Xuân Quỳnh
Chủ
nghĩa dân túy không phải là một vấn đề mới lạ, nó xuất hiện vào những năm 60 –
70 của thế kỷ XIX. Ban đầu đó là trào lưu xã hội chủ nghĩa không tưởng tiểu tư sản ở Nga. Lúc đầu cơ bản họ là những người nông
dân muốn làm cuộc cách mạng họ “tin vào khả năng có thể có một cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa của nông dân”. Họ cho rằng chủ nghĩa tư bản ở Nga
là một hiện tượng “ngẫu nhiên” không phát triển được và như thế thì giai cấp vô sản ở Nga cũng không phát triển được
cho nên không có vai trò lãnh đạo cách mạng. Họ coi công xã nông thôn chính
là mầm mống của chủ nghĩa xã hội vì vậy, họ xác định lực lượng cách mạng Nga là
nông dân do trí thức lãnh đạo. Do không hiểu về những quy luật phát triển kinh
tế, chính trị và xã hội nên họ phủ nhận đấu
tranh giai cấp là động lực của sự phát triển xã hội. Do chưa được xây dựng
hoàn chỉnh về lý luận và chưa được khẳng định về thực tiễn nên phái dân tuý
phát triển theo hai hướng - lý luận và thực tiễn. Hướng lý luận, mục đích
nghiên cứu một thể chế… cho việc xoá bỏ bóc lột thì lại đưa đến cương lĩnh thể
hiện lợi ích giai cấp tư sản, chỗ dựa cho chế độ bóc lột. Hướng thực tiễn, họ tự
nguyện đi xuống nông thôn, vận động nông dân làm cách mạng (xuất hiện từ dân
tuý) nhưng nông dân không tin vào họ. Họ chuyển hướng, cho rằng nông dân không
có vai trò gì mà là ở chính phủ. Cho nên, mọi hoạt động của họ hướng vào chống
chính phủ, “rằng chỉ cần nắm chính quyền là đủ để thực hiện không những cuộc
cách mạng chính trị mà cả cách mạng xã hội nữa”[1].
Những năm 80
- 90 của thế kỷ XIX sự phân liệt của phái dân tuý thể hiện trên ba khuynh hướng:
một số người từ bỏ hoạt động chính trị, một số ngả theo những người mácxít, một
số đi vào con đường thoả hiệp, đầu hàng chính phủ chống lại những người mácxít
(số này gọi là dân tuý tự do). “Muốn một xã hội
mà chó sói thì no nê, chuồng cừu vẫn nguyên vẹn”, họ chủ trương
cải lương chủ nghĩa - tiến hành một chương trình cải cách tiến bộ được chính
phủ chấp nhận. Đội lốt những người bạn
dân để chống lại nhân dân, chống lại cách mạng. Từ năm 1893 họ viết hàng
loạt báo chí chống cách mạng. Trong khi đó tổ chức cộng sản chưa thành hệ
thống, chủ nghĩa Mác cũng mới chỉ xâm nhập vào Nga, nếu bị ngấm tư tưởng dân
tuý thì phong trào cách mạng không thể tiến lên được.
Trước tình hình đó, năm
1894, V.I.Lênin viết tác phẩm: “Những
"người bạn dân" là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ
- xã hội ra sao?” và tác phẩm: “Nội
dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán trong cuốn sách của ông
Xtơ-ru-vê về nội dung đó (Sự phản ánh chủ nghĩa Mác trong sách báo tư sản)”,
với hơn 500 trang sách đã vạch rõ bản chất và sự nguy hại của chủ nghĩa dân
túy. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Nga, V.I.Lênin đã đấu tranh không
khoan nhượng và đã thanh toán xong với
chủ nghĩa dân túy cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Thời gian gần đây, thuật
ngữ tư tưởng dân túy, chủ nghĩa dân túy được đề cập và có khá nhiều ý kiến trên
báo chí và diễn đàn xã hội trong và ngoài nước. Nó trở thành sự kiện “nóng” bởi
không chỉ ở góc độ tư tưởng, lý luận mà còn là hiện thực gắn liền với sự thắng
cử của nguyên thủ một số nước.
Đọc bài viết của đồng
chí Võ Văn Thưởng đăng trên báo Quân đội nhân dân số ra ngày 15/5/2018, tôi thấy
đây là một bài viết hết sức kịp thời, thể hiện sự nhìn nhận khách quan, khoa học
trước những vấn đề liên quan đến lý luận về vấn đề chủ nghĩa dân túy và thực tiễn
bối cảnh Việt Nam, đặc biệt là Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa XII, có bàn đến
nội dung về xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược vừa kết thúc. Bài viết giúp người
đọc hiểu thực chất khái
niệm dân túy: “thường được dùng để nói về những thủ đoạn chính trị
mang tính mị dân, đánh vào tâm lý của đám đông để kêu gọi, tổ chức phong trào
nhằm lôi kéo, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận và quần chúng nhân dân”; nhận
diện đúng nguyên nhân sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy. Và quan trọng nhất là
bài viết đã thẳng thắn cảnh báo về sự xuất hiện chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam từ đó
xác định 05 biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện chủ nghĩa dân
túy ở nước ta.
Hiện nay, chủ nghĩa dân
túy lại nổi lên với những biểu hiện mới. Song về bản chất đó không phải là con
đường, cách thức và xu thế cho sự phát triển xã hội. Để có cách nhìn và đấu
tranh có hiệu quả với chủ nghĩa dân túy, trào lưu dân túy, cá nhân có tư tưởng
dân túy, cần phải kiên định với mục tiêu, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội
mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Phải dựa chắc vào thế giới quan, phương
pháp luận của triết học Mác - Lênin, nhất là lý luận về vai trò và mối quan hệ
của quần chúng nhân dân và cá nhân lãnh tụ. Quần chúng nhân dân là động lực cơ
bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Quần chúng nhân dân là người quyết định sự
phát triển còn cá nhân lãnh tụ là người định hướng, dẫn dắt, thúc đẩy sự phát
triển của lịch sử. Nhận thức không đúng mối quan hệ dẫn tới biểu hiện “theo
đuôi quần chúng” sợ va chạm, mất lòng số đông (cũng là biểu hiện của dân túy), không
dám đề xuất và dũng cảm thực hiện những chủ trương, biện pháp có lợi cho cách mạng
và ngược lại xem nhẹ quần chúng, tuyệt đối hóa cá nhân dẫn tới độc đoán, chuyên
quyền.
Tập hợp, lôi cuốn quần
chúng nhân dân tin vào Đảng, vào Đường lối tạo thành phong trào cách mạng là
nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần khuyến khích đối với mỗi cán bộ, đảng viên
nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc đó tiến hành bằng cái “tâm” trong sáng vì sự
nghiệp cách mạng, vì lợi ích của quần chúng, bằng năng lực và uy tín thực sự của
mỗi cán bộ, đảng viên. Phải kiên quyết đấu tranh chống biểu hiện cán bộ sử dụng
“dân túy” để tạo dựng uy tín nhằm đạt vị trí cao trong nấc thang quyền lực như
bài báo đã chỉ ra. Đồng thời, cũng cần có cái nhìn khách quan tránh quy đồng những
hành động thực tâm vì công việc, vì quần chúng nhân dân lại bị coi là “dân
túy”, hoặc tâm lý không dám tuyên truyền để nhân điển hình, khích lệ cán bộ, vì
ngại và sợ cho rằng đó là biểu hiện đánh bóng, “dân túy”.
Lợi ích quốc gia là trên hết; những kẻ nào có ý định chống phá Đảng, chống phá Nhà nước hãy thức tỉnh nếu không sẽ bị nghiêm trị.
Trả lờiXóa