HP
Kỳ họp bất thường lần thứ nhất này, Quốc hội sẽ tập trung xem xét, thảo luận, quyết định những vấn đề cấp bách, cấp thiết. Cuộc họp diễn ra là vấn đề đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của tình hình. Đây là vấn đề đổi mới, đột phá trong hoạt động của quốc hội khóa XV để gải quyết các vấn đề cấp bách, cấp thiết liên quan đến quốc kế dân sinh, không để chờ đến kỳ họp tiép theo, thể hiện rõ sự đồng hành của của Quốc hội với chính phủ. Điều này thể hiện trên các vấn đề then chốt, đột phát vừa có tính cấp thiết vừa cơ bản đòi hỏi phải có những quyết sách, cần làm ngay.
Thứ nhất là Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác
công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thi hành án dân sự.
Đây là vấn đề cơ bản, cấp
thiết, cấp bách, là hành lang pháp lý khoa học cho kinh tế xã hội phát triển
trước tình hình biến động và dịch bệnh hiện nay.
Thứ hai, Quốc hội cũng sẽ
xem xét dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách
đặc thù phát triển TP Cần Thơ.
Việc thực hiện tốt các vấn
đề trên sẽ góp phần phát huy hiệu quả của các cơ chế, chính sách đặc thù sau
khi Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết để góp phần phát triển thành phố Cần
Thơ nói riêng, các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Thứ ba, xem xét, quyết định
về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai chương
trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Định hướng các nhóm giải pháp về tài khóa tiền
tệ đã đảm bảo mục tiêu phục hồi phát triển kinh tế - xã hội và có đánh giá tác
động; quy mô gói hỗ trợ chính sách tài khóa, mức bội chi, khả năng huy động,
khả năng giải ngân, quy mô, mức độ các chính sách thuế đề nghị miễn, giảm hoãn,
các nội dung chi đã đảm bảo trọng tâm, tối ưu hóa nguồn lực, đảm bảo khả năng
hấp thụ và triển khai chủ yếu trong năm 2022 – 2023; quy mô, mức độ gói hỗ trợ
chính sách tiền tệ đã rõ ràng, đủ lớn, đã được đánh giá tác động; các giải pháp
đã cụ thể, có đảm bảo chỉ dẫn để thực thi, gắn kết đồng bộ với chính sách
tài khóa tiền tệ; phương án huy động đã bao quát hết nguồn lực, đảm bảo tiết
kiệm, khả thi, đảm bảo các cân đối vĩ mô.
Đây là những chính sách bổ
sung, ngoài khung khổ chính sách tài chính, tiền tệ đã được Quốc hội quyết định
trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; kế hoạch tài chính, kế hoạch vay và
trả nợ công, kế hoạch đầu tư công giai đoạn từ 2021-2025. Tổng giá trị của
những chính sách này trong 2 năm tới lên đến gần 350 nghìn tỷ đồng.
Mục tiêu nhằm khôi phục
nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng,
phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5 - 7%/năm giai đoạn 2021-2025,
giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn.
Đồng thời, phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là ngành, lĩnh
vực quan trọng, tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trên cơ sở thực hiện hiệu quả các biện
pháp phòng, chống dịch; Bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người
lao động, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề
bởi dịch bệnh, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Thứ tư, cho ý kiến về dự án
xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-202.
Hiện nay, đất nước ta có 4
trục giao thông chiến lược dọc theo chiều dài của đất nước gồm Quốc lộ 1A,
đường Hồ Chí Minh, đường ven biển và đường sắt Bắc - Nam cùng với tuyến đường
cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ góp phần hình thành một mạng lưới giao thông
hoàn thiện của quốc gia.
Việc triển khai tổng thể
tuyến cao tốc Bắc - Nam với 2.063 km sẽ tạo nên năng lực thông hành lớn, tốc độ
cao, an toàn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Dự án được
lập cơ bản phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy
hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 mà Thủ tướng Chính
Phủ đã quyết định. Dự án hoàn thiện sẽ là mũi nhọn huyết mạch trong phát triển
kinh tế của quốc gia trên tinh thần “Giao thông đi trước mở đường để thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội đất nước”. Vì vậy, việc hoàn thiện 729 km còn lại
là việc làm rất cần thiết.
Công trình đường bộ cao tốc
Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 trải dài từ cửa khẩu Hữu Nghị của
tỉnh Lạng Sơn đến tận cùng mũi Cà Mau là một trục đường có ý nghĩa huyết mạch
cùng với hệ thống đường giao thông trục dọc và trục ngang sẽ góp phần hoàn
thiện mạng lưới giao thông của đất nước. Qua đó, thúc đẩy liên kết giữa các
vùng, các địa phương xuyên suốt Bắc - Trung - Nam.
Những nội dung căn bản trên
không thể không tiến hành ngay về nhận thức và hành động của Đảng, nhà nước và
nhân dân. Luận điển trên Đài Á Châu Tự do (RFA), “Quốc hội họp bất thường, có
bình thường vào lúc này”, “do thường vụ quốc hội quyết định thay cho quốc hội”.
Bài viết yêu cầu rằng, “người dân được vào nhà Quốc hội để quan sát và theo dõi
hoạt động của Quốc hội”. Những nhận định không có tính chất xây dựng; gây rối
về tư tưởng trong xã hội… cần phải ngăn chặn và bác bỏ./.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét