Tôi được biết vừa qua “ông” có
trả lời phỏng vấn cho một số hãng truyền thông phương Tây, bàn về “vấn đề này”, “vấn đề nọ” của các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Trong đó, nhiều lần “ông”
nhấn mạnh tới cụm từ “trung thực” và cách ông gọi, xưng hô cũng rất là “đặc
biệt”. Nên, tôi mạnh dạn gửi tới “ông” vài lời trao đổi, với tư cách của một công
dân Việt Nam
hiện nay. Song, với cá tính của tôi không thích vòng vo “Tam Quốc”, vậy tôi trao
đổi luôn với ông như sau:
Thông lệ người Việt
Nam khi muốn nói chuyện hoặc viết một lá thư cho ai đó, thường phải có lời chào
hỏi! Sau rồi mới nói chuyện hoặc viết các nội dung tiếp theo cho người mình cần
tâm sự, trao đổi, thổ lộ tình cảm v.v.. Song, với ông một con người “đặc biệt”,
“nổi đình, nổi đám” như hiện nay, thì rất khó cho tôi ở màn chào hỏi, xưng hô.
Tại sao tôi nói như vậy? Bởi, hễ ai là một người dân Việt Nam hiện nay thì ít nhiều đều có sự hiểu biết về
lịch sử dân tộc Việt Nam ,
cá nhân tôi cũng vậy.
Tôi được biết trong lịch sử dân tộc Việt Nam có một điều
quy ước bất thành văn là: Nếu ai có công với dân, với nước thì được nhân dân
kính trọng, tôn sùng và khi họ mất đi
được nhân dân thờ cúng quanh năm. Đồng thời, trong cách xưng hô, nhân dân dùng
những từ ngữ hết sức kính trọng như: “Bố cái Đại vương”, “Cha hiền”, “Đức thánh
Trần”, “Thánh mẫu” v.v.. Còn những ai đi ngược lại lợi ích của dân tộc, cam
chịu làm tay sai cho giặc như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh v.v..
thì nhân dân gọi là “thằng phản bội”, “kẻ phản quốc” hay “tên bán nước”, “kẻ
cõng rắn, cắn gà nhà”. Chẳng hạn, trong “Bình Ngô Đại Cáo”, Nguyễn Trãi có
viết: “Bọn gian tà bán nước cầu vinh” hoặc khi Quang Trung kéo quân ra Bắc để
đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh, nhân dân đã truyền khẩu nhau: “Phải băm vằm
tên vua Lê Chiêu Thống; Phải đập tan 29 vạn quân Thanh” hoặc khi Triều đình nhà
Nguyễn cắt đất 3 tỉnh miền Tây và 3 tỉnh miền Đông cho thực dân Pháp, thì Cử
nhân Phan Văn Trị dựng cờ khởi nghĩa - nghĩa quân đã hô vang khẩu hiệu: “Phan,
Lâm bán nước, triều đình hại dân/ phải moi gan Tự Đức/ phải uống máu Tự Đức
v.v..
Vậy, theo “ông” tôi phải gọi ông như thế nào cho phải
đạo đúng với thông lệ về cách xưng hô trong lịch sử của con dân Việt Nam ? Thế
mà “ông” tự cho mình là người am hiểu lịch sử của dân tộc nhưng cách xưng hô
của “ông” trong trả lời phỏng vấn cho một số hãng truyền thông, khi “ông” đề
cập tới những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, tôi thấy không ngang tầm
với sự hiểu biết và tuổi tác của “ông”. Lẽ ra vào cái tuổi 89 gần đất xa trời,
gần nghĩa địa xa nhà ở như “ông”, phải là người mẫu mực tiêu biểu về phẩm hạnh để
con, cháu ông noi theo. Thế mà chỉ vì vài đồng tiền trợ cấp thất nghiệp, vài
đồng nhuận bút của xứ người mà “ông” đã quay lưng lại với dân tộc, với đất nước
đã cưu mang, đùm bọc, nuôi nấng ông thành kiếp con người. Chắc hẳn Ông còn nhớ
một nhà thơ đã viết về những kẻ như Ông thế nào không? Tôi nói để Ông rõ nhé.
“Liếm gót giầy Tây béo mập đầu”. Tôi đề cập như vậy theo “ông” có đúng không?
Bảo Bối
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét