Hoàng Kỳ
Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết số 33 -NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Nghị quyết xác định rõ xây dựng và phát triển văn hóa,
con người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị.
Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng
tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan
trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do đó, tiếp tục xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời
kỳ mới theo Nghị quyết số 33 -NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI, cần thực hiện một số nội dung, biện pháp cơ bản:
Một là, Chú trọng tính đặc thù của văn hóa, vừa bảo đảm để văn hóa, văn học, nghệ
thuật phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm tự
do sáng tạo của cá nhân trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng
đắn.
Hai là, Khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do hạn chế
tự do sáng tạo. Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thể chế hóa chủ trương của Đảng
đối với cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa. Bên cạnh đó, tập trung xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện. Khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng hệ giá trị văn hóa
và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hướng các hoạt động văn hóa,
giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người Việt
Nam có thê giới quan khoa học, có nhân cách, lối
sống đẹp với các đặc tính cơ bản "yêu nước,
nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo".
Ba là, Tăng cường giáo dục thẩm mỹ, gắn giáo dục thể chất với
giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng xã hội cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt
là thanh niên, thiếu niên, xây dựng lối
sống tuân thủ pháp luật, tôn trọng đạo lý "uống nước nhớ nguồn",
"đền ơn đáp nghĩa", "tương thân tương ái". Khẳng định, tôn
vinh, nhân rộng các giá trị tốt đẹp, nhân văn. Chấn chỉnh kịp thời việc lợi dụng
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để truyền
bá tư tưởng duy tâm thần bí, thực hành mê tín dị đoan, gây mất an ninh trật tự.
Bốn là, Đấu tranh loại trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, các
hành vi tiêu cực, cơ hội, vi phạm pháp luật, truyền bá tư tưởng sai trái, lối sống thực dụng,
trái thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng xấu đến xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam../.
Để gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam thì cần tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức; đồng thời đấu tranh loại trừ các sản phẩm văn hóa độc hại
Trả lờiXóaBạn nói rất hay, tôi cũng nghĩ giống bạn
Xóa