Trong thời gian qua, các thế lực thù địch gia tăng các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội ta với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc, xảo quyệt… Đặc biệt, một số đối tượng phản động, cơ hội chính trị, chống đối đã sáng tác và tán phát nhiều tài liệu có nội dung phản động dưới dạng các ấn phẩm văn học nghệ thuật, trong đó nổi lên một số cuốn sách như: “Chính trị bình dân” do đối tượng Phạm Đoan Trang soạn thảo từ tháng 11-2016 (Phạm Đoan Trang là thành viên của các tổ chức phản động: “Sáng kiến vì lương tâm người Việt-VOICE” và tổ chức “Mạng lưới Blogger Việt Nam”). Cuốn sách này được xuất bản tại Hoa Kỳ vào tháng 9-2017, dài 517 trang, gồm 6 phần nhỏ, được chia thành 30 chương; có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu chế độ Đảng, Nhà nước, Quân đội ta; nhằm thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam…
Cuốn Hồi ký “Những mảnh đời sau song sắt” do đối tượng Phạm Thanh Nghiên soạn thảo từ năm 2012, sau khi chấp hành xong hình phạt tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, (Phạm Thanh Nghiên là đối tượng sáng lập ra “Mạng lưới Blogger Việt Nam”). Cuốn sách được viết với bút danh là “Blogger Phạm Thanh Nghiên”, dung lượng 500 trang, được in song ngữ do Đài “Đáp lời Sông Núi”, “Tủ sách Tiếng quê hương” và “Thư viện Việt Nam” tổ chức in ấn và phát hành, có giá bán 25 USD tại Mỹ. Nội dung cuốn sách tuyên truyền phản đối chính sách giam giữ của Việt Nam; vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền; cổ vũ, khích lệ “tinh thần đấu tranh dân chủ của các đối tượng tù nhân lương tâm”, nhất là đối tượng nữ giới ở Việt Nam và sự phát triển của cái gọi là “phong trào xã hội dân sự độc lập”.
Hay cuốn sách “Một người quốc dân” (bút danh Lê Luân) được Lê Văn Luân soạn thảo từ tháng 12-2016 (Luân là luật sư thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội; được các đối tượng chống đối phong cho là “Luật sư nhân quyền”). Nội dung cuốn sách gồm 281 trang, chia thành 8 phần với nội dung khẳng định giá trị và bản lĩnh của “một con người chân chính”; tuyên truyền việc thay đổi tư tưởng, nhận thức của con người; đấu tranh phê phán tiêu cực trong xã hội, bàn cách thay đổi thể chế, xóa bỏ và lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam; kêu gọi mọi người đoàn kết, tự lực, tự cường nhằm xây dựng quốc gia mới…
Hay cuốn sách “Một người quốc dân” (bút danh Lê Luân) được Lê Văn Luân soạn thảo từ tháng 12-2016 (Luân là luật sư thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội; được các đối tượng chống đối phong cho là “Luật sư nhân quyền”). Nội dung cuốn sách gồm 281 trang, chia thành 8 phần với nội dung khẳng định giá trị và bản lĩnh của “một con người chân chính”; tuyên truyền việc thay đổi tư tưởng, nhận thức của con người; đấu tranh phê phán tiêu cực trong xã hội, bàn cách thay đổi thể chế, xóa bỏ và lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam; kêu gọi mọi người đoàn kết, tự lực, tự cường nhằm xây dựng quốc gia mới…
Những cuốn sách nêu trên được các đối tượng soạn thảo dưới dạng tác phẩm văn học đều có nội dung tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội ta với mục tiêu cuối cùng là đưa ra cách thức nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay đổi thể chế chính trị ở nước ta. Cả ba đối tượng viết cuốn sách trên còn trẻ nhưng có quá trình hoạt động chống phá rất quyết liệt và công khai; đồng thời đều được sự hậu thuẫn, ca ngợi, tiếp sức của các thế lực phản động, thù địch cả trong và ngoài nước. Hiện nay, các thế lực phản động đang tìm mọi cách để tán phát các tài liệu này đến các tầng lớp trong xã hội, trong đó có Quân đội ta.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn những âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa; nhất là những ảnh hưởng tiêu cực từ những ấn phẩm văn học nghệ thuật có nội dung phản động như các ấn phẩm nêu trên đến niềm tin của cán bộ, chiến sĩ đối với sự lãnh đạo của Đảng; cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp trong Quân chủng cần tăng cường giáo dục, quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ về các chỉ thị, quy chế, quy định, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Quân chủng, cơ quan nghiệp vụ các cấp trong đấu tranh chống âm mưu hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa; gắn với thực hiện hiệu quả Chỉ thị 34-CT/TW ngày 17-4- 2009 của Ban Bí thư “Về tăng cường đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa” và các văn bản liên quan đến lĩnh vực này.
Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, thông tin, định hướng tư tưởng, làm cho cán bộ, chiến sĩ nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch, phần tử cơ hội chính trị, chống đối… chống phá chế độ XHCN, chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta; nâng cao tinh thần cảnh giác SSCĐ cao, củng cố niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Chủ động phòng ngừa không để các ấn phẩm trên, các tài liệu có nội dung phản động, tài liệu không chính thống tán phát, lưu truyền trong cơ quan, đơn vị; kịp thời phát hiện, thu hồi, tiêu hủy các tài liệu phản động khi xuất hiện trong cơ quan, đơn vị, báo cáo cấp trên theo quy định. Giáo dục cho bộ đội không tiếp cận, tìm mua, đọc những ấn phẩm trên, nhất là trên Internet và các trang mạng xã hội. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nắm chắc tình hình địa bàn, nếu phát hiện có dấu hiệu xuất hiện các dạng ấn phẩm trên phải kịp thời đề ra biện pháp xử lý có hiệu quả; giữ vững đơn vị an toàn, địa bàn an toàn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
(VŨ MINH)
Cần phải xử lý thật nghiêm bọn phản động chuyên xuyên tạc và chống phá đất nước
Trả lờiXóa