Oanh Trần
Trong những năm qua, chúng ta đã có những nỗ lực lớn
trong công tác tư tưởng, lý luận góp phần trực tiếp, quyết định vào công tác
xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Đa số cán bộ,
đảng viên và quần chúng cách mạng vững vàng kiên định về chính trị trước các
đợt tiến công liên tục về chính trị, tư tưởng, tâm lý của các thế lực thù địch.
Công tác tư tưởng, lý luận đã góp phần quan trọng bảo đảm ổn định, hòa bình để
phát triển đất nước. Tuy nhiên, trên mặt trận tư tưởng, lý luận, chúng ta đang
còn có những khó khăn và hạn chế nhất định,
Đa số cán bộ đảng viên và quần chúng cách mạng về cơ bản là vững vàng về
chính trị - tư tưởng. Song sự vững vàng đó chưa vững chắc vì chưa trải qua thử
thách quyết liệt trên mặt trận tư tưởng - lý luận. Khi tiếp xúc với các luận
điệu phản động và sai trái phê phán chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đề cao chủ nghĩa tư bản, phê phán CNXH hiện thực, phê phán sự lựa chọn
XHCN của đảng ta, nhân dân ta,… không ít
người trong đội ngũ cán bộ, đảng viên chúng ta tự bản thân cũng có phần phân vân và chưa đủ sức tranh luận, thuyết phục
người khác. Yêu cầu ngày nay đối với cán bộ đảng viên trên mặt trận tư tưởng,
lý luận phải biết tranh luận, có khả năng phản bác những quan điểm phản động,
sai trái, có năng lực thuyết phục làm cho mọi người đồng tình với những quan
điểm đúng đắn mà mình tin tưởng và bảo vệ.
Ngày nay, chúng ta đang xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc trong một bối
cảnh quốc tế và trong nước phức tạp. Đất nước ta đang bước vào cuộc đọ sức mới
với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động khác. Chúng ta phải chiến đấu để
đánh bại chiến lược phản cách mạng đánh vào lòng người của chủ nghĩa đế quốc
hòng giành giật chính quần chúng với Đảng ta. Trong khi đó, nền kinh tế nước ta
còn nhiều yếu kém; đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn; tệ nạn xã hội có chiều
hướng phát triển; những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống Việt Nam đang bị
xói mòn…Tình hình đó, không phải không ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, tư
tưởng, tâm trạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, ngay cả đội ngũ cán
bộ cao cấp.
Trong cuộc đấu tranh ý thức hệ hiện nay, sự xuất hiện của nhiều trào lưu
tư tưởng tư sản đang tạo ra một sự phân tâm và những luồng xoáy tư tưởng không
thể coi thường. Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay đang bị
tấn công điên cuồng hàng ngày hàng giờ. Chính vì vậy nên ngày nay, nhiệm vụ cấp
bách nhất, quan trọng nhất là phải củng cố vững chắc chính trị, tư tưởng và tổ
chức trong hệ thống chính trị; tăng cường mạnh mẽ yếu tố tự giác về chính trị
của mỗi cán bộ, đảng viên, biễn mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là mỗi cán bộ,
đảng viên trên mặt trận tư tưởng, lý luận thành những chiến sĩ tiên phong của
Đảng đứng vững trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân chiến đấu cho
mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Chỉ có như vậy chúng ta mới có đủ sức mạnh để
chiến thắng hệ tư tưởng tư sản.
Việc giáo dục chính trị - tư tưởng mà nội dung cốt lõi là chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là đường lối, chính sách của Đảng, là phẩm
chất đạo đức cách mạng không phải chỉ làm một lần là xong. Việc giáo dục đó
phải diễn ra không ngừng, có tính chu kỳ. Nếu như ngày nay, sự phát triển của
khoa học và công nghệ đòi hỏi phải đào tạo lại không ngừng ở từng người lao
động, thì việc giáo dục chính trị - tư tưởng lại càng phải làm như vậy.
Ngày nay, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không
phải chỉ là khẳng định lại một cách giản đơn những nguyên lý của chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những nguyên lý đó chúng ta
nhất thiết phải phát triển chúng cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn
mới, phong phú, phát triển lý luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn mới; không
những có khả năng giải thích một cách thuyết phục các hiện tượng cực kỳ phức
tạp dang diễn ra mà còn có khả năng động viên và tổ chức các lực lượng cách
mạng đấu tranh để cải tạo đời sống hiện thực theo quy luật của tiến bộ xã hội
và văn minh. Không thể giải quyết mọi vấn đề lý luận khoa học trong một thời
gian ngắn. Chúng ta chỉ có thể đạt tới những thành tựu lý luận nhất định qua
từng thời gian nhất định, và mỗi lần có một bước phát triển trong chất lượng tư
duy lý luận đó của Đảng ta thì chúng ta phải truyền bá những thành tựu đó trong
ý thức cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều đó làm cho việc giáo dục xây dựng,
củng cố hệ tư tưởng trong Đảng và trong xã hội phải diễn ra không ngừng, ít
nhiều có tính chu kỳ.
Đi liền với sự phát triển của tư duy lý luận, tư duy chính trị, tư duy
đường lối của Đảng cũng diễn ra một quá trình tương tự. Không nên có một cách
hiểu siêu hình về đường lối của Đảng như một cái gì nhất thành bất biến. Đường
lối có thể bất biến trong phương hướng cơ bản, chung nhất, nhưng với vai trò
động viên và tổ chức hành động cách mạng của quần chúng, đường lối bao giờ cũng
phải được đổi mới, hoàn thiện không ngừng trên cơ sở tổng kết thực tiễn cả mặt
thành công cũng như mặt chưa thành công. Từ Đại hội Đảng lần thứ IV đến nay,
qua các kỳ đại hội, đường lối cách mạng XHCN của Đảng ta đã có những sự phát
triển, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện. Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội
Đảng lần thứ VI đến đại hội lần thứ XI cũng có một bước phát triển nhất định.
Và, chúng ta tin rằng đến những đại hội tiếp theo, đường lối sẽ càng hoàn thiện
hơn. Nếu coi mỗi lần đại hội như một cái mốc trong tiến trình đổi mới tư duy
chính trị thì việc giáo dục đường lối cho cán bộ, đảng viên và nhân dân cũng
phải diễn ra không ngừng, giáo dục lại, giáo dục thêm sau mỗi lần đại hội.
Ngày nay, những tiêu chí phẩm chất đạo đức trong Đảng và trong xã hội
cũng không phải xây dựng một lần là xong mà cũng phải trải quan một quá trình
hoàn chỉnh dần dần. Từ những tiêu chí của đạo đức cộng sản chủ nghĩa hình thành
trong một xã hội theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chúng ta đang phải
điều chỉnh, bổ sung để xây dựng những tiêu chí đạo đức của một xã hội XHCN đang
hình thành trong thời kỳ quá độ. Chúng ta còn phải kết hợp những tiêu chí đạo
đức XHCN phổ biến với những tinh hoa truyền thống văn hóa và đạo đức Việt Nam
để xây dựng một nền đạo đức tiến bộ, tiên tiến phù hợp với tâm hồn Việt Nam, dễ
dàng đâm hoa kết trái trong môi trường văn hóa tinh thần Việt Nam. Đó là một
quá trình phát triển phức tạp, trong sự tác động qua lại của lý luận và thực
tiễn, diễn ra trong kiến trúc thượng tầng, trong sự vận động của đời sống xã
hội nói chung và trong đời sống của Đảng nói riêng, chính vì vậy mà việc xây
dựng đạo đức của người cán bộ, đảng viên, của nhân dân cũng phải là một quá
trình không ngừng giáo dục đi giáo dục lại, luôn luôn có những yêu cầu nội dung
mới mẻ, phản ánh những biến đổi mới mẻ trong đời sống kinh tế và văn hóa.
Cuộc khủng hoảng và đổ vỡ của CNXH hiện thực theo mô hình tập trung quan
liêu bao cấp trong phạm vi thế giới cũng như ở nước ta, đặc biệt là sự sụp đổ
của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tác động mạnh mẽ đến niền tin của quần
chúng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và CNXH. Thêm vào đó,
trào lưu hư vô chủ nghĩa hết sức phản động do bọn cơ hội xét lại ở Liên Xô
(trước đây) đã bôi đen hoàn toàn quá khứ của CNXH hiện thực, làm rối loạn khả
năng phân biệt đúng sai. Trào lưu đó cũng xâm nhập vào nước ta và đời sống tinh
thần của xã hội ta cũng có phần nhiễm nọc độc hư vô chủ nghĩa, có xu hướng phê
phán một chiều, phủ định quá khứ dân tộc. Đường lối đổimới của Đảng ta đi vào
thực tiễn cuộc sống đã có những thành tựu rất phấn khởi và Đảng ta đã có những
tổng kết lý luận quan trọng về mục tiêu và con đường đi lên CNXH ở nước ta. Tuy
nhiên, phải thừa nhận rằng, còn nhiều vấn đề thực tiễn phức tạp còn chưa được
lý luận giải thích rõ ràng, có tính thuyết phục cao để tạo ra một sự thống nhất
tư tưởng - lý luận cao trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lênin phải được bảo vệ và phát triển, khắc
phục được triệt để chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ, nhất là chủ nghĩa cơ hội, xét
lại. Việc tìm tòi và kết luận về lý luận là công việc khoa học nghiêm túc, cần
có sự thận trọng, cần thời gian để đủ thực tiễn khảo nghiệm mà không thể vội và
võ đoán, như tình trạng tồn tại đồng thời nhiều quan điểm lý luận trái ngược
nhau trên những vấn đề trực tiếp liên quan đến quán triệt và chấp hành đường
lối của Đảng như hiện nay là một khó khăn trở ngại lớn cho công tác tư tưởng,
cho sự thống nhất ý chí và hành động. Những quan điểm lý luận đối lập nhau nếu
để tự do truyền bá sẽ tạo ra một sự hỗn loạn trong chính trị - tư tưởng và trên
thực tế ít nhiều dẫn đến một khoảng chân không tư tưởng, có lợi cho các thế lực
thù địch. Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong khi nghiêm túc và thận trọng
nghiên cứu phát triển lý luận, công tác tư tưởng trong Đảng và trong xã hội cần
rất coi trọng quán triệt trong cán bộ, đảng viên và nhân dân những định hướng
tư tưởng lớn dựa trên các văn kiện nghị quyết của Đảng, phù hợp với cục diện
đấu tranh tư tưởng từng thời kỳ để đạt tới một cơ sở thống nhất ý chí tương đối
trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Lâu nay, trong giáo dục chính trị - tư tưởng tại chức hay tại trường,
chúng ta thường trình bày các vấn đề bắt đầu từ nguyên lý, từ quan điểm rồi đi
đến vận dụng và chứng minh trong thực tiễn cách mạng, trong xã hội. Cách làm đó
có mặt tốt, phù hợp với phương pháp trừu tượng khoa học đến trực quan sinh động
như Mác đã trình bày trong học thuyết của mình. Nhưng khi một số không ít quần
chúng, cán bộ, đảng viên đã có sự dao động và giảm sút nhất định lòng dân với
lý luận và đường lối thì cần phải tìm ra những con đường mới hấp dẫn hơn để đưa
ý thức cán bộ, đảng viên và quần chúng tiếp cận các chân lý khoa học, để các
chân lý đó có sức lôi cuốn cán bộ, đảng viên và quần chúng. Có thể đi một con
đường bắt đầu từ những vấn đề chính trị thực tiễn nóng hổi rồi qua nhiều khâu
trung gian của nhận thức cảm tính mới đi đến lý luận khoa học.
Hiện nay, trong việc giáo dục, củng cố chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, nâng cao giác ngộ chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân
chúng ta vẫn phải làm theo cách của Bác Hồ. Đó là con đường từ giác ngộ chủ
nghĩa yêu nước lên giác ngộ CNXH. Dường như đang có một ý nghĩ cho rằng, trong
giai đoạn mới, khi đã giải phóng toàn toàn dân tộc và đất nước đã thống nhất,
ngọn cờ yêu nước không còn đóng vai trò quan trọng như trong chiến tranh, việc
giương cao đồng thời ngọn cờ yêu nước không còn được chú trọng nhiều như trước.
Đó là một nhận thức sai lầm. Cần phải khẳng định rằng, ngày nay việc giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH vẫn là nội dung cốt lõi trong công tác tư
tưởng; tuy rằng nội dung cụ thể của chúng đã có những thay đổi và phát triển.
Chủ nghĩa yêu nước là một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của dân
tộc ta. Sở dĩ cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác là vì
Đảng ta đã biết kết hợp tài tình phong trào yêu nước của nhân dân ta với lý
tưởng XHCN. Sở dĩ quân đội ta hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các cuộc chiến
tranh trước đây và làm tốt nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình là do đã phát huy
được cao độ chủ nghĩa yêu nước, lòng trung thành vô hạn với sự nghiệp đấu tranh
vì độc lập, tự do và CNXH của nhân dân ta.
Ngày nay, nội dung chủ yếu của yêu nước là phải chiến thắng nghèo nàn và
lạc hậu, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, phải chiến thắng thủ đoạn
“diễn biến hòa bình” kết hợp bạo loạn lật đổ và các thủ đoạn khác của chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực thù địch. Như vậy nội dung của chủ nghĩa yêu nước ngày
nay vừa phải tiếp tục chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch để bảo vệ
vững chắc nền độc lập dân tộc; đồng thời, yêu nước ngày nay nhất thiết phải xây
dựng đất nước, phải đánh thắng cả giặc đói, giặc dốt, “giặc nội xâm”; làm cho
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Xây dựng được một đất nước
và dân tộc như vậy chính là xây dựng CNXH. Chính xuất phát từ lòng yêu nước,
người ta sẽ đi đến phải trả lời các câu hỏi làm thế nào để yêu nước, làm thế
nào để dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Người ta sẽ đi đến
cốt lõi của cuộc tranh luận; các con đường yêu nước, và con đường XHCN sẽ xuất
hiện cuối cùng như một đòi hỏi khách quan của lịch sử, một con đường duy nhất
đúng ở Việt Nam. Công tác tư tưởng, lý luận phải biết nắm bắt lấy vấn đề cốt tử
này, biết vun đắp và khơi dậy tiềm năng tinh thần vô tận này trong cán bộ, đảng
viên. Xác định được vấn đề này thì mọi vấn đề khác sẽ được giải quyết, sẽ xây
dựng được phẩm chất đạo đức cách mạng, khắc phục được lề thói thực dụng, chủ
nghĩa cá nhân cực đoan trong một bộ phận cán bộ, đảng viên./.
Tăng cường công tác tư tưởng lý luận là để nâng cao nhận thức, giác ngộ chính trị cho cán bộ đảng viên đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Xóa