Phạm Trung
Hiện nay, Việt Nam và nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền tư sản khác nhau về chất. Để tránh nhầm lẫn giữa nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà nước pháp quyền tư sản cần phải nắm chắc một số đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền mà Đảng ta chủ trương xây dựng.
Một là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của
dân, do dân và vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm
soát chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
Ba là, nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật
và bảo đảm cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều
chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bốn là, nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng
thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám
sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên của Mặt trận.
Đặc trưng cơ bản trên phản ánh bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, tạo ra sự khác biệt về chất so với nhà nước pháp quyền tư sản.
Sự khác nhau này thể hiện: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa là công cụ bảo
vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội
chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm
và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng
định: “Chúng ta nhận thức rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất
khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ
nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản,
còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân”[1].
Bản chất tốt đẹp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ
sở khoa học để đấu tranh bác bỏ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù
địch. Đồng thời, những đặc trưng bản chất trên vừa là mục tiêu, vừa là động lực
để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nỗ lực xây dựng và thực hiện Đề án “Chiến lược
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
[1]
Nguyễn Phú Trọng
(2021), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Báo
Quân đội nhân dân online, ngày 16/5/2021, 20:38.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét