý do để đẩy mạnh thực hiện các hoạt động chống phá Việt Nam.

Đề cập đến vấn đề này cần khẳng định rõ đó là phải có cái nhìn toàn diện, đồng bộ mới đưa ra những ý kiến khách quan được. Thực tế cho thấy, trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam luôn phấn đấu để vấn đề dân chủ, nhân quyền ngày càng hoàn thiện, phát triển, cuộc sống của toàn dân ngày càng được nâng cao. Bất luận trong hoàn cảnh nào, ngay cả lúc khó khăn nhất, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm chăm lo cuộc sống của người dân một cách toàn diện; tất cả đều thực hiện mục tiêu nhất quán của một Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Đáng chú ý, Việt Nam là một trong 6 quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015; được Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới trao giải thưởng thành tích xuất sắc trong xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ và tín nhiệm của cộng đồng quốc tế rất cao. Khi gia nhập Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; hay khi là thành viên hoặc Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR)… Việt Nam luôn có những đóng góp rất chủ động, tích cực, hiệu quả vào các hoạt động đó và được quốc tế ủng hộ và đánh giá rất cao. Tiếp đó, các nước thành viên ASEAN chính thức đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất đại diện cho ASEAN làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.

Vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam được chứng minh bằng thành tựu cụ thể, bằng đời sống người dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, thể hiện rõ ở vị thế và tín nhiệm đối với Việt Nam. Việc một hội nghị diễn ra ở nơi nào đó, do quốc gia nào đó tổ chức như Hội nghị thượng đỉnh về dân chủ nêu trên không phải là thước đo, là cơ sở đánh giá nền dân chủ của một quốc gia, vùng, lãnh thổ. Do đó mọi cá nhân, tổ chức không nên ngộ nhận để rồi có những hành động, việc làm sai trái./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét