NIỀM TIN
Điều 11, Hiến pháp năm 2013
khẳng định: Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi
chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.
Thực tế thế giới hiện nay cho thấy, chiến tranh lạnh kết
thúc, hòa bình, hợp tác phát triển là xu thế chung, nhưng cuộc đấu tranh dân
tộc và giai cấp vẫn diễn biến phức tạp, gay gắt. Nguy cơ xung đột vũ trang và
chiến tranh cục bộ vẫn chưa bị loại trừ; mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo,
tranh chấp lãnh thổ nổ ra ở nhiều nơi và gây mất ổn định nhiều khu vực.
Chủ nghĩa đế quốc đang lợi dụng ưu thế về kinh tế và kỹ
thuật, nhân danh chống khủng bố để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”
can thiệp vào công việc nội bộ các nước, buộc các nước xã hội chủ nghĩa, các
nước đang phát triển đi vào quỹ đạo của chúng. Mặt khác, giao lưu kinh tế, giao
lưu văn hóa giữa các dân tộc tăng lên, nhưng các nước đang phát triển cũng đứng
trước sự “xâm lăng văn hóa” từ phía các nước đế quốc.
Đối với Việt Nam, thực tiễn hội nhập quốc tế trong những
năm qua cũng cho thấy, các thế lực đế quốc và thù địch vẫn không từ một âm mưu
và thủ đoạn nào nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá công
cuộc đổi mới. Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, bên cạnh sự hợp tác bình
đẳng, cùng có lợi, theo những nguyên tắc, luật lệ chung thì việc các thế lực
thù địch lợi dụng vào đó để phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta là
điều khó tránh khỏi.
Chúng ta trân trọng, hoan nghênh và luôn đón nhận sự hợp
tác vô tư của các nước, nhưng sự lo ngại về việc lợi dụng các quan hệ hợp tác
đó để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch là không phải không
có cơ sở. Sự chống phá của các thế lực thù địch đối với nước ta hiện nay được
thực hiện một cách hết sức tinh vi, lúc ngấm ngầm, lúc công khai và cực kỳ xảo
quyệt, được che đậy kín đáo đằng sau các quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa đa
dạng, phong phú.
Phạm vi chống phá của chúng đối với Việt Nam rất rộng,
trên mọi lĩnh vực của xã hội, ở mọi nơi, mọi lúc, với mọi tầng lớp nhân dân và
thủ phạm lại rất khó nhận biết. Từ đó đặt ra cho đất nước ta không ít khó khăn,
phức tạp trong giải quyết các mối quan hệ giữa mở cửa hội nhập với giữ vững ổn
định chính trị, xã hội, chủ quyền quốc gia; giữa đối tượng và đối tác; giữa mở
rộng hợp tác với giữ vững độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh
thổ.
Vì vậy, với việc khẳng định, Tổ quốc Việt Nam là thiêng
liêng, bất khả xâm phạm, vấn đề xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa phải được chú ý toàn diện từ độc lập về lãnh thổ, về chủ quyền an ninh
quốc gia cho đến độc lập tự do về kinh tế, chính trị, văn hóa, lối sống và đạo
đức xã hội. Không thể có và không thể chấp nhận quan niệm nhân quyền cao hơn
chủ quyền quốc gia.
Việc rêu rao nhân quyền của các nước tư bản thực chất là
một hình thức mị dân, lấy cớ nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của
nước khác. Không thể có độc lập, tự do về chính trị nếu bị lệ thuộc về kinh tế.
Không thể giữ vững độc lập tự chủ nếu lối sống, đạo đức xã hội bị suy thoái,
văn hóa dân tộc bị coi rẻ hoặc biến dạng. Do đó, bảo vệ độc lập dân tộc và sự
phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa đòi hỏi sự kết hợp nhiều
nhân tố, trong đó, vai trò của sức mạnh quốc phòng-an ninh vẫn còn giữ nguyên
giá trị vốn có của nó.
Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, đầu
tư đúng mức cần thiết cho việc tăng cường sức mạnh và thế trận quốc phòng, an
ninh. Cùng với việc tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, thì Nhà nước đã
thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cải thiện, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của các lực lượng vũ trang.
Mặt khác, việc đầu tư để đổi mới, nâng cấp vũ khí, trang
thiết bị kỹ thuật hiện đại, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân
chính quy, từng bước hiện đại, thiện chiến ngày càng có chiều sâu nhằm đề cao
cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá nước ta,
đồng thời đủ sức đối phó thắng lợi mọi tình huống có thể xảy ra.
Sức mạnh quốc phòng- an ninh cũng được tăng cường và luôn
gắn với việc phát huy sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân,
thế trận an ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽ quốc phòng-an ninh-kinh tế- đối
ngoại.
Đặc biệt, việc đề cao cảnh giác, sẵn sàng làm thất bại
chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ trật tự, an toàn
xã hội, bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững độc lập, chủ quyền, an
ninh quốc gia luôn được đặt ra trong mọi thời điểm, giai đoạn phát triển của
đất nước.
Tính toàn dân, toàn diện của sự nghiệp quốc phòng, an
ninh của nước ta ngày càng trở nên sâu sắc hơn và việc phát huy sức mạnh tổng
hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo
của Đảng trở nên cần thiết, cấp bách hơn. Đặc biệt, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, lợi ích quốc gia, dân tộc là trách nhiệm thiêng liêng của tất cả
mọi người dân Việt Nam; phải được thấm sâu vào mọi hoạt động và trở thành sức
đề kháng, "tự bảo vệ” đối với mỗi người dân đất Việt.
Mỗi người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những chiêu trò lừa phỉnh của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Trả lờiXóaHiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.
Trả lờiXóa