Niềm Tin
Theo tư tưởng Hồ Chí
Minh: “Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người
cách mạng phải tiêu diệt nó”[1].
Do đó, Người căn dặn chúng ta: “Muốn tẩy sạch bệnh ấy, thì phải: Thực hành tự
phê bình và phê bình đồng sự mình. Phê bình một cách thiết thực mà thân ái.
Phê
bình từ cấp trên xuống và từ cấp dưới lên. Phê bình nhau và giúp nhau sửa chữa”[2].
Đồng thời, “Phải đề cao tính tổ chức, đề cao kỷ luật. Chống chủ nghĩa ba phải;
trái phải, phải dứt khoát, phải rõ ràng, không được nể nang. Can đảm bảo vệ
chính nghĩa, dũng cảm tự phê bình và phê bình”[3].
Với ý nghĩa đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức rõ tự phê bình và phê bình
là công việc thường xuyên, như cơm ăn, nước uống hàng ngày, là hai mặt của một
quá trình thống nhất, cá nhân từng cán bộ, đảng viên không nghiêm túc và thường
xuyên tự phê bình cũng không thể thấy, không thể phê bình cho đúng khuyết điểm
của đồng chí mình. Còn thực hiện phê bình một cách nghiêm túc, không chỉ giúp
cho đồng chí mình nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, ưu điểm để phát huy, mà còn
giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên nhìn nhận và đánh giá lại mình một cách đầy đủ
hơn để cùng nhau tiến bộ. Như lời đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập:
“Mỗi tổ chức, mỗi cán bộ, đảng viên cần tự giác, trung thực, đánh giá mình cho
thật khách quan…Thấy rõ ưu điểm để phát huy, nhận ra khuyết điểm để sửa chữa,
coi trọng sự giáo dục, sự giúp đỡ chân thành của đồng chí, đồng nghiệp, học tập
lẫn nhau, “trị bệnh cứu người”[4].
Trong thực tiễn hiện
nay, vấn đề tự phê bình và phê bình của một bộ phận cán bộ, đảng viên và tổ chức
cơ sở đảng thực hiện một cách lỏng lẻo, lấy lệ, không nghiêm túc, không phát
huy được hiệu quả, hiệu lực của nó trên thực tế có nguyên nhân từ việc nhận
thức chưa đầy đủ vai trò tác dụng, ý nghĩa giá trị của công tác tự phê bình và
phê bình trong Đảng. Từ đó dẫn đến tình trạng “dĩ hòa vi quí”, hình thức lấy lệ
trong sinh hoạt, sợ bị phê bình, né tránh khuyết điểm. Nghị quyết Trung ương 4
khóa XII của Đảng chỉ rõ: “Thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XI, một số việc chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Tự
phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức; vẫn còn tình trạng nể nang,
né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm
và trách nhiệm của mình trong công việc được giao”[5].
Vì vậy, cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc một trong những nhiệm vụ và giải
pháp trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng, đó là: “Tiếp tục đổi mới
nội dung, hình thức đề cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Xây dựng quy định tự
phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và
bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu tranh; cấp trên gợi ý kiểm điểm và trực tiếp
dự, chỉ đạo ở những nơi có vấn đề phức tạp, nơi có biểu hiện suy thoái, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”[6].
Trong phương châm của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI chỉ rõ: “Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy đảng, cán bộ chủ chốt, nhất là
cấp trung ương, người đứng đầu làm trước và phải thật sự gương mẫu để cho các
cấp noi theo”[7].
Lần đầu tiên vẫn đề nêu gương trong công tác tự phê bình và phê bình của các
cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, cán bộ, đảng viên giữ cương vị chủ chốt được
Đảng đề cập một cách rõ ràng, cụ thể và thành văn bản pháp quy, phương châm chỉ
đạo trong công tác tự phê bình và phê bình của Đảng. Vấn đề này phản ánh sâu
sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nêu gương sáng trong sinh hoạt, học tập, công
tác, đấu tranh tự phê bình và phê bình của mọi cán bộ, đảng viên của Đảng. Theo
tư tưởng của Người nêu gương sáng là một vấn đề rất quan trọng trong công tác
tự phê bình và phê bình của người cán bộ, đảng viên, nhất là việc nêu gương của
đội ngũ cán bộ, đảng viên chủ chốt. Cán bộ, đảng viên giữ cương vị càng cao
càng phải nghiêm khắc tự phê bình, cấp trên phải gương mẫu tự phê bình trước
cấp dưới, cấp dưới phải mạnh dạn phê bình cấp trên, tổ chức đảng và cán bộ,
đảng viên phải lắng nghe ý kiến phê bình của quần chúng.
Vì vậy, tăng cường giáo
dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên ở từng tổ chức cơ sở Đảng về nội
dung và phương pháp tự phê bình và phê bình toàn diện, thể hiện đầy đủ bản chất
khoa học, cách mạng, nhân văn của một Đảng cách mạng như lời căn dặn của Chủ
Tịch Hồ Chí Minh: “Đảng cách mạng cần tự phê bình và phê bình như cần không
khí”, “cũng như người có bệnh nếu giấu giếm bệnh tật trong mình, không dám uống
thuốc, để bệnh lâu ngày nặng thêm, nguy hiểm đến tính mạng”. Cho nên, “một Đảng
mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận
khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ
hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm
đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh mẽ, chắc chắn, chân chính.”[8]
Trong thực tế cho thấy
không ít cán bộ, đảng viên do động cơ không trong sáng dẫn đến thực hiện không
đúng nguyên tắc phê bình và tự phê bình, biểu hiện ở sự nể nang, hữu huynh, xu
lịnh cấp trên, hoặc không dám đóng góp phê bình cấp trên, thậm chí lợi dụng phê
bình để thực hiện ý đồ của cá nhân, biến cuộc họp tự phê bình và phê bình thành
nơi vuốt ve, ca tụng lẫn nhau; cũng như lợi dụng dịp này để “đấu đá”, “hạ bệ”
nhau với những động cơ không trong sáng. Do đó, cần phải xây dựng động cơ trong
sáng cho mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình thực hiện phê bình và tự phê
bình. Đúng với phương châm mà Nghị quyết Trung ương 4 đã khẳng định: “Nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh.”
[9].
Đồng
chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập: “Lâu nay chúng ta vẫn nói, tự phê bình
và phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của đảng, là vũ khí sắc bén để
xây dựng Đảng, để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Thực tế cũng có không
ít tập thể và cá nhân làm tốt việc này. Nhưng nhìn chung do chỉ đạo không tốt,
do ý thức tự giác của một số cán bộ, đảng viên không cao, cho nên kết quả còn
hạn chế”[10]
Và Nghị quyết Trung ương 4 trong phần kiểm điểm nguyên nhân đã nêu rõ: “Các
nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi vừa bị buông
lỏng trong thực hiện”[11].
Vì vậy, một trong những vấn đề cơ bản nhằm khắc phục tình trạng trên cần phải
kiên quyết đấu tranh chống lại những quan điểm, biểu hiện sai trái trong thực
hành phê bình và tự phê bình. Như: tự phê bình và phê bình chưa gắn với sửa
chữa, chưa tạo nên quyết tâm tẩy trừ khuyết điểm; cán bộ, đảng viên chỉ chú ý
phê bình người khác, né tránh hoặc xem nhẹ tự phê bình mình; lấy việc nhỏ để
suy diễn, quy kết người bị phê bình, trong phê bình dùng lời lẽ nặng nề khi nói
tới khuyết điểm đồng chí, đồng đội, đề cao mình bằng cách hạ thấp uy tín người
khác; nể nang, bao che trong tự phê bình và phê bình, phê bình theo kiểu “dễ
người, dễ ta”, “dĩ hòa vi quí”; phê bình không kịp thời, không góp ý cho đồng
chí mình sửa chữa khuyết điểm nhỏ để khi khuyết điểm trở nên lớn hơn, phức tạp
hơn, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khăn cho sự phấn đấu, sửa chữa của đồng chí
mình thì mới góp ý, phê bình…Tựu chung lại cần phải kiên quyết đấu tranh với
các hiện tượng của cán bộ, đảng viên không có cái “tâm”, cái “tầm”, không lấy
lợi ích của Đảng, của nhân dân, chỉ vì chủ nghĩa cá nhân mình trong tự phê bình
và phê bình.
Song,
điểm mẫu chốt là có tự phê bình để nhận ra không? Có tiếp thu một cách thoải
mái không khi được góp ý, phê bình và điều quan trọng là có quyết tâm sửa chữa,
khắc phục không? Điều đáng bàn ở đây là phương pháp phê bình: Thông thường, cấp
trên phê bình cấp dưới, giáo viên bình học trò, người lớn tuổi phê bình người
ít tuổi, bố mẹ phê bình con cái, anh chị phê bình các em…thì rất dễ, ngược lại
thì rất khó. Trong thực tế cho thấy, khi cấp dưới phê bình cấp trên phải lựa ý,
lựa lời, lựa thời điểm…Nhưng ngược lại, một số người là cấp trên lại tự cho
mình cái quyền thoải mái phê bình cấp dưới, phê bình mọi lúc, mọi nơi, mọi thời
điểm, thậm chí sử dụng lời lẽ cay nghiệt, chì chiết, thiếu văn hóa…Cách phê
bình đó không mang lại hiệu quả tác dụng tích cực, mà còn trở lên phản tác
dụng. Phương pháp phê bình đó không chỉ trái với đạo lý của con người Việt Nam “lời
nói không mất tiền mua / lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, mà còn đi ngược hẳn
với phương pháp phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là: Phê bình phải có cái
tâm trong sáng, phê bình việc chứ không phê bình người; Phê bình cốt để sửa đổi
cách làm việc tốt hơn, đúng hơn, cốt để đoàn kết thống nhất nội bộ; Phê bình là
để giúp nhau tiến bộ, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”[12].
Do đó, để thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết trung
ương 4, khóa XI của Đảng, mỗi tổ chức cơ sở đảng và từng cán bộ, đảng viên cần xây dựng cho mình ý thức, trách nhiệm
cao, thái độ, động cơ trong sáng trong quá trình thực hiện phê bình và tự phê
bình. Không ngại va chạm, không sợ trù dập, hay sợ bị hiểu lầm, “chỉ miễn sao
trong lòng chúng ta trong sáng; thật lòng vì nước, vì dân, vì Đảng; thật sự là
người cộng sản”[13],
vì sự tiến bộ của chính mình và anh em đồng chí, đồng đội.
[1] Hồ Chí
Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.611.
[2] Hồ Chí
Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.624.
[3] Hồ Chí
Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr.249.
[4] Phát
biểu của đ/c Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ 4, BCHTWĐKXI,
T/C Cộng sản, số 831, Tháng 1/ 2012, Tr 16.
[5] Số
04-NQ/TW, Nghị quyết Hội nghị Lần thứ tư BCHTƯ Đảng khóa XII, H, ngày 30 tháng
10 năm 2016, tr.2.
[6] Số
04-NQ/TW, Nghị quyết Hội nghị Lần thứ tư BCHTƯ Đảng khóa XII, H, ngày 30 tháng
10 năm 2016, tr.9.
[7] Văn kiện
hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Khóa XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2012,
tr.27.
[8] Hồ Chí
Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.5, tr.261.
[9]
Văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Khóa XI, Nxb CTQG, Hà
Nội, 2012, tr.27.
[10] Phát
biểu của đ/c Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ 4, BCHTWĐKXI,
T/C Cộng sản, số 831, Tháng 1/ 2012, Tr. 16.
[11] Văn
kiện hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Khóa XI, Nxb CTQG, Hà Nội,
2012, tr.35.
[12] Di chúc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam ,
XB, 1969, tr.14.
[13] Phát
biểu của đ/c Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ 4, BCHTWĐKXI,
T/C Cộng sản, số 831, Tháng 1/ 2012, Tr 16.
Chủ nghĩa cá nhân làm gì cũng nghĩ tới lợi ích riêng mình, không quan tâm đến lợi ích tập thể; sinh ra thói hư, tật xấu như: Lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát,… Do đó chúng ta phải đấu tranh để loại bỏ chủ nghĩa cá nhân.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Xóa