Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

Luật sư mà không nắm được luật?

rước và trong khi Tòa án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội tiến hành phiên tòa sơ thẩm xét xử các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các bị cáo liên quan vụ án xảy ra tại Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam, trang tiếng Việt của BBC, VOA,… lại được dịp diễn trò.
Có thể nói, thiếu tự trọng nhất là họ đưa ra thứ giọng điệu như cố chứng minh câu thành ngữ “lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” biểu hiện trên thực tế như thế nào; bởi trước đó các trang này đăng nhiều tin, bài đề cập tham nhũng ở Việt Nam, nhưng khi Việt Nam rất quyết liệt chống tham nhũng thì họ lại quay ra coi đó là “đấu đá nội bộ”! Và khi một người nước ngoài là bà P. Schlagenhauf nhân danh “luật sư của Trịnh Xuân Thanh” không được nhập cảnh Việt Nam, là các trang này như vớ được vàng, thi nhau đưa tin, phỏng vấn, bình luận theo chiều hướng vu cáo, vu khống.
Cũng là một chuyện kỳ quặc, bà P. Schlagenhauf không phải là người làm nghề luật ở Việt Nam, không phải là luật sư của Trịnh Xuân Thanh trước tòa án Việt Nam, nghĩa là bà không mảy may có tư cách pháp nhân về nghề luật ở Việt Nam, cũng chẳng được TAND thành phố Hà Nội mời dự phiên tòa, thế mà bà vẫn tự cấp cho mình quyền “dự định tới Việt Nam để phối hợp với các cộng sự về vụ việc của ông Thanh trong thời gian diễn ra các phiên xét xử” (VOA, 5-1-2018)? Đến khi không được nhập cảnh theo Điều 21 “Các trường hợp chưa cho nhập cảnh” theo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thì bà lên BBC, VOA,… coi đó là “hành động bất hợp pháp”, rồi chuyện nọ xọ chuyện chuyện kia, bà xưng xưng vu cáo, quy kết đó là “bằng chứng cho tôi thấy rằng phiên tòa xét xử thân chủ của tôi sẽ không được tiến hành theo đúng luật và tôn trọng pháp quyền” (BBC, 7-1-2018)! Và bà làm gợi nhớ sự kiện xảy ra năm 2016, ông M. Patzelt (cùng quốc tịch với bà P. Schlagenhauf) cũng đến trước TAND thành phố Hà Nội khuơ khuơ hộ chiếu đòi vào dự một phiên tòa xét xử một số người đã có hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”!
Qua các sự kiện trên có thể đặt câu hỏi: Chẳng lẽ làm nghề luật mà mấy vị này không nắm được luật? Vì chí ít họ cũng phải hiểu biết các vấn đề cơ bản mà Công ước Quốc tế về những quyền Dân sự và Chính trị được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 1966 quy định: “Các dân tộc đều có quyền tự quyết. Chiếu theo quyền này, họ được tự do quyết định chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa” (khoản 1 Điều 1), “… Báo chí và công chúng có thể không được tham dự một phần hay toàn thể phiên xử, vì nhu cầu đạo lý, trật tự công cộng hay an ninh quốc gia trong một xã hội dân chủ, hay để bảo vệ đời sống riêng tư của các đương sự tranh tụng, hay, trong những trường hợp thật cần thiết, khi tòa án quyết định rằng xét xử công khai sẽ làm thiệt hại quyền lợi của công lý…” (khoản 1 Điều 14)? Theo đó thì Việt Nam có quyền tự quyết, có quyền lựa chọn chế độ chính trị, và không phải người làm nghề luật ở nước khác là có quyền dự một phiên tòa ở Việt Nam, dù không được mời. Do vậy, dẫu không muốn khuyên họ học hỏi thêm về luật thì vẫn lưu ý họ đừng có hành động kỳ quặc làm ảnh hưởng uy tín nghề nghiệp!
Theo Báo Nhân dân

1 nhận xét:

  1. Người dân Việt Nam hãy yêu nước bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh, đừng để cho bọn phản quốc lợi dụng.

    Trả lờiXóa