Phương
Ngọc
Tham nhũng vốn là một hiện
tượng xã hội gắn liền với sự hình thành giai cấp, đồng hành và
tồn tại ở mọi nhà nước. Ở Việt Nam, những năm qua, vấn đề này cũng diễn
ra hết sức nhức nhối; Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp quyết
liệt phòng, chống rất hiệu quả tệ nạn đó. Cần khẳng định rằng, không phải đến
bây giờ Đảng ta mới đề cập tới đấu tranh chống tham nhũng, mà vấn đề này Đảng
đã nhận thức và cảnh báo từ rất sớm.
Nhìn lại các kỳ đại hội Đảng
từ sau đổi mới, các văn kiện Ðảng thường xuyên đề cập và nêu quyết tâm cao về
phòng, chống nguy cơ suy thoái, tham nhũng, tiêu cực. Ngay từ giữa nhiệm kỳ của
Ðại hội VII, Ðảng ta đã xác định: tham nhũng và các tệ nạn xã hội, cùng với sự
tụt hậu xa hơn về kinh tế; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; âm mưu và hành động
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, là bốn nguy cơ của đất nước và
chế độ. Tại Đại hội VIII, nhiệm vụ chống tham nhũng được đặt ra mạnh mẽ hơn
(Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) là minh chứng cụ thể). Các Ðại hội
IX, X và nhất là nhiệm kỳ Đại hội XI, với Nghị quyết Trung ương 4, nhiệm vụ
phòng, chống tham nhũng được đặt ra với quyết tâm chính trị rất cao. Đặc biệt,
tại Đại hội XII, nhiệm vụ này được đặt ra rất quyết liệt, với: “cơ chế phòng ngừa
để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham
nhũng” và “cơ chế bảo đảm để không cần tham nhũng”. Dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của đồng chí Tổng Bí thư, công tác này được tiến hành quyết liệt, bảo đảm
công minh, chính xác, kịp thời, hiệu quả. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cấp ủy
và Ủy ban Kiểm tra các cấp thi hành kỷ luật 1.111 tổ chức đảng, 18.265 cấp ủy
viên các cấp và 54.573 đảng viên. Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 08 tổ chức đảng, 45 đảng
viên; Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật 111 đảng viên;
trong đó, 92 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, gồm: 02 Ủy viên Bộ
Chính trị, 21 ủy viên và nguyên ủy viên Trung ương, 38 sĩ quan trong
lực lượng Công an và Quân đội, v.v. Nhờ đó, đã góp phần củng cố niềm tin của
cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng và Nhà nước trong phòng, chống tham
nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; đồng thời, bác bỏ luận điệu cho rằng:
“Độc đảng lãnh đạo không thể chống được tham nhũng”!
Đến nay, các văn kiện trình
Đại hội XIII của Đảng, được các tiểu Ban văn kiện chuẩn bị công phu, qua nhiều
lần lấy ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, các bộ,
ngành,… và đang tiến hành lấy ý kiến tham gia của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng
các cấp và toàn dân. Quá trình đó, Trung ương sẽ “bình tĩnh lắng nghe, trân trọng,
cân nhắc thật kỹ, tiếp thu tối đa mọi ý kiến” để hoàn thiện và trình Đại hội
XIII xem xét quyết định. Chắc chắn văn kiện Đại hội XIII sẽ vạch ra được đường
hướng đúng đắn để dân tộc ta vững bước trên con đường đi tới văn minh, hiện đại
và giá trị các văn kiện sẽ là bằng chứng hùng hồn bác bỏ mọi sự xuyên tạc.
Bọn phản động lợi dụng các sự kiện, vụ việc nhạy cảm để xuyên tạc, bóp méo sự thật, bôi nhọ uy tín các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóaTrước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của chúng.
Trả lờiXóa