Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Cảnh giác với các hình thức chống phá của các thế lực từ bên ngoài đối với các quan điểm, lý luận của Đảng



Tg: Vĩnh Chân
Mục tiêu cơ bản và lâu dài của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam là xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm suy yếu và thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ XHCN, đưa nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu đó, các thế lực thù địch đã sử dụng các hình thức chống phá rất đa dạng:
Một là, lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, phát thanh, truyền hình, đặc biệt là mạng mạng internet để tuyên truyền những quan điểm sai trái, thù địch. Đây là những công cụ đặc biệt lợi hại để làm cho tư tưởng dễ dàng thâm nhập, lan tỏa trong quần chúng nhân dân.
 Hai là, lợi dụng xu thế hợp tác thông qua quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội… hoặc lấy danh nghĩa vào Việt Nam dự hội thảo, du lịch… để truyền bá các quan điểm sai trái, thù địch; reo rắc tư tưởng hoài nghi con đường CNXH vào một số cán bộ, công nhân viên, trí thức, văn nghệ sĩ ra nước ngoài công tác, học tập, tham gia hội thảo, tham quan, du lịch.
Ba là, sử dụng đội quân người bản xứ làm công cụ thực hiện “diễn biến hòa bình”. Đội ngũ này gồm những người: những phần tử cơ hội chính trị, chống đối ở Việt Nam; một số người trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng, mặc dù đã thoái hóa, biến chất về chính trị nhưng vẫn giữ được địa vị do che đậy được bản chất của mình; những “chiến sĩ dân chủ” đủ loại, trong đó có một số người trước đây là những nhà hoạt động cách mạng có công lao, nay “sám hối”, “trở cờ” (Mỹ và các nước phương Tây tìm cách “phong thánh” cho các chiến sĩ dũng cảm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền).
Bốn là, sử dụng các tổ chức phản động người Việt lưu vong tại nước ngoài tiến hành các hoạt động bạo loạn hòng gây mất ổn định tại Việt Nam.
Những hoạt động nói trên của các thế lực thù địch đều hướng vào mục đích làm cho đại đa số nhân dân Việt Nam nghi ngờ thành quả cách mạng trong quá khứ, nhìn vào thực tại xã hội chỉ thấy tiêu cực, bất ổn, bế tắc, nhìn vào tương lai thì thấy mù mịt; cho rằng mọi tồn tại, yếu kém, tiêu cực đều do Đảng và việc định hướng XHCN là sai lầm; từ đó suy giảm, mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, reo rắc tâm lý hoài nghi, bất bình âm ỷ trong xã hội.


1 nhận xét:

  1. Mỗi người dân cần có nhận thức đúng đắn, có nhãn quan chính trị và tỉnh táo tránh bị kẻ xấu lợi dụng để chống phá đất nước

    Trả lờiXóa