LP
Trong thời gian gần đây, trên những phương tiện thông tin đã xuất hiện không ít những quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, trong đó có nội dung xuyên tạc lý luận về đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chúng rêu rao cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin khi khẳng định đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của sự phát triển lịch sử là đã tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp và đó là căn nguyên cho các cuộc chiến tranh, xung đột, khủng bố đẫm máu đang diễn ra hiện nay.
Những ai đã từng đọc và nghiên cứu lý luận Mác
- Lênin đều thấy rằng, đấu tranh giai cấp là một trong những nội dung căn bản
nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết quả tất yếu của sự vận dụng và mở rộng chủ
nghĩa duy vật biện chứng vào xem xét lĩnh vực xã hội. Lý luận về giai cấp và đấu
tranh giai cấp đã và đang là cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học để các đảng
cộng sản và giai cấp công nhân trên thế giới, trong đó có Việt Nam xác định đường
lối chiến lược, sách lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mặc dù chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định đấu tranh giai cấp là động lực
trực tiếp của sự phát triển lịch sử nhưng không có nghĩa suy diễn là chủ nghĩa
Mác - Lênin đã tuyệt đối hóa vai trò của đấu tranh giai cấp. Bởi vì, khi đưa ra
quan điểm đó, các nhà kinh điển mác xít đã khẳng định rằng giai cấp và đấu
tranh giai cấp là một phạm trù lịch sử, chỉ xuất hiện trong xã hội có giai cấp.
Theo C.Mác, trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của
giai cấp bị trị. Giai cấp bị trị không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà
họ còn bị áp bức về chính trị, tư tưởng và tinh thần. Giai cấp thống trị bao giờ
cũng dùng mọi biện pháp và phương tiện bảo vệ địa vị giai cấp của họ, duy trì củng
cố chế độ kinh tế, xã hội cho phép họ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi giai
cấp. Lợi ích căn bản của giai cấp bị trị đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp
thống trị - đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới đấu tranh giai cấp. Nguyên
nhân sâu xa dẫn tới đấu tranh giai cấp, theo C.Mác là mâu thuẫn giữa trình độ
phát triển cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất đã lỗi thời. Sự phát
triển khách quan của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến việc xã hội phải xóa bỏ
bằng cách này hay cách khác quan hệ sản xuất cũ và thay thế nó bằng một kiểu
quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đặc
biệt, trong Thư gửi Vâyđơmaiơ, C.Mác đã chỉ ra 3 điểm mới về giai cấp, đó là:
1) Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử
nhất định của sản xuất, 2) Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản,
3) Bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu mọi giai
cấp và tiến tới xã hội không có giai cấp. Như vậy, khi khẳng định giai cấp chỉ
xuất hiện trong những điều kiện nhất định thì đồng thời đấu tranh giai cấp là tất
yếu khách quan.
Hơn nữa, khi coi đấu tranh giai cấp là động lực
trực tiếp của sự phát triển lịch sử nhưng chủ nghĩa Mác - Lênin không bao giờ
coi đấu tranh giai cấp là động lực duy nhất trong xã hội có giai cấp. C.Mác chỉ
ra, ngoài đấu tranh giai cấp ra còn nhiều động lực khác như: đạo đức, tư tưởng,
văn hóa, giáo dục… vị trí, vai trò của mỗi động lực là khác nhau. Đó là giá trị
khoa học, cách mạng của lý luận Mác - Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp
mà các quan điểm khác chưa thể đạt đến. Nhận thức sâu sắc được điều này sẽ giúp
chúng ta có cách nhìn khoa học, biện chứng tránh được tư tưởng tuyệt đối hóa hoặc
coi nhẹ, xem thường đấu tranh giai cấp hiện nay. Trước sự chống phá của các thế
lực thù địch, đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên cứu cho thấu đáo, không được tuyệt
đối hóa vai trò của đấu tranh giai cấp, nhưng cũng không được mơ hồ, xóa nhòa
đi đấu tranh giai cấp. Việc nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin giúp
chúng ta có cơ sở khoa học để nhận diện được chính xác, khách quan các luận điểm
phản động, từ đó có những căn cứ và luận chứng sắc bén để đánh bại sự xuyên tạc
của kẻ thù.
bài viết rất thiết thực
Trả lờiXóa