Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

SỰ THẬT VỀ LUẬN ĐIỂM “CỔ PHẦN HÓA LÀ CÔNG NHÂN KHÔNG BỊ BÓC LỘT”


                                          HB
Phải chăng, hiện nay các nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân đã “trung lưu hoá” và đều có cổ phần trong xí nghiệp, công ty cho nên giai cấp công nhân cùng giai cấp tư sản đều là ông chủ vì vậy giai cấp công nhân không còn bị bóc lột nữa?
Đúng là hiện nay, việc thực hiện cổ phần hóa ở các nước tư bản phát triển đang diễn ra với quy mô ngày càng rộng khắp. Ngưi dân trong đó có cả giai cấp công nhân hễ có tiền tích luỹ là có thể mua cổ phiếu ở xí nghiệp, công ty cổ phần nào đó, với hy vọng thu lợi tức cổ phần và lãi vốn. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, việc bán cổ phiếu cho công nhân không những không động chạm đến quyền lợi của giới chủ, mà trái lại càng làm tăng thêm quyền lực kinh tế cho bọn tư bản. Bởi vì, một chủ tư bản trong tay không cần một số lượng lớn tư bản, nhưng nhờ huy động vốn thông qua cổ phần hóa nên có lượng tư bản đủ lớn để sản xuất kinh doanh, mà vẫn đảm bảo cho tư bản vẫn có thể chi phối cả công ty, hoặc nhiều công ty. Tư bản bán cổ phiếu cho ngưòi lao động chỉ diễn ra trong một chừng mực nhất định mà không tổn hại đến quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đến lợi ích của giới chủ. Khi đã có cổ phiếu, dù người công nhân có được những quyền lợi nhất định gắn với tình hình sản xuất của công ty và thu được lợi tức do kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đem lại, nhưng thực chất nguồn lợi nhuận ấy chính là một phần giá trị thặng dư do chính bản thân công nhân làm ra, chứ không phải bớt đi giá trị thặng dư mà giới chủ tư bản đã bỏ túi.
Vậy là, người công nhân không phải đã trở thành “nhà tư bản” theo cái cách người ta nói, mà là “thành nhà tư bản đối với chính mình”. Như vậy, công nhân hiện nay dù có cổ phiếu với giá trị cao hơn trước cũng chẳng vì thế mà thay đổi địa vị làm thuê và bị bóc lột trong xã hội tư bản. Chế độ cổ phiếu thật sự là một phương pháp hữu hiệu để giai cấp tư sản trói cht người lao động và bắt họ lệ thuộc hơn nữa vào tư bản. Hy vọng thay đổi địa vị người lao động trở thành người chủ thật sự ở các nước tư bản chủ nghĩa chỉ là ảo tưởng, hoặc đó là hành động tự lừa dối mình mà thôi. Việc mua bán cổ phiếu ở các nước tư bản đã tạo nên cái gọi là “hiệu ứng của cải”, làm cho tình hình mua đi bán lại các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ngày càng trở nên nhộn nhịp, làm cho tư bản sẽ ngày càng tăng lên so với tư bản thực tế và càng nói lên tính chất ăn bám của chủ nghĩa tư bản độc quyền, chứ chẳng phải chủ nghĩa tư bản đã là “chủ nghĩa tư bản nhân dân” như người ta cố tình nói.
Giai cấp công nhân nếu đã trở nên “trung lưu hoá”, thì sự “trung lưu hoá” ấy cũng là sự phản ánh mức sống của họ trong điều kiện mới – đó là do tiến bộ chung của sự phát triển xã hội và là kết quả đấu tranh, liên tục, bền bỉ của chính giai cấp công nhân trong đấu tranh chống giai cấp tư sản suốt nhiều thế kỷ qua chứ không phải làm thay đổi bản chất cách mạng của giai cấp công nhân; sự trung lưu hóa đó là biểu hiện của giai cấp tư sản đã điều chỉnh. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, cũng như sự biến đổi cơ cấu xã hội, mức sống cao về vật chất, tinh thần của giai cấp công nhân làm cho diện mạo của giai cấp công nhân hiện đại trong xã hội tư bản không còn giống như những mô tả của C. Mác trong thế kỷ XIX.
Đó là sự thật. Thế nhưng giai cấp công nhân đã là ông chủ như giai cấp tư sản nên không phải bị bóc lột nữa thì đúng thật là mù quáng và hoang đường. Đó chỉ là những luận điểm của những kẻ ăn bám đi lừa dối những người lao động để nhằm duy trì sự bóc lột mà thôi.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét