Nam Lý
Bàn về chuyện
xã hội, thời sự chính trị trên các trang mạng là nhu cầu và quyền tự do ngôn
luận của mỗi người trong thời đại thông tin mạng. Vì thế, có nhiều bình luận,
bài viết của các tác giả với những góc nhìn khác nhau và theo đó thông tin ấy
đúng - sai, thật - giả thật là khó kiểm soát.
Trên trang
mạng BBC tiếng Việt có “tác giả” Huy Đức (tự xưng là nhà báo tự do) có bài viết
“Đừng để Việt Nam trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ” khi bàn luận về vấn
đề quản lý internet tại Việt Nam. Đáng chú ý là tác giả đã liên tục “đánh tráo
khái niệm”, “chuyện nọ sọ chuyện kia”, từ chuyện quản lý internet lại cố tình
lồng những vấn đề chính trị như: tham nhũng, đấu tranh chống tham nhũng, cần
trang mạng cho các tổ chức xã hội hoạt động…và theo đó cho rằng Việt Nam quản
lý internet như thế thì đi ngược lại các giá trị nhân loại đã tạo ra.
Đọc bài viết
của Huy Đức thấy nhạt nhẽo. Mỗi một câu đưa ra trong bài viết (nội dung chưa
đạt đến trình độ quan điểm) chẳng có luận chứng, luận cứ gì. Tức là những nội
dung trong bài viết bộc lộ cách nhìn thiển cận, phi thực tế so với những gì về
quản lý và sử dụng internet theo quy định của pháp luật tại Việt Nam mà mọi
người dân trong xã hội đang được hưởng những thành tựu của khoa học - công nghệ
tiên tiến hiện nay.
Huy Đức còn lồng
những vấn đề chính trị một cách “tùy tiện, chủ quan” vào bài viết một cách phi
lý, chẳng có cơ sở nào. Đúng là Huy Đức là “nhà báo tự xưng” cho nên cũng chẳng
có lương tâm của một nhà báo thật sự. Cho nên, Huy Đức cần có lương tâm và cách
nhìn khách quan, toàn diện khi muốn nói gì, viết gì. Còn nếu viết thế này thì
nhạt lắm, sai rồi!
Tất cả những kẻ bán nước cầu vinh phải bị pháp luật trừng trị thích đáng
Trả lờiXóa