H.T
Thực tiễn lịch sử
tồn tại và hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam, cũng như lịch sử đấu tranh
cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cho thấy, các thế lực thù địch
ở trong nước và ngoài nước chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề
tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Những những lý do sau sẽ lý giải rõ:
Các
thế lực thù địch hiểu rất rõ tình hình, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo rất đa dạng và
phong phú, đồng thời cũng có nhiều người có nhu cầu tâm
linh, tín ngưỡng, tôn giáo. Theo Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay Việt Nam có 15 tôn giáo, Nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 41
tổ chức tôn giáo với trên 25 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước; gần 83.000
chức sắc, 134.000 chức việc và nhà tu hành
đang hoạt động tại hơn 27.000 cơ sở thờ tự. Có hệ thống cơ sở đào tạo trên cả
nước: Phật giáo có 4 học viện Phật giáo, 22 trường cao cấp và trung cấp Phật học.
Giáo hội Công giáo có
01 học viện, 9 đại chủng viện, hơn 7 nghìn cơ sở thờ tự với hàng nghìn chủng sinh. Nhiều tu sĩ đi học tập, hội thảo ở nước ngoài,
một số đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về tôn giáo. Cao Đài có 01
học viện, hơn 1.200 thánh thất, thánh tịnh. Tin lành có 01 viện Thánh kinh thần học, hơn 500 cơ sở thờ tự. Trong đó, Người Việt Nam có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,
thờ thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thánh, thờ
Mẫu…
Việt Nam có 53 tộc người thiểu số với trên 10 triệu người sống tập
trung ở 3 khu vực chính
như: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ có các tín ngưỡng, tôn
giáo khác nhau.
Nhiều người Việt Nam có nhu cầu tâm linh, có
đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, có
khi cùng lúc tham gia nhiều hành vi tín ngưỡng, tôn giáo khác
nhau. Theo
điều tra của Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho thấy: người Việt
Nam thường tham gia trung bình là từ gần 2 đến 3 loại hành vi tín ngưỡng, tôn
giáo. Họ vừa tin vào thờ cúng tổ tiên, vừa chịu ảnh hưởng Phật giáo, lại còn
tin tử vi, tướng số...[1] như tin vào số phận, thần thánh, bói toán, tướng số, lễ
hội cầu may, cầu tài cầu lộc... Điều này, làm cho việc lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch ở Việt Nam càng “thuận lợi”, triệt để và nguy hại hơn.
Trong lịch sử, kẻ thù và các thế lực thù địch đều lợi dụng tôn giáo để xâm lược, nô dịch, đồng hoá
dân tộc ta. Chúng sử dụng tín ngưỡng, tôn giáo để an ủi, mê hoặc, ru
ngủ quần chúng. Còn
các tổ chức tôn giáo thì mong muốn thông qua nhà nước thế quyền để mở rộng đức tin, gây ảnh hưởng lớn
hơn đến xã hội. Sự gặp gỡ về lợi ích đó tạo nên sự cấu kết, “cộng sinh” giữa thần
quyền và thế quyền nhằm phục vụ cho lợi ích của mỗi bên như V.I.Lênin
đã chỉ rõ: “…Tất cả các giai cấp áp bức đều cần đến hai chức năng xã
hội, để giữ gin nền thống trị của mình: chức năng của tên đao phủ và chức năng giáo sĩ. Đao phủ phải dẹp tan sự phản kháng và sự căm phẫn của những người bị áp bức. Giáo sĩ phải an ủi
những người bị áp bức,... làm cho họ chịu nhận nền thống trị ấy, làm cho họ xa
rời hành động cách mạng, làm tiêu tan tinh thần cách mạng của họ và phá vỡ nghị
lực cách mạng của họ”[2].
Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã lợi dụng tôn giáo làm công cụ xâm lược,
bình định, phá hoại, chống phá cách mạng, đã không ít tổ chức tôn giáo, chức sắc và tín đồ phục vụ cho kẻ thù chống
lại cách mạng như: Công giáo đã giúp sức cho Pháp một cách đáng kể dưới
nhiều hình thức khác nhau, điển hình là linh mục Trần Lục (1825 – 1899) ở Phát
Diệm, Ninh Bình đã cung cấp 150 thanh niên công giáo được trang bị súng giúp cho
Pháp đánh chiếm Ninh Bình; huy động 5000 giáo dân giúp cho Pháp tấn công tiêu
diệt chiến khu Ba Đình năm 1886 – 1887, nay thuộc huyện Nga
Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Đi đôi với
chính sách chống cộng, bọn phản động đội lốt thiên chúa giáo được sự chỉ đạo,
giúp đỡ của đế quốc và tòa thánh Vatican đã tiến hành tập hợp các phần tử phản
cách mạng, lôi kéo giáo dân vào các tổ chức vũ trang, các hội đoàn, đảng phái
phản động của họ “Đơn vị lưu động bảo vệ Họ Đạo” ở Bến Tre năm 1949, thực chất
là một đội nguỵ quân, bao gồm những phần tử lưu manh, núp dưới chiêu bài “chống
cộng, bảo vệ đạo” để đi càn quét, cướp bóc, do thám cho thực dân Pháp. Ở Phát
Diệm, Ninh Bình dưới sự chỉ đạo của linh mục Lê Hữu Từ vào tháng 10 năm 1945 tổ
chức ra đội “Công giáo cứu quốc” để tập hợp lôi kéo giáo dân phá hoại công cuộc
kháng chiến. Vào cuối năm 1946, linh mục Lê hữu Từ tổ chức ra đội “Tự vệ cứu quốc”
với nhiều vũ khí và cưỡng bức thanh niên từ 18 tuổi trở lên phải vào tự vệ.
Tháng 10 năm 1949 chúng cấu kết chặt chẽ với Pháp lập khu tự trị và tổ chức tự
vệ, đổi tên “Tự vệ cứu quốc” thành “Tự vệ khu tự trị” và làm tay sai đắc lực
choPháp. Ở Nghi Lộc, Nghệ An năm 1947 có đội “Công giáo vô tổ quốc hội”. Những
hội đoàn, đảng phái do bọn phản động đội lốt Đạo thiên chúa giáo tổ chức, gồm:
“Đảng dân chúng liên hợp”; “Liên đoàn công giáo” vào những năm 1946 đến 1952 ở Liên
khu III. Các tổ chức lôi kéo thanh niên gồm: “Đoàn thanh niên công giáo” năm1946;
“Đoàn thanh niên công giáo diệt cộng” năm 1948; “Đoàn thanh niên trí thức công
giáo”; “Đoàn thanh niên, học sinh công giáo”; “Đảng thanh niên diệt cộng” năm 1949
và lôi kéo công nhân theo đạo thiên chúa giáo vào các hội đoàn phản động của
chúng như: “Nghiệp đoàn lao công công giáo: là một trong những hội đoàn phản động
đó. Sau khi Pháp thất bại năm 1954, gần 1 triệu giáo dân miền Bắc bị thực dân
Pháp và bọn phản động cầm đầu giáo hội thiên chúa giáo cưỡng ép bỏ hết nhà cửa
vườn tược “vào Nam theo chúa”, làm bình phong cho Việt Nam Cộng Hòa.
Trong
kháng chiến chống Mỹ, tổng thống Ngô Đình Diệm - tín đồ thiên chúa giáo đại
diện cho chế độ bù nhìn tay sai độc ác khét tiếng, đàn áp đẫm máu Phật giáo Việt
Nam, lê máy chém khắm miền Nam chém giết đồng bào của mình... Mỹ thất bại, sau
1975, hàng chục vạn người (chủ yếu là giáo dân) từng tham gia chế độ Quốc gia Việt
Nam, Việt Nam Cộng Hòa cùng với thân nhân, gia quyến của họ tiếp tục “chạy
trốn” ra nước ngoài, sống định cư hoặc sống lưu vong… theo chương trình HO của
Hoa Kỳ hay vượt biên trái phép. Hiện nay, chúng vẫn còn nuôi hận thù, và ra sức
chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Về vấn đề tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam, đây là vấn
đề rất phức tạp và khá “nhạy cảm”. Hiện nay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch với âm mưu “diễn biến hoà bình" vẫn luôn
coi vấn đề tôn giáo là một trọng điểm “ưu tiên”, “huyệt” nhạy cảm nhất để lợi dụng
chống phá cách mạng Việt Nam. Việc tăng cường truyền đạo Tin lành ở Tây Bắc,
Tây Nguyên, đạo Vàng Chứ ở người H’Mông Tây Bắc, cái gọi là “Tin lành Đề Ga” ở
Tây Nguyên... là minh chứng cụ thể của sự lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng
Việt Nam. Chúng kích
động chia rẽ quan hệ lương - giáo và giữa các tôn giáo; mua chuộc, lôi kéo, ép
buộc đồng bào các tôn giáo chống đối chính quyền, di cư và vượt biên trái phép,
gây bất ổn chính trị - xã hội, bạo loạn, tạo các “điểm nóng” để vu khống Việt
Nam đàn áp các tôn giáo vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền” để cô lập, làm suy yếu
cách mạng Việt Nam… Điển hình là các vụ bạo loạn năm 2001, 2004 ở Tây Nguyên; tụ
tập đông người, gây mất trật tự an ninh ở Mường Nhé, Điện Biên vào tháng 4 năm
2011, có hàng ngàn người tham gia biểu tình, bạo loạn, chống đối chính quyền,
phá hoại kinh tế. Một số linh mục ở Nghệ An, Hà Tĩnh năm 2016,
2017 và nhiều sự kiện mang tính bạo động khác đều có bàn tay của các thế
lực thù địch bên trong và bên ngoài kết hợp chặt chẽ với nhau.
Trong tình hình
mới, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo nổi lên như là một “điểm nóng” mà các thế lực
thù địch triệt để lợi dụng, chống phá. Cách lập luận của John V.Hanford, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế rằng: “Vẫn còn nhiều việc phải làm và vì chúng ta nhận thức được
rằng còn hàng triệu người khác đang bị chính phủ của họ tước bỏ quyền được tự
do theo đạo và hành đạo, nên Hoa Kỳ sẽ tiếp tục kiên trì theo đuổi việc xây dựng
và bảo vệ các quyền tôn giáo cho người dân ở mọi nơi”[3].
Theo đó, hàng năm Hạ
viện Hoa Kỳ đều thông qua “Dự luật Nhân quyền Việt Nam”[4],
tìm mọi cách để vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, đã cho thấy rõ ý đồ của các thế lực bên ngoài lợi dụng vấn
đề tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta. Các thế lực thù
địch bên trong hợp sức với bên ngoài triệt để lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam, đây là
một trong những âm mưu, thủ đoạn thường xuyên của các thế lực thù địch và
càng trở nên ráo riết, đặc biệt nguy hiểm trong giai đoạn hiện nay.
Mọi người dân Việt Nam phải luôn nêu cao cảnh giác, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của những phần tử phản động
Trả lờiXóa