HT
Lợi
dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam là một nội
dung quan trọng trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
đối với nước ta. Âm mưu cơ bản và xuyên suốt của chúng, nhìn một cách tổng quát
là chia rẽ giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, chia rẽ giữa đồng bào có tín
ngưỡng, theo tôn giáo với đồng bào không có tín ngưỡng, không theo tôn giáo, đặc
biệt giữa đồng bào các tôn giáo với Đảng, Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, thúc đẩy “diễn biến hòa bình”, chống phá sự nghiệp cách mạng của
nhân dân ta.
Về vấn đề này, trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khóa IX Đảng ta đã chỉ ra: “Ở một số nơi nhất là vùng dân
tộc thiểu số, một số người đã lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để tiến hành những
hoạt động chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc,
gây mất ổn định chính trị”[1].
Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt
Nam không nằm ngoài, không tách rời, mà gắn liền với chiến lược “diễn biến hòa
bình”, một vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm mà các thế lực thù địch lợi dụng để,
kích động, chia rẽ, xuyên tạc tình hình, quan điểm, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo, thúc đẩy vấn đề “dân chủ”, “nhân
quyền” ở nước ta theo quan điểm và “giá trị” của chúng.
Những luận điệu vu cáo Đảng và Nhà nước ta vi phạm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo; hạn chế hoạt động, bắt bớ, tù đầy những người hoạt động tôn giáo, các
chức sắc, tín đồ tôn giáo, cô lập đồng bào có tín ngưỡng, theo tôn giáo; vu cáo
Chính phủ Việt Nam không cho mở mang cơ sở của các tôn giáo, lấy đất của giáo hội,
phá hoại nơi thờ tự… được các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài hợp sức với
nhau rêu rao, rùm beng với các cung bậc khác nhau nhằm chống phá cách mạng Việt
Nam.
Năm 2009, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ quyết định thông
qua điều luật bổ sung của Dự luật 2.410 khuyến cáo Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt
Nam vào danh sách đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC).
Năm
2010, Bộ Ngoại giao Mỹ lại công bố “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2010” về
tình hình tôn giáo ở 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, và “tiếp tục
đưa ra những đánh giá không khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về Việt
Nam”[2].
Trong năm 2012, có khá nhiều báo cáo, dự luật đã đánh giá
sai lệch, thiếu thiện chí, cố tình xuyên tạc tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và
chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Chúng xuyên tạc rằng:
“Chính quyền Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm tệ hại nhân quyền. Lời khai
mà người ta nghe được đã xác nhận rằng việc truy bức tôn giáo, chính trị và sắc
tộc tiếp diễn và trong nhiều trường hợp còn tăng nhiều thêm”[3].
Tháng 3 năm 2012, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ lại
thông qua “Dự luật Nhân quyền Việt Nam”[4], trong
đó tiếp tục vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Ngày 11 tháng 9 năm 2012, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự
luật Nhân quyền Việt Nam 2012 HR.1410 và Nghị quyết H.Res.484 “kêu gọi Chính phủ
Việt Nam tôn trọng nhân quyền”, dựa trên cơ sở những thông tin sai lệch, thiếu
khách quan về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam, trong đó tiếp tục
vu cáo Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo[5].
Bản “Phúc trình thường niên 2016 về tự do tôn giáo thế giới”,
do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ biên soạn được công bố tại Washington DC. Cũng như phúc
trình về tự do tôn giáo thế giới những năm trước, phần viết về Việt Nam tuy có
đôi chút điều chỉnh, nhưng vẫn thể hiện sự kỳ thị và xuyên tạc tình hình thực tế
về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Ngày 15 tháng 8 năm 2017, Bộ
Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo thường niên về tự do tôn giáo của 199 quốc gia
và vùng lãnh thổ; trong đó, có 29 trang nói về tình hình tôn giáo ở Việt Nam,
có nội dung không đúng sự thật, khi cho rằng, Việt Nam tiếp tục
kiểm soát, thậm chí triệt hạ những tổ chức tôn giáo không được sự chấp thuận
của Nhà nước, với những điều luật mơ hồ cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc
kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia, duy
trì đoàn kết dân tộc. Nhiều tôn giáo lớn,... đến các nhóm Tin lành ở vùng sâu,
vùng xa đang là đối tượng bị nhà cầm quyền sách nhiễu, cấm đoán. Những người
truyền đạo là người dân tộc ở Tây Bắc hoặc ở Tây Nguyên, miền Trung bị đe dọa,
buộc phải chối bỏ đức tin; các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và y tế của
các nhóm tôn giáo được công nhận tiếp tục bị hạn chế, dù ít nghiêm trọng hơn
năm trước.
Ở trong nước, các thế lực thù
địch, phản động, được sự tiếp tay của các thế lực thù địch bên ngoài ra sức
xuyên tạc tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta; xuyên tạc quan điểm, chính
sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước; vu cáo các cấp chính quyền vi
phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo; kích động đồng bào theo tôn giáo đòi “dân
chủ”, “nhân quyền”, đòi tự do tôn giáo, chống đối chính quyền… Những sự kiện
diễn diễn ra ở Tây Nguyên tháng 2 năm 2002, tháng 4 năm 2004, ở Mường Nhé, Điên
Biên năm 2011, ở Nghệ An, Hà Tĩnh năm 2016,
2017 và nhiều sự
kiện mang tính bạo động khác đều có bàn tay của các thế lực thù địch bên trong
và bên ngoài kết hợp chặt chẽ với nhau, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống
phá cách mạng Việt Nam.
Xem xét tình hình một cách tổng quát nêu trên có thể thấy,
âm mưu nham hiểm của các thế lực thù địch lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống
phá cách mạng là quá rõ ràng. Được tập trung trên một số hướng cơ bản sau: Một là, âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, kích động đồng bào có tín ngưỡng, theo tôn giáo chống lại chính
sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đối lập quần chúng theo tôn giáo với Đảng,
tiến tới đòi xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp
cách mạng của dân tộc. Hai là, âm mưu
làm mất hiệu lực và tính hiệu quả trong hoạt động quản lý của Nhà nước đối với
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ba là,
âm mưu làm chệch định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước mà Đảng
và nhân dân ta đã lựa chọn.
Những phân tích trên cho thấy, thực chất âm mưu các thế lực
thù địch lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo là hành động càng làm tổn hại đến đời sống
tinh thần tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân,
làm hoen ố thanh danh của chính các tôn giáo, nhằm lôi kéo đồng bào có tín ngưỡng
tôn giáo chống phá cách mạng. Đây cũng chính là điều đi ngược lại lợi ích chân
chính của đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo, của các chức sắc, tín đồ tôn giáo
mong muốn có cuộc sống “tốt đời đẹp đạo”, thực sự hạnh phúc trong một xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh.
[3] Báo Quân đội nhân dân
số ra ngày 13/02/2012, tr. 8.
[4] Báo Nhân dân số ra
ngày 09/3/2012, tr. 8.
[5] Báo Quân đội nhân dân
số ra ngày 14/9/2012, tr. 8.
Lợi ích quốc gia là trên hết; những kẻ nào có ý định chống phá Đảng, chống phá Nhà nước hãy thức tỉnh nếu không sẽ bị nghiêm trị.
Trả lờiXóa