Hồng Hạc
Hàng năm, để phô trương thanh thế cho các “nhà dân chủ”, các thế lực bên ngoài tiến hành trao các “giải thưởng nhân quyền”. Chúng ta có thể kể đến hàng loạt cái tên như: “giải thưởng nhân quyền Martin Ennals, giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng, giải thưởng nhân quyền Việt Nam”… Điểm chung của những giải thưởng này đều núp dưới vỏ bọc “nhân quyền”. Tuy nhiên, những người được trao giải lại là những kẻ có hành vi vi phạm pháp luật, liên tục có những hoạt động chống phá chế độ, chống phá đất nước, thực hiện các hành vi phạm tội trong nhóm xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam. Như vậy, có thể thấy những giải thưởng này chẳng hề chính danh, chẳng có đóng góp gì cho sự phát triển dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Thực tế cho thấy, những
“giải thưởng nhân quyền” này có mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược “diễn biến
hoà bình” mà các thế lực thù địch đang sử dụng để tác động, hướng lái, thay đổi
chế độ chính trị tại Việt Nam. Dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, các thế
lực thù địch tập hợp, huấn luyện, nuôi dưỡng, ủng hộ cho các “hạt nhân chống
phá” trong nước hoạt động. Từ đây, những “hạt nhân” bắt đầu chĩa “vòi bạch
tuộc” để thực hiện các hành vi chống phá, kích động, tạo điểm nóng, gây mất an
ninh trật tự trong xã hội. Song song với đó, các đối tượng này cũng tiến hành
tập hợp lực lượng, thành lập các tổ chức, hội nhóm mang danh “xã hội dân sự” để
hình thành các tổ chức chính trị đối lập ngay trong lòng xã hội. Đây là kịch
bản, con đường mà hàng loạt các “nhà dân chủ” như Phạm Đoan Trang, Cấn Thị
Thêu, Phạm Chí Dũng… đã đi.
Và để cổ suý cho các hành
vi chống phá, ủng hộ về vật chất và tinh thần cũng như đánh bóng tên tuổi, phô
trương thanh thế cho các “nhà dân chủ”, các thế lực bên ngoài tiến hành trao
các “giải thưởng nhân quyền”. Ngoài ra, một mục đích khác khi các đối tượng
trao các “giải thưởng nhân quyền” là tô vẽ, tạo dựng lên một bức tranh nhân
quyền ở Việt Nam đầy “méo mó”, tối tăm. Từ đây, các đối tượng tạo cớ để các thế
lực bên ngoài chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Về bản chất, giải thưởng
nhân quyền chẳng phải để thúc đẩy dân chủ, nhân quyền như cái tên của nó. Đây
chỉ là chiêu trò được đưa ra để thực hiện các mưu đồ về chính trị tiến tới
chống phá, lật đổ chế độ ta. Ví dụ mới nhất là gần đây, đối tượng Phạm Đoan
Trang từ khi thị bị khởi tố, bắt tạm giam, không ít cá nhân, tổ chức núp dưới
bóng “dân chủ”, “nhân quyền” đã lên tiếng công kích chính quyền Việt Nam và đòi
“thả tự do vô điều kiện” cho Trang. Bất chấp việc các cơ quan tiến hành tố tụng
đã thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của
Trang, những “nhà dân chủ” vẫn cố tình bẻ cong sự thật, đánh võng thông tin,
“tẩy trắng” cho Trang và xây dựng Trang thành hình mẫu, tấm gương về đấu tranh
cho “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”.
Việc nhận được “giải
thưởng nhân quyền” thực tế chẳng khác nào giải “mâm xôi vàng” cho những bộ phim
tệ nhất của năm. Người được nhận “giải thưởng nhân quyền” chưa hẳn đã là người
sống vì cộng đồng, đấu tranh vì dân chủ. Qua lăng kính nhìn nhận và giọng điệu
tuyên truyền của các “nhà dân chủ”, những nhà dân chủ giả cầy bỗng dưng được
“tẩy trắng”, tô son, thay đổi bản chất. Vì vậy, trong mỗi chúng ta cần nêu cao
tinh thần cảnh giác, đánh giá khách quan mọi vấn đề để có thể phân biệt được
đúng - sai./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét