Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

LẠI BÀN VỀ VẤN ĐỀ “PHI CHÍNH TRỊ HÓA QUÂN ĐỘI” HIỆN NAY

NIỀM TIN
Giọng điệu về “phi chính trị hóa quân đội” đã được các thế lực thù địch bàn luận và đưa ra từ lâu. Hiện nay, vẫn cái giọng điệu ấy nhưng được vin vào các cớ khác nhau và trong hoàn cảnh mới. Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực phát huy trí tuệ đóng góp ý kiến vào sửa đổi Hiến pháp 1992 cho phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, thì một số giọng điệu nhân danh dân chủ, nhân quyền lại đưa ra quan điểm “phi chính trị hóa quân đội”, hủy bỏ hoặc thay điều 4 trong Hiến pháp ở nước ta. Một lần nữa chúng ta lại phải chỉ ra những gì là phi lý về mặt khoa học và hàm ý phản cách mạng trong đó.

 Việc phi chính trị hóa quân đội hay không phi chính trị hóa quân đội không phải là tùy tiện, chủ quan, võ đoán, mà phải có căn cứ khoa học. Trong xã hội có giai cấp không có hiện tượng xã hội nào không mang bản chất giai cấp, nội dung chính trị. Điều này cả lý luận và thực tiễn đều đã chứng minh. Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Các mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn tồn tại hiện hữu, cho nên càng không thể có một hiện tượng xã hội nào không mang bản chất giai cấp, nội dung chính trị. Đối với sự tồn tại, phát triển của quân đội nói chung trên thế giới, trong lịch sử cũng như quân đội ta hiện nay đều là sản phẩm của xã hội, của thời đại có giai cấp. Quân đội dù tiếp cận ở góc độ, phương diện nào thì vẫn là một tổ chức vũ trang, công cụ của một giai cấp, một nhà nước thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Đối với quân đội của các giai cấp thống trị, nhà nước của giai cấp bóc lột thì nó là một tổ chức vũ trang, công cụ bạo lực dùng vào đàn áp sự phản kháng của giai cấp bị trị. V.I. Lênin chỉ rõ: “Không phải chỉ dưới chính thể quân chủ, quân đội mới là công cụ đàn áp. Nó vẫn là công cụ đàn áp trong tất cả các chính thể cộng hòa tư sản, kể cả những chính thể cộng hào dân chủ nhất”[1]. Trong cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị, giai cấp bị trị, giai cấp cách mạng chỉ có thể giành được thắng lợi khi có một tổ chức vũ trang làm công cụ dẫn dắt toàn thể nhân dân lao động đánh bại công cụ bạo lực là quân đội của giai cấp thống trị. Đây là một vấn đề tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử. Trong sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trong thời đại ngày nay như V.I. Lênin chỉ rõ: “Cần có một quân đội cách mạng để đấu tranh bằng quân sự và sự và lãnh đạo quần chúng về mặt quân sự chống lại những tàn dư của lực lượng quân sự của chế độ chuyên chế. Cần có quân đội cách mạng vì những vấn đề lịch sử vĩ đại chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực, mà trong cuộc đấu tranh hiện đại, thì tổ chức vũ lực có nghĩa là tổ chức quân sự”[2].
Đối với quân đội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân tộc Việt Nam nhất định phải được giải phóng. Muốn giải phóng thì phải đánh phát xít Nhật và Pháp. Muốn đánh chúng thì phải có lực lượng quân sự”[3]. Với những nội dung trên cho thấy, sự ra đời của quân đội nói chung và của quân đội ta nói riêng là tất yếu của lịch sử đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc và nó không thể không không mang bản chất giai cấp. Thử hỏi, những quan điểm đưa ra về phi chính trị hóa quân đội ta hiện nay dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn nào. Những lý do mà họ đưa ra hoàn toàn không có căn cứ khoa học và thực tiễn. Vì thế, những luận điệu về phi chính trị hóa quân đội ta hiện nay đã hàm ý một nội dung phản động không thể chấp nhận một cách tùy tiện.  
 Lý luận về quân đội mang bản chất giai cấp, bản chất chính trị cũng  chỉ ra sự tồn tại của quân đội chỉ là phạm trù lịch sử, chỉ trong xã hội có giai cấp. Lịch sử tồn tại của các xã hội có giai cấp có tính lịch sử, trong những thời đại nhất định, không phải vĩnh viễn đối với loài người. Trong xã hội tiền sử cũng như xã hội tương lai của nhân loại không có giai cấp, không có chính trị thì quân đội cũng không có. Trong nghiên cứu của mình, Ph.Ăngghen chỉ rõ trong xã hội tiền sử, xã hội cộng sản nguyên thủy không có giai cấp và ở đó: “Không có quân đội, hiến binh và cảnh sát, không có quý tộc, vua chúa, tổng đốc, trưởng quan và quan tòa, không có nhà tù, không có những vụ xử án - thế mà mọi việc đều trôi chảy”[4]. Tinh hình đó sẽ phải diễn ra trong xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa và ở đó sự tồn tại giai cấp cũng như quân đội không còn thì cũng không còn đặt ra phi chính trị hóa quân đội hay không phi chính trị hóa quân đội. Nhưng trong thời đại hiện nay, những luận điệu về phi chính trị hóa quân đội thật là một sự lố bịch về chính trị và nghịch lý về khoa học.



[1] V.I. Lênin Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr. 610
[2] V.I. Lênin Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr. 367
[3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 329
[4] C. Mác và Ph. Ăng ghen, Toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 147

2 nhận xét:

  1. Các thế lực thù địch có âm mưu "phi chính trị hóa Quân đội" nhằm tách Quân đội nhân dân Việt Nam ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng CSVN, làm cho Quân đội biến chất. Bởi vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.

    Trả lờiXóa