Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

KHÔNG CÓ CHUYỆN VIỆT NAM “ĐÀN ÁP” CÁC HOẠT ĐỘNG TỰ DO TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

Hồng Hạc

Ngày 04/5/2023, trên trang blog BBC News Tiếng Việt tán phát bài “Mỹ muốn đưa Việt Nam vào nhóm “đáng quan ngại” về tự do tôn giáo vì khởi tố một mục sư”; ngày 07/5/2023, trên trang blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng Ngọc Lan tán phát bài “Các thánh tử đạo của Phật giáo Việt Nam”, nội dung xuyên tạc chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta; vu cáo Việt Nam “đàn áp” các hoạt động tôn giáo của người dân tộc thiểu số; kích động mâu thuẫn, gây chia rẽ mối đoàn kết giữa các tôn giáo, giữa tôn giáo với chính quyền Việt Nam.

Các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam sinh sống đan xen, tập trung chủ yếu ở vùng xâu, vùng xa, vùng biên giới - địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh và quốc phòng của đất nước. Những năm gần đây, vùng đồng bào các DTTS ở nước ta là khu vực thường xuyên xảy ra những bất ổn về mặt chính trị - xã hội. Trong đó, tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị xã hội và sự phát triển bền vững vùng DTTS.

Khu vực miền núi phía Bắc là địa bàn cư trú của khá đông các tộc người thiểu số ở Việt Nam, trong đó các dân tộc Thái, Mường, Mông, Tày, Nùng, Dao,... là những dân tộc có số dân tương đối đông. Đồng bào các DTTS ở khu vực này trước đây đa phần theo tín ngưỡng dân gian thờ cúng tổ tiên, tôn thờ thần sông, thần núi, thần mưa, thần gió,... Từ năm 1986 trở lại đây, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở khu vực này có khá nhiều những diễn biến phức tạp. Hiện nay, khu vực này đã có sự hiện diện của các tôn giáo như Công giáo, Tin lành và Phật giáo. Những năm gần đây, đạo Tin lành xâm nhập “ồ ạt” trong cộng đồng người Mông, đạo Công giáo đang cố gắng củng cố lại đức tin và phát triển, mở rộng thêm số lượng tín đồ, Phật giáo cũng đang nỗ lực thúc đẩy sự tái hiện diện tại khu vực này(.

Khu vực duyên hải miền Trung là địa bàn tập trung khá đa dạng các dân tộc, trong đó, đáng chú ý là cộng đồng người Chăm (tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận) theo Bà la môn giáo và Hồi giáo. Trong những năm gần đây, một số ít đồng bào Chăm đã từ bỏ tôn giáo truyền thống để theo các tôn giáo khác như Tin lành, Công giáo và Bahai. Bên cạnh đó, còn có hiện tượng người Chăm cải đạo, chuyển đạo từ Bà la môn giáo hay từ Hồi giáo cũ (Bàni) sang theo Hồi giáo mới (Islam). Mặc dù hiện tượng cải đạo, chuyển đạo trong cộng đồng người Chăm ở khu vực này không nhiều nhưng cũng đã gây nên những bất ổn nhất định trong cộng đồng.

Khu vực Tây Nguyên hiện là địa bàn cư trú của 46/53 tộc người ở Việt Nam, trong đó các DTTS có dân số đông là Giarai, Êđê, Bana. Từ rất sớm, Công giáo và đạo Tin lành đã được truyền vào khu vực này (Công giáo từ những năm 1850, đạo Tin lành từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX) nhưng phát triển khá cầm chừng. Tuy nhiên, những thập niên gần đây, hai tôn giáo này, đặc biệt là Tin lành phát triển rất nhanh, có tính đột biến trong nhiều vùng đồng bào DTTS. Một bộ phận đồng bào DTTS trước đây đã từng theo Công giáo, qua một thời gian nhạt đạo nay trở lại đạo. Đồng thời, hai tôn giáo này cũng thu hút được rất đông tín đồ là người DTTS ở cả những vùng trước đây vốn chưa hề có sự hiện diện của tôn giáo, thậm chí cả trong các vùng căn cứ kháng chiến cũ và thu hút được một bộ phận cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, Phật giáo cũng được quan tâm thúc đẩy mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở khu vực này. Giáo hội Phật giáo đã từng tổ chức các cuộc đại quy y cho hàng ngàn đồng bào DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, Phật giáo không có được nhiều thuận lợi như Tin lành và Công giáo trong việc duy trì sinh hoạt, củng cố đức tin cho đồng bào.

Khu vực Tây Nam Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của người Khmer. Bên cạnh người Khmer, DTTS ở vùng này còn có người Chăm, người Hoa. Nói đến người Khmer ở khu vực Tây Nam bộ là nói đến Phật giáo Nam tông. Phật giáo Nam tông đã ăn sâu vào mạch sống của dân tộc này và trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer. Tuy nhiên, những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, vai trò của Phật giáo Nam tông đã dần giảm sút trong đời sống của cộng đồng dân tộc Khmer. Bên cạnh đó, với nỗ lực truyền giáo của đạo Tin lành, một bộ phận người Khmer đã từ bỏ Phật giáo truyền thống sang theo đạo Tin lành(4).

Như vậy, nhìn một cách tổng thể, ở tất cả các khu vực có đồng bào DTTS sinh sống, đời sống tôn giáo của đồng bào đều có những biến động rất lớn liên quan đến các tôn giáo như Phật giáo, Tin lành và Công giáo. Sự hiện diện đột biến của các tôn giáo này tại các khu vực mà trước đây chưa từng có ảnh hưởng của nó (hoặc có nhưng rất ít) đã gây nên những xáo trộn rất lớn cho đời sống xã hội của đồng bào trên nhiều phương diện. 

Có thể khẳng định ngay rằng không có chuyện ở Việt Nam đàn áp, hạn chế tự do tôn giáo, cũng không có tội danh nào là “tội danh mơ hồ” để đàn áp tôn giáo. Ngay trong Bản Hiến pháp đầu tiên, năm 1946 của nước ta, tại Điều 10, ghi rõ: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”; Hiến pháp năm 2013 (Điều 24), đã công nhận: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo…”, những điều khoản đó hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Một số bộ luật quan trọng của Việt Nam: Bộ luật Hình sự 2015 (Điều 116); Luật Tổ chức chính phủ 2015 (Điều 17); Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016; Bộ luật Giáo dục 2019 (Điều 13, 20) đều ghi rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, mọi tổ chức tôn giáo, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Không có điều khoản nào về an ninh quốc gia, "tội danh mơ hồ" để "đàn áp, hạn chế” tự do tôn giáo. ở Việt Nam cũng không có khái niệm “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo” mà chỉ có người vi phạm pháp luật, phải thực hiện cải tạo trong các nhà tù. Bất kỳ công dân Việt Nam nào nếu vi phạm pháp luật, chống đối Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia... thì dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo cũng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đương nhiên, những tổ chức bất hợp pháp, núp dưới danh nghĩa tôn giáo, nói xấu Đảng, Nhà nước, tuyên truyền chống phá đất nước thì không có đất để tồn tại ở Việt Nam.

Ở mỗi vùng miền trên dải đất hình chữ S, tôn giáo có đặc trưng riêng, thể hiện nét đẹp của văn hóa, những lễ hội tôn giáo và những điều tốt đẹp của nó có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng, ảnh hưởng đến đông đảo cá nhân trong xã hội như Lễ Phật Đản; Lễ Vu Lan báo hiếu, Lễ Chúa giáng sinh... Vì vậy, những kẻ âm mưu gây dựng tổ chức bất hợp pháp hay cố tình đưa ra những luận điệu xuyên tạc vấn đề tôn giáo ở Việt Nam đừng hy vọng, vì dù nhầm lẫn hay cố tình xuyên tạc để thực hiện mưu đồ chống phá Việt Nam cũng sẽ thất bại./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét