Hoàng Kỳ
Có thể nói, quan hệ Mỹ - Trung Quốc hiện nay là quan hệ quan trọng nhất trong toàn bộ quan hệ quốc tế. Mối quan hệ này thuận hay nghịch đều có tác động tích cực hay tiêu cực lên toàn bộ quan hệ quốc tế và khu vực. Việt Nam có vị trí địa chiến lược hết sức trọng yếu ở Đông Nam Á, lãnh thổ kéo dài tiếp cận với phần lớn Biển Đông; nằm ở trung tâm của khu vực đang là nhân tố chịu tác động trực tiếp, nặng nề và rất nhạy cảm.
Việc xử lý quan hệ với Mỹ và Trung Quốc cần linh hoạt, hài hòa; triển khai các chính sách phát triển phù hợp; tránh được tác động, ảnh hưởng tiêu cực của sự cạnh tranh giữa hai bên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia dân tộc và tổn vong của chế độ.
Về phía Mỹ: Mục tiêu là xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam, sử dụng Việt Nam như lực lượng chủ lực, thay Mỹ để thực hiện một "cuộc chiến" toàn diện với Trung Quốc. Mỹ đang thực hiện biện pháp kiềm chế kinh tế nhà nước, thúc đẩy kinh tê tư nhân của việt Nam phát triển; lôi kéo Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tê các mối quan hệ khu vực do Mỹ chủ đạo, hướng Việt Nam xa rời đường lối chính trị truyền thống, mất định hướng XHCN trong phát triển và cao hơn là lệ thuộc vào Mỹ, thực hiện theo trào lưu do Mỹ điều hành; Lấy hiện diện quân sự và hỗ trợ phương tiện quân sự dụ dỗ, lôi kéo việt Nam tham gia vào các hoạt động hợp tác quân sự mang tính toàn cầu, khu vực (mà Mỹ có vai trò lớn) và song phương để tạo thông tin quá mức, sai lệch về môi quan hệ quân sự Mỹ - Việt với những ý đổ chia rẽ, kéo Việt Nam xa rời, đối dầu với Trung Quốc; sử dụng dân chủ, nhân quyền làm con bài chính trị; ngấm ngầm nuôi dưỡng, hỗ trợ lực lượng phản động trong và ngoài nước làm lực lượng gây rối, phá hoại ổn định chính trị; dùng các đạo luật để chèn ép, trừng phạt (kinh tế, chính trị, ngoại giao...) nhằm “lái” Việt Nam theo quỹ đạo của Mỹ.
Về phía Trung Quốc: Mục tiêu của Trung Quốc là kiềm chế và lôi kéo được Việt Nam vào vòng ảnh hưởng để chi phối khu vực Biển Đông, dùng việc đóng, mở con đường giao thương việt Nam - Trung Quốc làm đòn bẩy tác động gây mất ổn định kinh tế, tạo bức xúc cho người sản xuất, nhất là đối với hàng nông sản; sử dụng các phương tiện truyền thông quốc tế bị họ mua chuộc và khống chê để tuyên truyền ngụy tạo thực tiễn lịch sử; bóp méo, thay đổi bản chất thông tin về những việc làm sai trái của Trung Quốc với Việt Nam và khu vực; dựng chuyện vu khống Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế. Hung hăng, đe dọa, kiềm chế Việt Nam khi bị vạch trần bản chất; từng bước triển khai hoạt động thôn tính Biển Đông; trước tình hình hiện nay, bị cộng đổng quốc tế lên án và xa lánh hậu Covid 19, để ổn định dư luận trong nước bằng cách đẩy mâu thuẫn ra Biển Đông để khiêu khích (thăm dò, hạ đặt giàn khoan, va chạm tàu thuyền...) gây mâu thuẫn, tạo cớ, tạo tranh chấp; sử dụng lực lượng mạnh vây ép, cô lập, chặn đường tiếp tế, bức ép Việt Nam rút quân khỏi từng điểm đóng quân (từ nhỏ đến lớn; từ xa đến gần). Nếu thuận lợi có thể huy động lực lượng chiếm toàn bộ quần đảo, bất chấp dư luận và luật luật pháp quốc tế.
Trong mối quan hệ cạnh tranh này, nước nào lôi kéo được Việt Nam sẽ có ưu thế rất lớn trong cuộc cạnh tranh và đối đầu chiến lược. Ngược lại, nếu Việt Nam bị đối phương lôi kéo thì phải tập trung đối phó nhằm bài trừ đi mối nguy rất lớn. Hơn nữa, Việt Nam có thể trở thành điều kiện để hai bên trao đổi lợi ích nhằm hạ nhiệt căng thẳng. Chừng nào Việt Nam chưa ngả theo bên nào, khi đó cả hai bên còn lôi kéo (vì còn hy vọng lợi dụng) và dè chừng chưa "động thủ" (vì chưa trở thành môi nguy hiểm trực tiếp đe dọa lợi ích của họ).
Vì vậy, Việt Nam cần đón bắt thời cơ, phát triển kinh tê - xã hội nhanh và bền vững, đồng thời xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh đáp ứng yêu cầu bẳo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ sớm, từ xa; không để đất nước bị bất ngờ trong mọi tình huống./.
Việc xử lý quan hệ với Mỹ và Trung Quốc cần hết sức linh hoạt, hài hòa; tránh được tác động, ảnh hưởng tiêu cực của sự cạnh tranh giữa hai bên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia dân tộc
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác, tôi cũng nghĩ như vậy
Xóa