LP
Các thế lực thù địch đã vô cùng sai lầm khi chỉ căn cứ vào việc phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội để quy chụp Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Bởi vì, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì sự tồn tại, phát triển của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan. Qua nhiều kỳ đại hội, Đảng ta đã đề cập những nét cơ bản của nền kinh tế nhiều thanh phần.
Đặc biêt,
Cương lĩnh năm 1991 xác định đường lối của Đảng là: “Phát triển một nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, Cương lĩnh nêu rõ:
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo... Kinh tế cá thể còn có phạm vi lớn, từng
bước đi vào con đường làm ăn hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng
có lợi. Tư bản tư nhân được kinh doanh ở những ngành có lợi cho quốc kế dân
sinh do pháp luật quy định. Đến nay, các thành phần kinh tế, các bộ phận hợp
thành nền kinh tế quốc dân đều có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng
thời nhằm phát triển lực lượng sản xuất, Đảng ta xác định: Kinh tế tư nhân
là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích
phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội. Như vậy, kinh tế tư nhân ở nước ta không phải phát triển một cách tự
phát mà phải tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà nước, được định hướng hoạt
động phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước.
Nhằm tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển,
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh mở rộng quy mô, nâng
cao hiệu quả hoạt động, tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp
tác hoặc chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp thông
qua các chính sách như: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất
trong những năm đầu hoạt động; tư vấn, hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp,
xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; tổ chức công tác tài chính, kế toán;
cung cấp thông tin; hướng dẫn quản trị doanh nghiệp và tư vấn pháp luật. Hoàn
thiện và bảo đảm thực thi minh bạch, hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tạo tiền đề
hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân sở hữu hỗn hợp, bao gồm cả việc góp vốn
vào các tập đoàn kinh tế nhà nước có tiềm lực vững mạnh, đủ sức cạnh tranh,
tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, đặc biệt là trong
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, nông nghiệp. Bảo đảm các cơ chế,
chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân phù hợp với cơ chế
thị trường và thúc đẩy tính tự chủ, cạnh tranh của kinh tế tư nhân; không biến
các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thành bao cấp, phục vụ
“lợi ích nhóm” dưới mọi hình thức. Không biến việc chấp thuận, xác nhận, chứng
nhận đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật thành giấy phép con,
gây cản trở hoạt động của kinh tế tư nhân...
Mặt khác, cũng cần nhận thức, giữa nền kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam có sự khác nhau căn bản và điểm khác biệt rõ nhất là trong nền
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, người làm chủ là giới chủ tư bản, là giai
cấp tư sản, còn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, người làm chủ là Nhân dân. Vấn đề này, Đại hội VI Đảng ta xác định: Đảng
lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, “cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng”. Nhằm khẳng định lại những quan điểm trên, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra những nội hàm cơ bản về nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như sau: “Đó là nền kinh tế thị trường
hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh
tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng
cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và
kế hoạch phát triển kinh tế xã - hội”.
Như vậy, những luận điểm sai trái xuyên tạc
quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân là những quan điểm chủ quan,
không có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, cán bộ, đảng viên và Nhân dân
nâng cao nhận thức và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực
thù địch trên mặt trận tư tưởng, lý luận... nhằm bảo vệ vững chắc nền tảng tư
tưởng của Đảng trong tình hình mới
bài viết rất hay
Trả lờiXóa