HB
Trước việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo tạm ngừng đánh bắt cá có
thời hạn từ 12h ngày 01/5/2018 đến ngày 16/8/2018 trên Biển Đông, vùng biển từ
12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới vùng biển Phúc Kiến - Quảng Đông kể cả Vịnh Bắc
Bộ và vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt
Nam đã bác bỏ tuyên bố trên và khẳng định Quần đảo Hoàng Sa và vùng biển xung
quanh là của Việt Nam. Vì vậy Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo tạm ngừng
đánh bắt cá có thời hạn trê phạm vi của Việt Nam là vô giá trị
Theo Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Việt Nam, chúng ta thấy rõ, Việt Nam kiên quyết bác bỏ Lệnh cấm đánh bắt
cá do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo ngày 8/2/2018 là chính đáng, phù hợp
luật pháp quốc tế, cho nên Lệnh này là vô giá trị, bởi vì.
Thứ nhất, lệnh cấm đánh
bắt cá của Trung Quốc, đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với
quần đảo Hoàng Sa.
Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, Việt Nam có đầy đủ bằng
chứng cả về lịch sử và về căn cứ pháp lý để chứng minh và bảo vệ chân lý Quần
đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Đây là một Quần đảo mà nhà nước Việt Nam là nhà
nước đầu tiên trong lịch sử khai hoang và thực thi chủ quyền ở quần đảo này,
khi mà Quần đảo này còn là vùng đất vô chủ chưa có quốc gia vùng lãnh thổ nào
khai thác mà ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền
trên Quần đảo này là sự thật, rõ ràng, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên
tắc của Luật pháp quốc tế hiện hành.
Trong khi đó, Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, với 3
lần sử dụng vũ lực bất hợp pháp từ cuộc đổ bộ chớp nhoáng của Lý Chuẩn năm
1909; bí mật đưa quân chiếm đóng nhóm đảo phía Đông năm 1956 và huy động lực
lượng Hải quân, Không quân xâm chiếm nhóm phía Tây năm 1974. Sau khi xâm chiếm
xong toàn bộ Quần đảo này, Trung Quốc áp dụng nhiều thủ đoạn, để hợp thức hóa “chủ
quyền lịch sử” đối với Quần đảo Hoàng Sa như: xây dựng các căn cứ quân sự kiên
cố; ồ ạt đưa quân, dân ra Quần đảo để tạo lập các đơn vị hành chính "Tam
Sa", công bố văn bản pháp lý quy định hệ thống đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng các vùng biển và thềm lục địa bao lấy toàn bộ quần đảo; thường xuyên
ra các lệnh, quyết định hành chính, lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm là một
ví dụ điển hình.
Thứ hai, phạm vi của Lệnh cấm đánh cá này
xâm phạm các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam theo Luật pháp quốc tế.
Theo quy định của UNCLOS 1982, ngày 12/11/1982 Việt Nam
công bố về hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa
Việt Nam; Luật biển Việt Nam 2012 được ban hành trên cơ sở tuân theo Luật pháp
quốc tế quy định: “Đường có sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là
đường cơ sở thẳng”, điều này đã được quốc tế công nhận. Thế nhưng, Trung Quốc sau
khi xâm chiếm Quần đảo Hoàng Sa, Họ cho rằng Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của
Trung Quốc và và họ đang cố tình giải thích và áp dụng sai UNCLOS1982 để xác
lập hệ thống đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa theo tiêu chuẩn xác lập đường cơ
sở “quốc gia quần đảo”. Cho nên rõ ràng là phạm vi Lệnh cấm đánh bắt cá của
Trung Quốc bao gồm cả vùng biển của Việt Nam, thuộc ngoài phạm vi của Trung
Quốc.
Phạm vi của lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc công bố hàng năm
được coi là một hình thức theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” nhằm để hợp thức hóa
tham vọng mở rộng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho toàn bộ Quần đảo Hoàng
Sa hiện nay Trung Quốc đang chiếm giữa trái phép. Tuy nhiên âm mưu đó của Trung
Quốc sẽ không thành hiện thực được, Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh cả
trên thực địa và lý luận để bảo vệ chủ quyền. Hiện nay Chính phủ có những chính
sách khuyến khích bà con bám biển khai thác theo luật quốc tế.
Hành động ngông cuồng của Trung Quốc trên biển đông chỉ làm mất đi vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế
Trả lờiXóa