Ngô quyền
Sau 6 ngày làm việc nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả, Hội nghị lần thứ 7,
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (từ ngày 7 - 12/5/2018) đã hoàn thành
toàn bộ chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Phát biểu bế mạc Hội
nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "kết quả của Hội nghị thể
hiện tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết thống nhất cao của Trung ương, chắc
chắn sẽ góp phần quan trọng vào việc củng cố, phát huy những kết quả, thành
tích rất đáng trân trọng mà toàn Đảng, toàn dân đã nỗ lực phấn đấu đạt được
trong nửa đầu của nhiệm kỳ khóa 12, tạo khí thế mới, xung lực mới cho sự nghiệp
đổi mới đồng bộ và toàn diện, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát triển
đất nước nhanh và bền vững"[1].
Tại Hội nghị lần này, Trung ương đã bàn và quyết nghị những nghị quyết
rất quan trọng đó là: Nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ cán
bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm
nhiệm vụ; Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công
chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; Nghị
quyết về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Trung ương cũng đã xem
xét, thảo luận, tán thành và thống nhất cao với các Báo cáo kiểm điểm sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2017; Báo cáo các công việc
quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 6 đến Hội nghị
Trung ương 7 khóa XII; Báo cáo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong
Đảng, thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ủy ban kiểm tra các
cấp năm 2017.
Ban
Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định đồng ý để đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy
viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
khóa XII thôi giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ủy viên Ủy ban
Kiểm tra Trung ương khóa XII; bầu đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII
giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII; bầu đồng chí Hoàng Văn
Trà, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu
Quốc hội khóa XIV tỉnh Phú Yên giữ chức Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa
XII.
Ban
Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung 2 Ủy viên Ban Bí thư khóa XII là Đồng
chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa
XII. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật
đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban
Kinh tế Trung ương bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Để Tổ chức
thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết đã đề ra, trong bài phát biểu bế mạc Hội
nghị, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu các cấp các
ngành phải quyết tâm tổ chức thực hiện một cách triệt để, có hiệu quả các nội
dung của nghị quyết, trong đó nhấn mạnh:
Đối
với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ các
cấp: cần phải nghiêm túc, kiên
trì, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
mà Hội nghị đã đề ra. Đặc biệt chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng,
đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ gắn với việc học tập và
làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh; đổi mới, nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp
chiến lược, bí thư cấp ủy các cấp; kiểm soát, quản lý tốt đội ngũ cán bộ…
Ban Chấp
hành Trung ương yêu cầu xây dựng và hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực và
chống tệ chạy chức, chạy quyền, thân quen, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ;
Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lạm dụng, lợi dụng quyền lực để thực hiện
những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho tệ chạy chức,
chạy quyền…
Tổng
Bí thư chỉ rõ, để thực hiện có kết quả Nghị quyết, tất cả chúng ta, từ trên
xuống dưới, đều phải có quyết tâm rất lớn, có sự thống nhất rất cao, lãnh đạo,
chỉ đạo tập trung, quyết liệt, nói đi đôi với làm, làm cho Nghị quyết lần này
thực sự đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến rõ rệt, thu được kết quả cụ thể, cán
bộ, đảng viên và nhân dân nhìn thấy được, cảm nhận được.
Về
cải cách chính sách tiền lương: Trên cơ sở thống
nhất đánh giá những kết quả đã đạt được, hạn chế yếu kém còn tồn tại, nguyên
nhân và bài học kinh nghiệm được rút ra từ những lần cải cách tiền lương trước
đây; phân tích, dự báo tình hình kinh tế - xã hội đất nước thời gian tới, Trung
ương đã đề ra quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và chính sách,
biện pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương với nhiều nội dung
mới, có tính cải cách, đột phá, khả thi cao. Việc cải cách chính sách tiền
lương nhằm sớm xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia khoa học, minh
bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế, tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất
lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội.
Tổng
Bí thư nhấn mạnh, cần phải kiên trì, kiên quyết triển khai thực hiện thắng lợi
các nội dung cải cách đã được Hội nghị lần này đề ra. Đặc biệt, cần khẩn trương
xây dựng, hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm để làm cơ sở trả lương theo vị
trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; quyết liệt thực hiện các giải pháp
về tài chính, ngân sách, tinh giản tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả, hiệu lực
hoạt động của hệ thống chính trị và các đơn vị sự nghiệp công lập để bảo đảm đủ
nguồn cho cải cách tiền lương; bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ,
công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước....
Về cải cách chính sách BHXH:
Trung ương nhấn mạnh, trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách để
BHXH thực sự trở thành một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội; từng bước
mở rộng vững chắc tiến tới thực hiện BHXH toàn dân theo lộ trình phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quan trọng vào
việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Phát triển hệ thống chính sách BHXH
linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc
"đóng - hưởng", "công bằng", "bình đẳng",
"chia sẻ" và "bền vững"…Để bảo đảm cân đối tài chính Quỹ
BHXH trong dài hạn, cần khẩn trương bổ sung, sửa đổi, khắc phục các bất hợp lý
về chế độ bảo hiểm hưu trí hiện nay theo hướng linh hoạt hơn về điều kiện hưởng
hưu trí, chặt chẽ và đúng đắn hơn trong quy định hưởng BHXH một lần, tăng tuổi
nghỉ hưu bình quân theo lộ trình, bước đi phù hợp với từng nhóm đối tượng,
ngành nghề cụ thể để tăng tính bền vững của chính sách BHXH, thực hiện bình
đẳng giới, ứng phó với quá trình già hóa dân số, những biến đổi nhanh chóng của
thị trường lao động và sự xuất hiện của nhiều hình thức quan hệ lao động mới
dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4...
Thực
hiện có hiệu quả những nội dung của hội nghị lần thứ 7, BCH TW khóa XII là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn
thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng
nhân dân cả nước để góp phần xây dựng bộ máy nhà nước ngang tầm nhiệm vụ trong
thời kỳ mới, đồng thời góp phần xây dựng
Đảng trong sạch vững mạnh, đóng góp vào sự nghiệp lãnh đạo đất nước
trong giai đoạn hiện nay./.
[1] Nguyễn
Phú Trọng, Tổng Bí thư BCH TW Đảng CSVN
khóa XII ; Phát biểu bế mạc hội nghị TW 7, khóa XII; Hà Nội, ngày 12/5/2018;
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa