Oanh Trần
1. Hiện nay, các thế lực thù địch đang vu khống xuyên
tạc rằng: Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, “chiếm đất”,
“đàn áp, kìm kẹp, ngược đãi người dân tộc thiểu số”, “vi phạm nghiêm trọng luật
pháp quốc tế”…
Thủ đoạn của các thế lực thù địch vừa tinh vi, thâm độc, vừa trắng trợn,
đê hèn: lợi dụng những vấn đề lịch sử để lại và những hạn chế, thiếu sót của
Đảng, Nhà nước (điều đó là có thật và khó tránh khỏi), chúng thổi phồng, tuyệt
đối hóa các hạn chế, sai lầm của Đảng, Nhà nước trong giải quyết vấn đề dân
tộc, coi đó là “bản chất” có tính phổ biến của Đảng… Chúng xuyên tạc, bôi nhọ,
“bi đát hóa” sự thật về những vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo...
Thực chất các quan điểm đó đều thiếu cơ sở khoa học, trái thực tế, rất phản
động, nhằm kích động tư tưởng đòi “tự trị”, “ly khai” “chia nhỏ”, “xé
lẻ” dân tộc Việt Nam; vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng; xóa bỏ chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
2. Sự thật, chỉ từ
khi Đảng ta lãnh đạo, tổ chức nhân dân ta đấu tranh làm nên Cách mạng Tháng Tám
1945 thắng lợi thì các tộc người và cả dân tộc Việt Nam từ trong đêm trường nô
lệ dưới ách áp bức, đô hộ của phong kiến, đế quốc, các tộc người cùng chịu cảnh
nô lệ, “một cổ hai tròng”, mặc cảm, miệt thị, ăn hiếp lẫn nhau… mới được “rũ
bùn đứng dậy sáng lòa” trở thành chủ nhân chân chính của đất nước.
Chỉ có trong chế độ xã hội mới, quan hệ
giữa các tộc người mới được thay đổi và nâng lên trình độ mới: Bình đẳng, đoàn
kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
Ngay trong Hiến pháp năm 1946, đã khẳng
định: Điều 1: “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam ,
không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 8:
“Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi
phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung". Điều 66: “Quốc dân thiểu số có quyền dùng
tiếng nói của mình trước toà án”.
Trong Thư gửi đại hội các dân tộc thiểu
số, miền Nam tại
Plâycu, ngày 19 tháng 4 năm 1946,
thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Đồng bào Kinh
hay Thổ, Mường hay Mán, Gia - rai hay Ê-đê, Xơ Đăng hay Ba Na và các dân tộc
thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống
chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau".
“Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên
tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng
hộ Chính phủ ta”[1].
Nhờ phát huy cao độ sức mạnh tất cả các
dân tộc trên cơ sở quan hệ bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau
cùng phát triển, chúng ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc đã làm nên chiến thắng
Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đưa miền Bắc đi lên CNXH,
tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà. Hơn hai mươi năm sau, chúng ta làm nên
Đại thắng mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước, cả nước vững bước đi lên CNXH.
Đóng góp vào chiến công chung đó có công sức của tất cả các tộc người, trong đó
có các tộc người thiểu số, tiêu biểu là hàng trăm cá nhân và đơn vị anh hùng
lực lượng vũ trang, hàng ngàn Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người dân tộc thiểu
số.
Khi đất nước thống nhất, Đảng, Nhà nước ta
có điều kiện hơn để quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc. Các nghị quyết
Đại hội Đảng lần thứ IV, V, VI, được cụ thể hóa tại các Nghị quyết 22-NQTW ngày
27-11-1989 của Bộ Chính trị và Quyết định 72-HĐBT ngày 13-3-1990 của Hội đồng
Bộ trưởng đề ra chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền
núi. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, X, XI, đặc biệt có Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa IX, về công tác dân tộc; Nghị định số
5/2011/NĐ-CP của Chính phủ, về công tác dân tộc, ngày 14 tháng 01 năm 2011… đã
tiếp tục đề ra các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng về dân tộc, giải
quyết vấn đề dân tộc. Quan hệ dân tộc ở nước ta đã thu được kết quả tốt đẹp.
Trong khi nhiều nước trên thế giới như các
nước Bắc Phi, Mỹ Latinh và cả ở Đông Nam Á… xung đột sắc tộc, chia rẽ,
ly khai dân tộc xảy ra liên miên thì ở nước ta tình hình chính trị xã hội ổn
định, quan hệ dân tộc cơ bản ổn định, tốt đẹp. Quyền bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các tộc người càng được thể hiện đầy
đủ hơn.
Thô-mát Gian-đơn (Thomas Jandl), Tiến sĩ người Mỹ đã nhiều lần đến Việt
Nam, nhận xét: Việt Nam đã rất thành công và đạt nhiều tiến bộ trong giải quyết
vấn đề liên quan đến quyền con người như: Chương trình xóa đói giảm nghèo và
hoàn thành sớm Mục tiêu Thiên niên kỷ. Nhìn vào tổng thể, có thể nói Việt Nam
đã bảo đảm tốt hơn các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cho người dân…
Việt Nam được thế giới biết đến như một tấm gương về tiến độ thực hiện Mục tiêu
Thiên niên kỷ, đặc biệt là mục tiêu xóa đói, giảm nghèo[9] Tất cả những thành tựu đó đã chứng tỏ quan hệ bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các tộc người tiếp tục được củng cố, tăng
cường. Đây là thành công lớn do công cuộc Đổi mới đem lại, mà những người mặc
cảm, định kiến nhất đối với chúng ta cũng không thể nào phủ nhận được.
Hạn chế, yếu kém đó có nhiều nguyên nhân.
Dân tộc, vấn đề dân tộc có nguyên nhân từ những vấn đề lịch sử để lại; do
sự khác biệt về điều kiện tự nhiên; do phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước; do sự chống phá của các thế lực thù địch và do cả
những hạn chế, thiếu sót của Đảng, Nhà nước ta; sự suy thoái của một bộ phận
cán bộ, công chức..., đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạch định, thực thi chính sách
dân tộc.
Hiện nay, chúng ta càng có điều kiện thuận lợi để tiếp tục củng cố mối quan
hệ dân tộc tốt đẹp hơn. Công cuộc Đổi mới đã đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đã có bước phát triển vượt bậc,
nhất là bưu chính, viễn thông, dịch vụ, giao thông. Sức mạnh về mọi mặt
được tăng cường, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã
hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng
cao. Tiềm lực, sức mạnh tổng hợp đó đã cho phép Đảng, Nhà nước ta có điều kiện
quan tâm, giải quyết vấn đề dân tộc tốt hơn nữa.
Bởi thế, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục tập trung thực hiện tốt hơn nữa chính
sách dân tộc, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân các dân
tộc, củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công
cuộc đổi mới, theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tiếp tục khắc phục những hạn chế, yếu kém trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục
và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, bảo vệ bản sắc
văn hoá của các dân tộc thiểu số; xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở
vùng dân tộc và miền núi; khắc phục suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống,
bon chen, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xa rời nhân
dân trong một bộ phận cán bộ, công chức..., củng cố xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, theo mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
[1] Hồ Chí
Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG. H. 2000, tr. 217- 218.
[2]Xem: Năm 2012:
Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước còn khoảng 10%, http://www.gdtd.vn/channel/2773/201212/Nam-2012-Ty-le-ho-ngheo-tren-ca-nuoc-con-khoang-10-1965905
[3] Theo Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện
Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX, Về công
tác dân tộc, ngày 29-7-2009.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 154.
[5]Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị
01/2005/ CT-TTg, ngày 04/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối
với đạo Tin lành
[7]http://lamdongtv.vn/thoi-su/201209/doan-giam-sat-HdNd-tinh-lam-viec-tai-xa-Tan-Chaudi-Linh-ve-NTM-124012/
[8]http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/72/135/135/64536/Tan-Chau-vung-buoc-xay-dung-NTM.aspx].
[9] xem Báo Quân đội nhân dân ngày 13-6-2011.
Không như ở các nước khác; ở Việt Nam các dân tộc đều thực sự bình đẳng và được sự quan tâm như nhau
Trả lờiXóa