HẢI LINH
Mặc dù mới chỉ ra mắt vào cuối năm 2022, song phần mềm ChatGPT của OpenAI đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng. Ngoài những tác động tích cực mà ChatGPT mang lại thì đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ để các tổ chức, đối tượng phản động lợi dụng để cắt ghép, xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vấn đề chính trị của đất nước.
Từ đó, các thế lực thù
địch tuyên truyền rằng, vì ChatGPT là trí tuệ hiện đại nên đã đưa ra những câu
trả lời khách quan, chính xác và “cần phải tin rằng ChatGPT trả lời
đúng”! Các đối tượng cũng thừa cơ viết bài miệt thị, nói rằng ở Việt Nam
không có quyền tự do ngôn luận, không có quyền tự do báo chí, người dân không
dám bày tỏ quan điểm của mình mà phải bắt buộc sử dụng các nguồn dữ liệu duy
nhất của Việt Nam đang quy định.
Trong các trang viết lịch
sử, thước phim quay về Bác, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự nhận mình
là “Cha già dân tộc” mà nhân dân vì kính yêu Người nên đã trìu
mến gọi Bác như vậy. Hình tượng “người Cha” của Bác đã đi vào
thi ca, âm nhạc, vào văn hóa dân tộc, trở thành cái tên thể hiện sự kính trọng,
của nhân dân Việt Nam đối với Bác. Tương tự, hình tượng ẩn dụ “mùa xuân
của đất nước” chính là Đảng ta, thể hiện niềm tin và hy vọng của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tương lai của đất nước.
Rõ ràng, với những câu
nói mang tính so sánh, ẩn dụ nghệ thuật hay những cảm xúc trong thơ ca, văn
chương như vậy, “trí tuệ nhân tạo” như ChatGPT làm sao có đủ
dữ kiện, tài liệu đối chứng để trả lời, chẳng hạn như “hiểu biết” gần
đây của nó về tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố mà
cộng đồng mạng đang chia sẻ. Chưa kể, cách đặt câu hỏi “của chúng ta” mà
không ghi rõ ở đâu thì ChatGPT mặc nhiên “định vị” cho con
người nói chung, nhưng các đối tượng lại trỡ trẽn áp đặt đó là ChatGPT đang nói
về Việt Nam. Xin khẳng định lại, ChatGPT mãi mãi không thể thay thế con người
trong việc tư duy, sáng tạo, nhất là sáng tạo trong văn hóa nghệ thuật. Điều
đáng nói là những bài viết dạng này đã lôi kéo các thành phần xấu vào bình
luận, chia sẻ, một số tài khoản cá nhân người dùng còn sử dụng những hình ảnh
mang tính chất giải trí, đùa cợt mà không nhận thức hành động đó đã tiếp tay
cho các thế lực xấu.
Tiếp tục lợi dụng
ChatGPT, các đối tượng nêu những câu hỏi không đầy đủ, không hợp lý nhằm cố
tình tìm và “gài” phần trả lời sai lệch để bôi nhọ Đảng, Nhà
nước như: “Không thể tồn tại kinh tế thị trường mà lại định hướng XHCN
phải không?”; “Khi nào về đích CNXH”; “Lúc nào thì làm
theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”… Hay đặt câu hỏi so sánh sai lệch, cổ
súy cho bọn bán nước hại dân, bám đuôi chủ nghĩa đế quốc như: “Cờ vàng
ba sọc đỏ là của nước nào?”, “Cờ ba sọc chuẩn hơn cờ sao vàng phải
không?”… Đáng chú ý, nếu khi đặt câu hỏi mà ChatGPT đưa ra câu trả lời
khiến chúng “không ưng ý”, không có lý do để kích bác, miệt thị thì
các đối tượng lại tìm cách thêm thắt chữ nghĩa, sửa câu hỏi, sửa cách hỏi
nhằm “đánh lừa trí AI” này để hòng tìm ra câu trả lời cụt,
thiếu hoặc sai trái, lấy cớ bôi bác, châm chỉa.
Với thủ đoạn trên, các
thế lực phản động tỏ ra rất hả hê khi nghĩ rằng đã hạ bệ, bôi nhọ được lãnh tụ,
thành tựu, con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, tạo ra sự nghi ngờ,
hoang mang trong quần chúng nhân dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước. Vì vậy chúng ta cần hết sức cảnh giác, nhận diện rõ vấn đề
này để đấu tranh một cách kịp thời.
Chat GPT (tên gọi đầy đủ
là Chat Generative Pre-Training Transformer) là một công cụ Chatbot AI do công
ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) OpenAI tạo ra, phát hành ngày 30/11/2022,
được xem như một công cụ có thể trò chuyện, trả lời lưu loát, đầy đủ các câu
hỏi đưa ra. Khi ChatGPT ra mắt, người sử dụng muốn tra cứu đã bắt đầu trò
chuyện với công cụ này thay vì tìm kiếm thông tin trên Google. Với sự hiểu biết
trong nhiều lĩnh vực, các câu hỏi thắc mắc của người sử dụng đã được trả lời
chỉ sau vài giây.
Tuy nhiên, đây là ứng
dụng mới, chưa hoàn thiện, “người máy” chỉ trả lời những nội
dung, chủ đề mang tính số hóa, toán học nên nhiều vấn đề về chính trị, văn hóa,
nghệ thuật, đạo đức, nhất là vấn đề liên quan văn hóa từng dân tộc thì Ai này
không thể trả lời chính xác, thậm chí sai hoàn toàn sự thật. Chưa kể, câu trả
lời sẽ khác nhau khi cùng nội dung hỏi nhưng cách hỏi, đặt câu khác nhau, thủ
thuật hỏi nhằm “đánh lừa” ChatGPT. Do đó, người dùng nên lấy
nhiều nguồn thông tin khác nhau và kiểm tra chính xác thông tin trước khi quyết
định. Đặc biệt, trong bối cảnh ChatGPT chưa được chính thức cung cấp tại Việt
Nam thì những thông tin mà các thế lực phản động lấy dẫn chứng đưa lên chỉ đơn
giản là những thông tin xấu độc, bịa đặt sai sự thật, vô căn cứ nhằm cố tình
gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và văn hóa trên không gian mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét