Kiên Trung
Hiện nay có không ít quan
điểm của các học giả tư sản cho rằng: nền văn minh mới không dung nạp trong bản
thân nó hình thái xã hội chủ nghĩa và cách tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội
mà C.Mác đã vạch ra cũng không còn đủ để lý giải những biến đổi về chất của thế
giới hiện đại nữa. Cách tiếp cận đó rơi vào ngõ cụt về đối nội cũng như đối ngoại,
phải theo cách tiếp cận mới rộng lớn hơn, cao hơn mới có thể hòa nhập vào nền
văn minh mới, mới có thể lý giải một cách triệt để đối với thế giới hiện đại.
Với cách tiếp cận này, những tiêu chuẩn về giai cấp, hệ tư tưởng sẽ nhường chỗ
cho những tiêu chuẩn khác như: dân tộc, văn hóa với quyền lực đang chuyển sức
mạnh vào trí thức, thuộc về trí thức mà không thuộc về bạo lực và sự giàu có
nữa.
Về mặt khoa học, chúng ta
không hề phản đối có thể và cần phải có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân
tích và nhận thức một sự vật, một hiện tượng, một quá trình bất kỳ của tự nhiên
cũng như của xã hội. Mỗi cách tiếp cận từ các góc độ khác nhau đều có những hợp
lý và thế mạnh riêng để nắm sự vật vốn có nhiều chất và nhiều thuộc tính cơ
bản. Vấn đề cần đặc biệt chú trọng ở đây là phân biệt rõ: tính khách quan,
trung thực, khoa học của bản thân phương pháp nghiên cứu, với ý đồ chủ quan,
lợi dụng hoặc đưa ra những phương pháp nhằm xuyên tạc, chống phá học thuyết
khoa học và cách mạng của C.Mác. Chẳng hạn như: “Thuyết hội tụ” với tác giả
tiêu biểu của nó là Buckingham (Mỹ) và Tinhhergen (Hà Lan); Thuyết “Chủ nghĩa
tiến hóa”, với các tác giả là Brêdinski; “Thuyết xã hội sau công nghiệp” hay
“Xã hội tiêu thụ” với các tác giả tiêu biểu như: R.Phirastie, D.Ben,.. Đặc biệt, gần đây nhất nhà tương lai học người Mỹ - Alvin
Toffer với thuyết “Ba làn sóng” tức “Ba nền văn minh” lần lượt kế tiếp nhau,
v.v..
Trên
thực tế, các phương pháp tiếp cận xã hội trên đây không giải quyết được một
cách đúng đắn, khoa học về đời sống xã hội và lịch sử phát triển của xã hội
loài người. Do đó, nó hoàn toàn không thể trở thành “cứu cánh”, hay “điểm tựa”
về mặt lý luận để các học giả tư sản có thể xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác.
Ngược lại, kể từ khi học thuyết hình thái kinh tế - xã hội ra đời cho
đến nay, tuy thực tiễn xã hội và sự phát triển của nhận thức khoa học đã bổ
sung, phát triển mới các quan niệm lịch sử xã hội; cho dù đã, đang và tiếp tục chịu bao sự công
kích, chống phá của kẻ thù, song học thuyết vẫn chứng tỏ giá trị khoa học và cách
mạng của nó. Lẽ dĩ nhiên, sức sống
của học thuyết không phải ở câu chữ đã được C.Mác viết ra, mà là ở một phương
pháp luận khoa học. Phương pháp tiếp cận xã hội của C.Mác vẫn chứng tỏ là phương pháp đúng đắn và hoàn bị nhất, với tinh
thần triệt để khoa học và cách mạng nhất. Nó vạch rõ quy luật vận động tất yếu
của nhân loại cùng với động lực của sự phát triển đó không
phải do một lực lượng tinh thần hoặc lực lượng siêu nhiên thần bí nào cả, mà do
hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là thực tiễn lao động sản xuất vật
chất dưới tác động sự tác động của các quy luật khách quan, cơ bản và phổ biến chung
của mọi chế độ xã hội loài người. Ở đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất của sự phát
triển xã hội.
Cùng
với quy luật cơ bản này, quy luật quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng cho phép con người có thể nhận rõ được vai trò, tính chất, tác
dụng của những mặt cơ bản nhất của xã hội, đó là lực lượng sản xuất, quan hệ
sản xuất và kiến trúc thượng tầng xã hội để có thể tự giác vận dụng quy luật và
chủ động tác động vào những mặt cơ bản nhất đó của xã hội nhằm cải biến xã hội
theo mục đích của mình.
Bọn phản động chuyện gì cũng xuyên tạc được
Trả lờiXóa