Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Trước hết phải là người Việt Nam thì mới nói về Việt Nam



          Hiện nay trên các trang blog có nhiều bài viết về Việt Nam của những con người với tên “ Việt” hẳn hoi ở các góc độ khác nhau. Họ viết nhiều và cũng liên tục, nhưng nội dung lại không đúng với đạo lý, lẽ sống…của truyền thống dân tộc. Đạo lý, lẽ sống có tính thông thường nhất mà mỗi con người, thế hệ người Việt Nam có nhiều, nhưng tập trung nhất ở “ Uống nước, nhớ nguồn” : “ Tôn sư, trọng đạo”; “ tôn vinh những người có công với nước, với dân, với cộng đồng làng xóm”; “ Thờ mẹ, kính cha”,v.v.  Những nội dung ấy như một chuẩn mực giá trị, đạo đức, văn hóa để làm “ Người Việt Nam”.  Trái ngược với những chuẩn mực ấy là sự lên án, nguyền rủa những kẻ phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân; nói xấu các bậc tiền bối có công với dân tộc,v.v.
          Ấy thế mà, những kẻ như: Nguyễn Dân;  Phạm Võ Ngọc Ánh; Phạm Chí Dũng; Nguyễn Văn Hải,v.v đã có những bài viết trên trang Blog Dân làm báo;  Blog VOA; Blog Bauxitte Vietnam; Blog Điếu cày,v.v. đi ngược lại  đạo lý, lẽ phải thông thường nhất thuộc truyền thống dân tộc. Làm người, đặc biệt làm người Việt Nam thì hãy tự xem mình có đủ những cái tối thiểu ấy hay không, rồi mới phát ngôn. Danh chính / ngôn thuận là câu cửa miệng của con người Việt Nam qua bao đời nay, trở thành triết lý sống cho mỗi con người Việt Nam và cũng là mục đích, nội dung giáo dục từ thế hệ trước đến thế hệ sau.  Đối với những nhân vật ấy chẳng được một cái gì được gọi là chính danh – danh chính, nhưng vẫn cố tạo ra những cái “ vẻ” là dạy đời. Đến Chỉ tịch Hồ Chí Minh – danh nhân văn hóa lớn, được cả thế giới lương tri nhân loại tôn vinh, mà cũng cố tình xuyên tạc, bôi nhọ thì họ đã trở thành loại vô lương tâm , đừng nói đến là người Việt Nam. Càng thấp hèn hơn là họ lại tung hô, cổ súy cho nhân vật “ Ngô Đình Diệm” – kẻ “ cõng rắn cắn gà nhà” ; “ Rước voi về dày mả tổ”. Ôi thật ghê tởm cho cái hạng cũng được gọi là “ người” – tự xưng là người Việt Nam của họ.
          Đối với những loại người này thì cũng xin nói thẳng thắn ra là: Hãy xem mình có còn là người – là người Việt Nam không đã, sau đó mới bàn luận triết lý sống.
          Còn đối với mỗi con người được gọi là con người – con người Việt Nam có đạo lý, lẽ sống đúng với truyền thống của ông cha đã đúc kết và truyền lưu từ đời này sang đời khác cần nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng của chúng, đồng thời phải từ lương tâm trong sáng và tỏ rõ thái độ, tinh thần dũng khí cao đối với những loại người này một cách thẳng thẳn và để lại tiếng thơm lưu danh muôn thủa.
         

Lại một lần nữa, Phạm Võ Ngọc Ánh cố “ Bới lông tìm vết” trong tài liệu: “ Đạo đức lụi tàn trong thời đại Hồ Chí Minh”



          Thông thường với một nhận định, sự đánh giá, đặc biệt ở lĩnh vực đạo đức đều phải qua “chuẩn hay còn gọi là tiêu chí” cụ thể để xem xét. Đạo đức xã hội phải thông qua cuộc sống vật chất và sự hưởng thụ độc lập, tự do của những người lao động để xem xét, đánh giá thì mới khách quan. Còn những võ đoán hay hàm chứa một ý đồ xấu thì không bằng cách này hay cách khác cũng lộ ra cái sai trái, âm mưu phản động.
          Phạm Võ Ngọc Ánh đã rơi vào cái trường hợp võ đoán chủ quan, hàm chứa ý đồ ( mục đích xấu – đại diện cho cái ác trong đạo đức), cho nên tiếp tay cho các thế lực thù địch phát tán tài liệu về “ Đạo đức lụi tàn trong thời đại Hồ Chí Minh”.  Khi mục đích ác thì dùng hình thức biểu hiện hay lời nói, hành vi thế nào vẫn là ác trong đạo đức. Những hạng người như thế cũng là tiếp nối ngạn ngữ dân tộc Việt Nam về “Đẩy người ta xuống nước rồi lại vớt lên” để lấy ơn. Điều đó chỉ là giả danh đạo đức.
          Sự nghiệp cách mạng ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta, những người lao động từ “ một cổ hai tròng” trở thành người làm chủ đất nước, hưởng độc lập, tự do. Đặc biệt trong những thập niên đổi mới vừa qua, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, được nâng cao và đất nước đã có uy tín trên trường quốc tế về “ xóa đói, giảm nghèo”, phát triển bền vững, ổn định chính trị,v.v. Cần hiểu rằng, đó là cái thiện lớn nhất mà nhân loại đang từng bước vươn tới.
          Quá trình tiến lên về phía trước không phải là con dường trơn chu, mà thường diễn ra cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác rất quyết liệt. Điều đó như một lẽ tự nhiên, thông thường, nhưng tương lai tươi sáng sẽ đến. Những hiện tượng tiêu cực trong thời kỳ đổi mới là khó tránh khỏi, nhưng không phải vì thế mà làm thay đổi xu hướng tiến lên. Việc cố tìm những hiện tượng tiêu cực, rồi khoét sâu, cường điệu hóa thành cái lớn, cái đại cục chỉ là hàm ý một âm mưu chống phá cái thiện. Loại người như Phạm  Võ Ngọc ánh đã rơi vào trường hợp ấy. Họ đã vướng vào điều tối kỵ của con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay là: “ Bới lông tìm vết” và những người có hiểu biết cũng như có lương tri, lương tâm trong sáng  sẽ không bao giờ vướng vào nhưng luận điệu ấy.
          Hướng đến cái thiện, chúng ta là những con người Việt Nam có lương tâm không chỉ phải đấu tranh với những kẻ phản động trực diện chống phá, mà còn cả loại người “ bới lông tìm vết; ném ná dấu tay” để tiến lên. Lịch sử trước sau cũng không tha thứ cho những âm mưu, hành vi phản nhân đạo, nhân văn ấy.
         


Phạm Chí Dũng chiến sĩ “ tự do” của bọn phản động đấu tranh cho dân tộc Việt Nam mất tự do; cho nhân dân Việt Nam mất dân chủ, nhân quyền



          Ngày 12/ 3/ 2019, trên trang blog Bauxite Vietnam qua tài liệu  tán phát về: “Tin vui cho EVFTA sau đối thoại nhân quyền EU – VN” với nội dung. Về bản chất vẫn xoay quanh vấn đề tự do dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, mà họ đã tiến hành tư lâu. Chẳng có gì là mới về nội dung và cách thức. Tuy nhiên, họ  lại kêu gọi Ủy ban Thương mại Quốc tế châu Âu đề xuất với Nghị viện châu Âu không thông qua Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam. Điều này càng làm cho họ trở lên lố bịch. Trực tiếp xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá đã nhiều, thì nay lại phải nhờ, kêu gọi Ủy ban Thương mại Quốc tế châu Âu thực hiện mục đích chống phá Việt Nam.
          Lời kêu gọi trên cho thấy, Phạm Chí Dũng coi ủy ban Thương mại Quốc tế châu Âu là cái gì mà kêu gọi. Hơn nữa, cả một Ủy ban Thương mại Quốc tế châu Âu với đầy đủ các bộ óc, tư duy để quyết định phù hợp với những điều khoản của Công ước quốc tế cũng như của châu Âu, đâu cần đến cái ông có cái tên Phạm Chí Dũng  người Việt lưu vong, không có vị thế gợi ý, kêu gọi.
          Với tinh thần đổi mới, với thái độ chân thành, nghiêm túc và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tinh thần nhân đạo, nhân văn của con người Việt Nam đã và đang được Liên Hợp quốc, các tổ chức quốc tế và cộng đồng các nước trên thế giới ủng hộ, hợp tác, hai bên cùng có lợi. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng mở rộng và củng cố. Những thực tế ấy, các ông cũng phải ghi nhận và thậm chí còn quảng bá cho sự phát triển của dân tộc mình. Đằng này lại không, chạy cửa này, sang cửa khác; kêu gọi này, nhắm gửi khác – thật là một việc làm không công, thậm chí còn thiếu tinh thần tiến bộ.
          Mỗi con người Việt Nam cần tỉnh táo trước những âm mưu, hành vi có tính lừa gạt của những nhân vật ấy. Con người Việt Nam cò phải thường xuyên cảnh giác với những luận điệu khác của chúng. Chỉ cần một điều là quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện trên thực tế; tự do của dân tộc được thực hiện, không lệ thuộc vào bất cứ lực lượng nào và sự nghiệp đổi  mới không ngừng thu được những thành tựu lớn là đủ.

Bàn về “ Nhân sự” hay là “ Gây sự” đối với Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam



          Đã trở thành thông lệ, cứ vào nửa cuối của một nhiệm kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam là các thế lực thù địch, đặc biệt là bọn người Việt phản động lưu vong lại được dịp rộ lên cái gọi là luận bàn về “ Nhân sự”. Vào nửa cuối của nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng vậy, bọn người này đã tiến hành và sẽ còn nhiều bàn luận nữa.
Nhìn vào lịch sử, sự luận bàn ấy đã làm nên trò trống gì đâu. Với một Đảng có hàng triệu đảng viên, với công tác tổ chức chặt chẽ cũng như lấy tôn chỉ mục đích của Đảng vì lợi ích dân tộc, nhân dân lao động; chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ thì đâu cần đến cái thứ trí tuệ thấp kém, động cơ hẹp hòi, thù hằn dân tộc, bản chất xấu xa của những kẻ phản động. Đảng ta luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, kể cả những khi chủ nghĩa xã hội hiện thực Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, đất nước gặp khó khăn. Cùng với bản lĩnh chính trị ấy là trí tuệ sáng tạo đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam vượt qua biết bao khó khăn, phức tạp và được như hôm nay. Lẽ ra những con người Việt Nam phải biết tự hào về Đảng, về dân tộc, thì những người phản động lại tìm cách làm rối mù thông tin bằng các luận điệu luận bàn nhân sự. Với các luận điệu bịa đặt, đưa tin về phe cánh này, phe cánh khác,v.v làm mất đoàn kết nội bộ Đảng; làm suy iarm lòng tin của nhân đối với Đảng.
Họ đang tiến hành một hành vi xấu xa là chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc; chia rẽ  đoàn kết Đảng với nhân dân thực hiện diễn biến đến tự diễn biến và phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, đưa đất nước đi vào quỹ đạo chủ nghĩa tư bản. Điều đó cần vạch trần và làm thất bại mọi âm mưu chống phá của chúng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.



MỘT VỊ TƯỚNG SUỐT ĐỜI VÌ NƯỚC, VÌ DÂN


----------------
"Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó"- Đó là tâm niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng đầu tiên và vị Tổng Tư lệnh duy nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sinh ra bên dòng sông Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, từ một nhà giáo dạy môn lịch sử, ông đã thể hiện tài năng xuất chúng trong lĩnh vực quân sự và được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong quân hàm Đại tướng khi mới 37 tuổi. Đại tướng giữ chức Tổng Tư lệnh Quân đội trong 30 năm, chỉ huy quân đội thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ mà dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó.
NHÀ QUÂN SỰ KIỆT XUẤT
Theo Trung tướng Hồng Cư, tài thao lược của Đại tướng thể hiện rõ ràng nhất tại Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại Mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954, Trung tướng Hồng Cư là Phó Chính ủy Trung đoàn 36, đại đoàn 308. Ấn tượng sâu sắc của ông về Đại tướng đó là việc Đại tướng đã suy nghĩ 11 đêm liền, đến nỗi trắng cả tóc, để đưa ra được quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của Đại tướng là chuyển từ phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc", một quyết định vô cùng sáng suốt và đúng đắn để làm nên một "lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu".
Trung tướng Hồng Cư nhấn mạnh: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy cao nhất, Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, người mà hiện nay trong nước và thế giới ngưỡng mộ và yêu mến. Đó là người học trò xuất sắc của Bác Hồ, thực hiện đúng là vì nước vì dân, "dĩ công vi thượng". Bác Hồ có dạy cho các vị tướng 6 chữ là "Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung", thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người thực hiện đầy đủ nhất, trọn vẹn 6 chữ ấy và là người thực hiện xuất sắc nhất nhiệm vụ Bác Hồ giao”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tôn vinh là một trong 21 vị danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua. Danh tiếng của ông được bạn bè năm châu bốn biển ngưỡng mộ sâu sắc. Các dân tộc châu Phi và Mỹ La-tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền độc lập hôm nay của họ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ. Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", William Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại". Trong Bách Khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những danh nhân quân sự.
Nhà văn, nhà báo, nhà nhiếp ảnh Mỹ Lady Borton đã sống, làm việc và gắn bó với Việt Nam hơn 35 năm. Bà là nhà văn Mỹ duy nhất có mặt ở cả hai miền Nam - Bắc thời chiến tranh. Bà đã viết nhiều bút ký về chiến tranh về Việt Nam. Cùng với việc viết cuốn sách Hồ Chí Minh – Một chân dung, bà đã dịch cuốn Hồi ức Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sửcủa Đại tướng Võ Nguyên Giáp sang tiếng Anh. Điều bà Lady Borton trân trọng ở Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đó là mọi suy nghĩ, hành động của họ đều là vì nhân dân.
“Tướng Giáp là học trò của Hồ Chí Minh. Trên khắp thế giới có lẽ chỉ có ở Việt Nam gọi Chủ tịch nước là Bác và gọi Tổng tư lệnh và Anh Cả. Cái đó rất đặc biệt và rất là Việt Nam. Ông Giáp bắt đầu từ nhân dân mà ra, ông ấy suy nghĩ về nhân dân. Ông ấy suy nghĩ về kế hoạch, chiến lược nhưng thực hiện là nhân dân. Ông ấy thường nói không có dân không có gì, có dân thì có tất cả”, bà Lady Borton bày tỏ.
DANH TƯỚNG NHÂN VĂN
Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp nêu một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng. Điều chúng ta học tập ở Đại tướng rất nhiều, nhưng trước hết đó là lòng yêu nước và cách mạng triệt để, có phẩm chất bình dị, sống đôn hậu, gần gũi các tầng lớp nhân dân, cần kiệm.
Ông Phạm Thế Duyệt luôn luôn khắc ghi những trăn trở của Đại tướng:"Là lớp đàn anh, cha chú, nhưng đồng chí Võ Nguyên Giáp rất ân tình, có việc gì góp ý được, nhất là thời kỳ tôi làm thường trực Bộ Chính trị và thời kỳ làm mặt trận, có việc gì đồng chí đều có sự góp ý đến nơi đến chốn, những việc đồng chí quan tâm đến sự phát triển xây dựng Đảng, xây dựng phát triển đất nước và sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Có việc gì đồng chí đều gửi những lá thư riêng cho tôi hoặc là bảo tôi đến gặp trao đổi và đồng chí dặn dò những điều nên suy nghĩ".
Là người cùng quê Lệ Thủy (Quảng Bình) với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Đỗ Quí Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông học tập được rất nhiều điều từ Đại tướng: "Tôi nhận thấy ở ông là một con người hết sức khiêm nhường nhưng hết sức nghiêm túc. Và tôi cũng thấy ở ông tất cả những đức tính của một con người kiên quyết trong công việc, một vị tướng tài ba nhưng là một con người hết sức nhân ái. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tài thao lược và tài cầm quân rất sắc sảo, nhưng cũng là một vị tướng hết sức nhân văn".
Hơn 20 năm chụp ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tá-Nhà nhiếp ảnh Trần Hồng (Báo Quân đội nhân dân) có hàng nghìn tấm ảnh có giá trị về Đại tướng. Điều mà Đại tá- Nhà nhiếp ảnh Trần Hồng trăn trở nhất là làm thế nào thể hiện được chân thực nhất hình ảnh của Đại tướng trong những phút bình dị nhất. Vì vậy, ông chụp Đại tướng về thăm quê, Đại tướng trồng cây ở Quảng Bình, Đại tướng ăn ngô rang ở nhà, Đại tướng thắp hương lên bàn thờ tiên tổ, Đại tướng say sưa bên cây đàn Piano... Hình ảnh Đại tướng sau 50 năm trở lại thăm hầm chỉ huy ở Điện Biên Phủ, cầm chai Lavie lên uống khiến Đại tá Trần Hồng rất thích thú. Theo Đại tá Trần Hồng, "ở góc độ nào ông cũng thể hiện phẩm chất sáng ngời của một vị Đại tướng gần dân. Về Quảng Bình thi ông là lão nông và ông xuống dòng Kiến Giang quê hương cũng như một ngư dân, lên Điện Biên thì ông như một người dân tộc thực thụ, ông nói và sinh hoạt như đồng bào vậy".
Là một nhà giáo đã nghỉ hưu, ông Lê Hà bày tỏ sự kính phục trước tài năng và nhân cách cao đẹp của Đại tướng. Theo ông Lê Hà, Đại tướng am hiểu rất sâu về lịch sử dân tộc Việt Nam và chính Đại tướng đã góp phần ghi thêm những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Trong quá trình dạy học, ông Lê Hà luôn coi cuộc đời của Đại tướng là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. Ông mong thế hệ trẻ lấy đó làm kim chỉ nam cho hoạt động tương lai, cho sự nghiệp của mình để đóng góp cho đất nước ngày càng phồn vinh.
Nhắc lại quãng đời binh nghiệp của Đại tướng, Đại tá Nguyễn Huyên kể, dù giao cho anh việc võ, nhưng Bác Hồ vẫn gọi anh là Văn. “Phải chăng, Bác Hồ muốn căn dặn làm việc võ nhưng phải trên nền văn. Đúng như câu đối của một cựu chiến binh phường Thành Công (Hà Nội) khái quát về anh: Văn lo vận nước văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân võ hóa Văn.
Về tấm lòng nhân văn, nhân ái của Đại tướng, Đại tá Trịnh Nguyên Huân, trợ lý của Đại tướng, nhớ lại những kỷ niệm của ông với Đại tướng suốt 35 năm qua. Trong những kỷ niệm ấy có buổi đầu gặp mặt Đại tướng, khi ấy ông Huân mới ở tuổi 33, cấp bậc đại uý, còn Đại tướng đã “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”.
“Vậy mà tôi vẫn thấy Đại tướng rất đỗi gần gũi, thân tình. Cảm giác ấy, tình cảm ấy cho đến bây giờ vẫn vậy. Vợ tôi bị huyết áp cao, Đại tướng cho bác sỹ riêng của mình đến khám; con tôi bị ốm phải đi viện, Đại tướng yêu cầu bàn giao công việc cho người khác, bảo tôi về chăm con”, ông Huân kể.
Bạn Quỳnh Chi, Sinh viên Đại học Hà Nội, bày tỏ: “Thế hệ trẻ hôm nay sinh ra trong hòa bình, được biết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp phần nhiều qua sách vở và bài học. Qua những bài học, những câu chuyện được nghe, được xem, hình ảnh của ông vô cùng vững chãi trong lòng thế hệ trẻ cũng như trong lòng nhân dân Việt Nam. Hơn thế nữa, bạn bè thế giới cũng rất kính trọng ông vì sự tài ba và những phẩm chất vô cùng quí giá trong nhân cách, sự gần gũi, bình dị của ông. Chính điều này đã khẳng định sức sống trường tồn của Đại tướng trong lòng nhân dân.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng của Nhân dân, suốt cuộc đời vì nước vì dân, đúng như câu đối của một cựu chiến binh phường Thành Công (Hà Nội) kính dâng lên Đại tướng:
"Văn lo vận nước, văn thành Võ. Võ thấu lòng dân, võ hóa Văn"./.
Nguồn sưu tầm tổng hợp.

NẾU VÌ TIỀN TÔI SẼ THEO NGƯỜI MỸ VÀ MƯỜI GIÂY ĐI VÀO LỊCH SỬ


Tg:Nguyễn Thị Tính
Đại tá AHLLVT Phi Công Nguyễn Thành Trung chỉ 10 giây quyết định gây rúng động kinh hoàng khi đánh bom Dinh Độc Lập và sân bay Tân Sơn Nhất tạo nên chiến thắng 30/4 giảm đổ máu,thương vong cho chiến sĩ và đồng bào Miền Nam
Nguyễn Thành trung người được ta cài trong lòng địch
Khí phách anh hùng dũng mãnh hiên ngang
Khi nhận lệnh anh hạnh phúc ngập tràn
Hai lần nhận lệnh là xác định mình sẽ chết
Bước vào trận lòng ung dung lẫm liệt
Lần đầu tiên nhận vụ cướp máy bay
Bằng trí thông minh kinh nghiệm dạn dày
Cùng sự quyết tâm và lòng dũng cảm
Đóng góp sức mình sao cho xứng đáng
Để góp phần kết thúc cuộc chiến tranh
Dinh Độc Lập trước lúc bị tấn công
Trung ương cục miền Nam họp bàn trăn trở
Nếu Nguyễn Thành Trung không quay về nữa
Gửi số vàng xin giúp vợ con ông
Ông khẳng khái mạnh mẽ trả lời rằng
Nếu các anh bỏ vàng thuê tôi đánh
Thì chắc chắn không bao giờ tôi lãnh
Mà đã làm tôi không lấy một xu
Làm cách mạng cũng là để trả thù
Cho cha tôi và đồng bào ngã xuống
Nếu vì tiền tôi sẽ theo người Mỹ
Nhận lệnh đánh căng thẳng đến tột cùng
Ba máy bay cùng cất cánh đi chung
Mỗi cái cách nhau chỉ mười giây chấm hết
Để đánh lừa tôi ra tay máy bay trục trặc
Người chỉ huy tưởng tôi ở lại phi trường
Tôi quay đầu bay ngược hướng đối phương
Trong tích tắc đã đến Dinh Độc lập
Và cũng chỉ một phút giây chớp mắt
Ném thả bom làm náo động kinh hoàng
Lần thứ hai nguy hiểm khó khăn hơn
Cùng đồng đội đánh vào Tân Sơn Nhất
Để kẻ thù không đề cao cảnh giác
Phải bay bằng chiến lợi phẩm đã thu
Nhưng anh em nhìn ký hiệu như mù
Anh huấn luyện tốc hành bốn ngày đêm xong hết
Bằng mọi giá phải quyết tâm tiêu diệt
Năm máy bay tiến thẳng tới phi trường
Cắt thả bom làm tê liệt đối phương
Cuộc phỏng vấn sau mười năm giải phóng
Đến giờ này người Mỹ chúng tôi vẫn không sao giải thích
Rất cần câu trả lời đó từ ông
Là trận đánh ngày 28/4/1975
Vì sao ông huấn luyện đội bay có mấy ngày ngắn ngủi
Theo bài bản phải mất ba tháng rưỡi
Ông trả lời nếu làm đúng quy trình
Phải gần năm sau mới thành thạo tinh anh
Nên chúng tôi phải làm theo thời chiến
Bước vào trận xác định hai phần sống
Nhưng vẫn quyết tâm được chết cho trận này
Và rõ ràng cờ đỏ đã tung bay
Ngạo nghễ hiên ngang trên nóc dinh độc lập
Các ông được thì người Mỹ tôi đã mất
Vì chúng tôi không tính đến nước cờ cao thủ của các ông
Còn một điều tôi muốn nhắc ông rằng
Và khẳng định cả Việt Nam chưa hề ai hay biết
Đó là ngày 28/4 còn ba nghìn cố vấn
Ở lại Sài Gòn để động viên quân đội Cộng Hòa
Biết các ông chuẩn bị tổng tiến công như kế hoạch đề ra
Bằng vũ khí tăng cường nguồn tổng lực
Phía chúng tôi cũng dồn khí tài trí sức
Xác định Sài Gòn thành đống đổ nát tan hoang
Số người chết sẽ la liệt ngút ngàn
Biết là vậy chúng tôi vẫn chờ trận đánh
Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ là nơi cứu cánh
Nhưng trận ném bom ngày 28/4
Của các ông làm vỡ bấy nát nhừ
3000 cố vấn tháo thân bỏ chạy
Bay về nước khiến lòng hận thù bốc cháy
Lính Cộng Hòa bắn nhả đạn như điên
Khi các ông tiến công không phản kháng yếu hèn
Tra tay vào còng đầu hàng không điều kiện
Ông có biết vì sao không xảy ra binh biến
Người cứu Sài gòn thoát chết chính là ông
Hàng vạn sinh mệnh con người không ngã xuống chất chồng
Cũng nhờ ông tránh đầu rơi máu đổ
Nghe đến đây ông lặng người thấy rõ
Được như vậy không phải chỉ riêng tôi
Cả dân tộc trong hạnh phúc rạng ngời
Gương mặt ông sáng bừng niềm kiêu hãnh

CHÀO MỪNG NGÀY 30/4


--------------
Ngày ba mươi tháng tư sắp đến
Gửi lời chào thương mến toàn quân
Chào anh bộ đội xa gần
Chào ngày kỷ niệm muôn dân vui mừng
Chiến Thắng xưa lẫy lừng thế giới
Hòa Bình rồi đổi mới sang trang
Quê Hương giàu đẹp đàng hoàng
Nước Non vị thế nay càng lên ngôi
Trong kháng chiến dầu sôi lửa đạn
Bao tấm gương sáng lạn quên mình
Anh Hùng liệt sỹ hy sinh
Quên thân giết giặc vì tình nước non
Bao khó khăn lòng son chẳng quản
Lúc gian nguy đâu nản chí bền
Quân ta trùng điệp tiến lên
Phất cờ Giải phóng làm nên Sử Vàng
Bốn tư năm vẻ vang kỷ niệm
Càng phải lo cần kiệm xây đời
Trừ tham diệt nhũng chẳng lơi
Non sông gấm vóc sáng ngời VIỆT NAM
Đảng cùng dân đồng cam cộng khổ
Quyết ra tay đánh đổ loài gian
Sâu dân mọt nước tham quan
Thiêu đi cho sạch giang san vững bền.
CT

HÃY LÀ CÔNG DÂN TỈNH TÁO TRƯỚC ÂM MƯU KÊU GỌI “TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG PHẢN ĐỐI ẤU DÂM”


Mấy ngày qua, trên các hội nhóm, diễn đàn mạng xã hội đang diễn ra các hoạt động kêu gọi mọi người xuống đường với hình thức tuần hành, biểu tình với lý do phản đối “vấn nạn ấu dâm”, “yêu cầu khởi tối đối với Nguyễn Hữu Linh”,...
Điều đáng nói ở đây, một số trang cá nhân, fanpage đã đăng lời kêu gọi tụ tập đông người với những từ ngữ hết sức manh động khi hướng dẫn người tham gia cách chống lại lực lượng chức năng, chuẩn bị và mang theo các loại vũ khí, vật dụng để sẵn sàng gây rối,...
Nói như vậy để thấy rằng, chiêu bài lợi dụng các vụ việc đang trong quá trình điều tra, xác minh làm rõ để kích động người dân xuống đường tụ tập đông người biểu tình, gây rối ANTT, thậm chí là sẵn sàng tiến hành bạo loạn đang được các đối tượng xấu, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng. Đặc biệt là việc đánh sâu vào tâm lý đám đông, sự bức xúc, ức chế trước các vụ việc nhạy cảm, phức tạp mà dư luận đang hết sức quan tâm. Điển hình là các vụ kêu gọi biểu tình Formosa ở Nghệ An, biểu tình ở Bình Thuận, TP HCM,... đều để lại hậu quả rất xấu.
Chúng ta phải hiểu rằng, một đất nước văn minh, một nhà nước pháp quyền thì tất cả mọi người dân, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo,... đều phải chấp hành, tuân thủ pháp luật. Không hành động cảm tính, để người khác lôi kéo, kích động phục vụ âm mưu, hoạt động gây rối và chống phá.
VÀ PHẢI, nhận thức rõ ràng hơn nữa rằng, vụ việc về Nguyễn Hữu Linh (Đà Nẵng) đang được cơ quan chức năng khẩn trương tiến hành xác minh, điều tra và làm rõ trách nhiệm để xử lý trước pháp luật, tuy nhiên còn gặp một số khó khăn, vướng mắc nhất định cần phải củng cố chứng cứ, tháo gỡ theo đúng luật định, hoàn toàn không có chuyện bao che hay bỏ lọt tội phạm.
Hành vi khách quan đối với tội Dâm ô đối với người dưới 16t, đó là phải có hành vi kích dục với trẻ em (sờ, nắn vào bộ phận sinh dục) hoặc bắt trẻ em sờ, nắn vào bộ phận sinh dục của mình hoặc của người khác. Nói cách khác phải chứng minh được nghi phạm có các hành vi trên, thông qua việc thu thập chứng cứ qua video, trên người của người bị hại.
VẬY NÊN, Một lần nữa, chúng ta hãy là những cư dân mạng sáng suốt, có lý trí, TUYỆT ĐỐI không nghe theo, làm theo sự xúi dục, kích động xuống đường tụ tập đông người biểu tình, gây rối ANTT. Hãy chờ kết luận chính thức từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Một cá nhân khi chưa có bản án của tòa thì người đó không phải là tội phạm, hoặc khi họ chưa có kết luận của cơ quan chức năng thì người đó vẫn là công dân bình thường, được pháp luật bảo vệ. Việc cư dân mạng đăng những bài viết bêu rếu, sử dụng hình ảnh trái phép của người này đăng trên các trang mạng xã hội, dán lên xe là không đúng, vì nó ảnh hưởng đến quyền con người.
Khi đứng trước một sự việc cần phải có tư duy tích cực, một cách ứng xử chuẩn mực, phù hợp và văn minh. Bản thân phải có hiểu biết, có kiến thức nhất định, có quan điểm rõ ràng, không a dua, hùa theo định kiến của số đông. Nếu không am hiểu thì tốt nhất không nên tham gia.
Cuối cùng, khi sự việc không mong muốn xảy ra, việc đầu tiên là phải trấn an tinh thần của trẻ, đưa trẻ đến bác sĩ tâm lý, cho trẻ thấy đc yêu thương chứ không phải như cách cộng đồng mạng đang làm, như vậy chỉ khiến bé càng thêm tổn thương vì mọi người ai cũng biết bé là ai.
Người lớn không nên lôi kéo trẻ em vào các hoạt động phản đối, vì trẻ em chưa thể nhận thức rõ ràng các hoạt động này, việc làm này rõ ràng chỉ để thoả mãn mục đích của người lớn, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý trẻ em. Thay vào đó hãy trang bị cho trẻ em những kiến thức để bảo vệ bản thân trong mọi trường hợp.
Một vài quy định của pháp luật:
A) Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Quyền của cá nhân đối với hình ảnh:
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
😎 Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định Tội làm nhục người khác:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

GIÁ TRỊ CỦA HOÀ BÌNH VÀ SỰ TRẢ GIÁ CHO CHIẾN TRANH


-Tình cảnh trẻ em cầm súng ở châu Phi và châu Á
“Bắt trẻ làm lính rất có lợi. Chúng quá trẻ nên thích khoe mẽ. Chúng nghĩ đó là một trò chơi nên lăn xả đánh nhau mà không sợ sệt gì cả”, chỉ huy của một lực lượng tham chiến ở Cộng hoà Dân chủ Congo nhận xét.
Theo một bản báo cáo công bố của Tổ chức Đấu tranh Đòi ngừng việc Sử dụng Trẻ em làm lính (CSUCS), hàng trăm nghìn đứa trẻ, kể cả những em mới 7 tuổi, đang tham gia các cuộc xung đột ở khắp nơi trên thế giới.
Lính trẻ em không chỉ rẻ mạt, dễ bị đưa ra làm vật hy sinh, chúng còn rất dễ bị “tẩy não” để trở nên hung bạo, thiện chiến và không sợ sệt gì cả. Ở Uganda, trẻ con, có đứa chỉ 6 tuổi, đã bị buộc phải đánh đập đến chết những tên tù binh có ý định bỏ trốn. Chiến tranh càng kéo dài, càng có nhiều trẻ em châu Phi bị sung vào quân ngũ làm lính trinh sát, gián điệp, lính gác, làm phu và cả nô lệ tình dục.
Một cô bé 14 tuổi người Uganda, bị lực lượng kháng chiến LRA bắt cóc về trại của họ ở Sudan, kể lại: “Chúng tôi bị chia cho những người đàn ông. Tôi phải về ở với một người vừa mới giết vợ. Ai không chịu hầu hạ những người lính của LRA sẽ bị giết ngay lập tức”. Hầu hết các quốc gia châu Phi đều cấm mộ lính dưới 18 tuổi, nhưng điều luật này không hề có hiệu lực trên thực tế.
Không chỉ ở châu Phi, châu Á đang nổi lên là một điểm nóng đứng thứ hai thế giới về tình trạng lính trẻ em, nhất là ở Afghanistan, Sri Lanka, Myanmar và Campuchia. Đặc biệt, nước Anh cũng được nêu tên trên “bảng vàng”.
Đặc biệt nhất vẫn là trẻ em ở Syria , Iraq, Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi..
Lực lượng phiến quân IS đã bắt cóc và ép buộc hàng ngàn trẻ em phải cầm súng chiến đấu cho chúng một cách bất hợp pháp tại những vùng chiếm đóng..
Những đứa trẻ này thường không có cha mẹ, bị lạc cha mẹ hoặc cha mẹ đã tử vong trong các cuộc xung đột của phiến quân IS, phía IS sẽ nhận các em về nuôi và nhồi nhét, tẩy não tư tưởng cực đoan vào đầu các em.
Sau một thời gian nhồi nhét tư tưởng cực đoan và thù hận vào những đứa trẻ này, phiến quân khủng bố IS sẽ dạy các em cách thức chiến đấu và cầm súng ra trận.
Những đứa trẻ này hoàn toàn không được đi học, chúng chỉ được học những tư tưởng hồi giáo cực đoan và cách sử dụng vũ khí, các chiến thuật chiến đấu để giết người.
Sau một thời gian bị tẩy não, đầu óc của những đứa trẻ này sẽ chứa đựng đầy rẫy những tư tưởng cực đoan và sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ đánh bom liều chết, đánh bom cảm tử mà không hề tỏ ra sợ sệt.
-Và nhiều em nhỏ ở các quốc gia vẫn phải cầm súng chiến đấu
"Họ bắt tôi bắn chính người mẹ của mình"
Cộng hòa Nam Sudan được thành lập vào năm 2011 là quốc gia trẻ nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên vào tháng 12/2013, tranh chấp giữa Tổng thống Salva Kiir và Cựu Phó tổng thống Riek Machar đã gây nên cuộc nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nước này.
Ngoài cảnh tang thương lan tràn trên khắp đất nước, trẻ em nơi đây còn bị bắt cầm súng chiến đấu cho lợi ích của các phe phái chính trị. Hình ảnh những đứa trẻ cầm súng nơi đây đã trở thành biểu tượng tồi tệ nhất cho cuộc nội chiến Sudan.
Mới đây, hơn 300 binh lính trẻ em đã được trả tự do bởi một nhóm quân sự tại Nam Sudan, đợt thả tự do binh linh lớn thứ 2 trong lịch sử nội chiến 5 năm của vùng đất này. Tuy nhiên, con số này là vô cùng nhỏ bé so với hơn 19.000 binh lính trẻ em đang tham gia chiến đấu tại đây.
Động thái này chỉ là một trong các chiến dịch vận động của Liên Hiệp Quốc nhằm giảm thiểu và tiến tới chấm dứt tình trạng sử dụng binh lính trẻ em tại Nam Sudan. Từ khi bắt đầu đến nay, chiến dịch này đã giải phóng gần 2.000 binh lính trẻ em và hơn 10% trong số đó chưa bước qua tuổi 13.
Một cậu bé 17 tuổi, tên Christopher trong buổi lễ trả tự do trên nhớ lại mình bị bắt vào trại lính khi chỉ mới 10 tuổi. Mẹ cậu đã đến xin tên thủ lĩnh trả cậu về nhà, nhưng bọn chúng đã trao súng vào tay cậu để yêu cầu giết chính mẹ mình.
"Khi bà ấy đến, chúng bắt tôi giết chính mẹ mình hoặc tôi sẽ bị giết. Tôi chẳng có lựa chọn nào khác, tôi đã cầu Chúa tha thứ cho mình", Christopher nói với giọng đầy run rẩy.
May mắn thay, khẩu súng bị kẹt và người mẹ đã nhanh chân chạy thoát. Giờ đây khi được đoàn tụ với gia đình, cha mẹ của Christopher đã tha thứ cho cậu.
"Cuộc sống trong trại lính là vô cùng gian khổ và nếu bạn bỏ trốn, chúng sẽ tìm và bắt lại bạn một lần nữa", một cậu bé tên John, 15 tuổi, cũng trong đợt thả binh lính trên nói.
George, một binh lính trẻ em 17 tuổi khác trong đợt thả tự do thì cho biết, em bị bắt khi mới 15 tuổi. Chúng bắt em phải ăn cướp, cưỡng bức phụ nữ và bé gái và thậm chí giết người.
"Em không muốn làm những điều này nhưng nếu không thực hiện, chúng sẽ giết em", George sợ hãi khi nhớ lại.
Theo UNICEF, vấn đề khó khăn nhất hiện nay không phải là đưa những đứa trẻ thoát khỏi trại lính, mà là giúp những trẻ em đã từng làm binh lính tái hòa nhập cộng đồng. Rất nhiều trường hợp đã ly tán với người thân và không có việc làm, nơi ở. Những đứa trẻ này bị nhiễm thói bạo lực nơi chiến trường và nhiều khả năng sẽ quay trở lại chiến đấu do tự nguyện hoặc bị ép buộc.
Những nghiên cứu tại Palestine và Uganda cho thấy hơn 50% cựu binh lính trẻ em có các triệu chứng trầm cảm và rối loạn tâm lý hậu chiến, qua đó đem lại nhiều rắc rối cho cộng đồng.
-Nạn dùng lính trẻ em trên thế giới
Trên thực tế, binh lính trẻ em không xa lạ gì với những nước đang có chiến tranh, thậm chí là với giới quân sự. Ngay từ Thế chiến I và II, hàng nghìn binh lính trẻ em đã tham gia quân ngũ với vai trò hỗ trợ, trinh sát hoặc thậm chí là để làm lá chắn sống.
Với việc dễ bị đầu độc tư tưởng, binh lính trẻ em là nguồn lính rất được ưa chuộng tại nhiều quốc gia có nội chiến liên miên, thiếu hụt nguồn trai tráng trẻ. Thêm vào đó, trẻ em tại nhiều quốc gia nghèo không có lựa chọn nào khác ngoài việc nhập ngũ bởi họ mong muốn có cái ăn trong quân đội.
Ngày nay, với một khẩu AK47 rẻ tiền dễ dàng được tháo lắp bởi 1 đứa trẻ 10 tuổi, binh lính trẻ em ngày càng được các nhóm vũ trang ưa thích tuyển mộ, bắt cóc.
Năm 2000, Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước ngăn chặn trẻ em tham gia xung đột vũ trang (OPAC) nhưng văn bản này không có giá trị gì mấy tại các vùng chiến sự, nhất là những nơi thiếu lính. Báo cáo của Tổ chức chống lính trẻ em (CSI) cho thấy tính đến đầu năm 2018, khoảng 46 quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn sử dụng binh lính trẻ em dưới 18 tuổi kể cả hợp pháp lẫn không hợp pháp.
-Lính trẻ em ngày càng được dùng nhiều trong chiến tranh
Theo CSI, hơn 100.000 trẻ em trên thế giới vẫn phục vụ trong quân ngũ và tham chiến ít nhất 18 cuộc xung đột trên toàn cầu hiện nay. Trong đó, Châu Phi và khu vực Trung Đông chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Báo cáo năm 2004 cho thấy khu vực Châu Phi chiếm đến 40% số binh lính trẻ em trên toàn cầu.
Em Roget Kambule, 14 tuổi, đã tham gia 3 lần nội chiến tại Congo nhớ lại mình đã từng giết rất nhiều người. Khi đó em và các bạn nhỏ bị mờ mắt, chẳng còn biết cái gì là đúng sai nữa, câu chuyện là giết hoặc bị cấp trên giết.
Roget cũng cho biết: “Năm ngoái, nhóm vũ trang của em vào làng bắt được một nhóm phụ nữ mang về căn cứ, em và rất nhiều người trong nhóm đã hãm hiếp một phụ nữ mang thai là vợ của chiến binh đối lập, hành động thô bạo đã khiến cái thai bị tụt ra, khi thấy người phụ nữ còn thoi thóp, một chiến binh trẻ em khác đã dùng dao mổ bụng lôi ra 1 cái thai khác, người phụ nữ đó mang thai đôi”.
"Em đã giết người, nhưng khi bắn nhau trong rừng thì chẳng xác định được là em đã giết bao nhiêu. Rất khó để nói. Nhưng điều đó chẳng có gì to tát so với những đứa bạn em, nhiều đứa còn đánh hăng hơn em", Roget nhớ lại.
Khi mới 9 tuổi, Roget nộp đơn tham gia quân chính phủ để có cái ăn. Cậu bé được huấn luyện trong 2 tháng và chẳng hiểu vì sao mình phải chiến đấu. Những ngày tháng sau đó của cậu ngập tràn trong khói đạn, khi những đứa trẻ bị ép tấn công giành quyền kiểm soát những khu mỏ, nguồn lợi nhuận mua súng đạn của các nhóm vũ trang.
Trong "quãng đời binh nghiệp" của mình, Roget đã chiến đấu cho nhiều phe phái, thậm chí có khi đánh lại chính nhóm vũ trang đã đào tạo cậu. Điều đó chẳng quan trọng, miễn là cậu còn sống sót và có cái ăn.
Đến năm 2001, Roget và nhiều đứa trẻ khác bị cho giải ngũ khi nhóm vũ trang của cậu bị giải tán. Tuy nhiên những đứa trẻ này không được bố trí việc làm gì mà bị bỏ rơi tại một nhà kho, sống vật vờ cho đến khi được các nhân viên Liên Hiệp Quốc cưu mang.
Không riêng gì Congo, một cuộc khảo sát cho thấy 36% số trẻ em tại Angola đã tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp chiến tranh và 7% đã bắn giết một ai đó. Tại Mozambique, những đứa trẻ 6 tuổi cầm súng đứng canh các trạm gác, khu mỏ là điều không hề hiếm.
Tại một số quốc gia như Mỹ, luật pháp công nhận trẻ em 17 tuổi được tham gia huấn luyện quân ngũ nếu có sự đồng ý của gia đình. Năm 2015, Mỹ có khoảng 16.000 trẻ em 17 tuổi tham gia các trại huấn luyện như vậy. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần rất nhỏ trong số các trẻ em tham gia quân đội trên thế giới.
Do chiến tranh và việc tuyển quân, giải ngũ diễn ra phức tạp nên chưa có một số liệu thống kê chính thức nào về số trẻ em đang tham gia cầm súng trên toàn cầu. Hầu hết các con số chỉ là ước tính. Tuy nhiên, điều đáng nói là Liên Hiệp Quốc cũng như nhiều quốc gia chưa thực sự quan tâm đến cuộc sống và quyền lợi của những em nhỏ này.
Năm 2015, chưa đến 1% của khoản viện trợ quốc tế 174 tỷ USD từ Liên Hiệp Quốc được sử dụng cho việc giải cứu cũng như tái hòa nhập cộng đồng binh lính trẻ em. Bởi vậy, trong khi nhiều trẻ em hân hoan đón ngày lễ thiếu nhi 1/6, thì nhiều em nhỏ vẫn phải cầm súng liều mạng cho lợi ích của người lớn.
* Chúng ta hiểu Hoà Bình là thứ vô giá mà nhiều nơi trên thế giới đang nỗ lực để có được, họ đang phải hy sinh không những bản thân họ mà còn hệ luỵ đến gia đình, vợ con họ.. Trẻ em thay vì được sinh ra để được che trở, yêu thương, được tung tăng cắp sách tới trường thì thay vào đó các em bị đẩy khỏi gia đình, đất nước loạn lạc, bạo loạn.. Chạy trốn, đói khát và thất học.
Các e phải rời xa nhà trường, xa bố mẹ để cầm súng chiến đấu như một chiến binh, chỉ đơn giản là hoàn cảnh là miếng ăn và để được sống.. Chắc chắn các em không hiểu được tại sao mình phải giết người và vì sao đất nước mình lại phải chiến tranh. Các e chỉ là nạn nhân của chiến tranh mà thôi.
- xin gửi tới các bạn những bức ảnh thay lời kết, hơn hết để thấy CÁI GIÁ CỦA HOÀ BÌNH mà chúng ta có được như ngày hôm nay là của cha ông và thế hệ đi trước đã chiến đấu không tiếc máu xương là như thế.
Nguồn: Tổng hợp Internet
#K3

HỒI ỨC !


Hướng về ngày 30-4 đại thắng ! Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước ! Mặc dù đã 44 năm trôi qua nhưng những người lính già chúng tôi lòng bồi hồi xúc động nhớ đến những kỷ niệm vui buồn của mình về một thời trận mạc !
Ôi đẹp quá ! một thời đi giữ nước
Sống chết gian nan vững bước chẳng nao lòng
Bộ đội Bác Hồ phẩm chất sáng trong
Đồng đội mến thương lòng mang nỗi nhớ
Nhiều lúc suy tư bâng khuâng nhớ lại
Tôi như đắm mình với kỷ niệm xưa !
NHỚ MỘT THỜI HOA LỬA !
Bâng khuâng nhớ thuở chiến trường
Sống cùng đồng đội bốn phương tụ về
Mỗi người ở một miền quê
Mà sao chân chất tràn trề yêu thương
Để giờ lòng vẫn vấn vương
Nhớ bao kỷ niệm máu xương một thời
Những năm khói lửa ngút trời
Dấn thân đâu có tiếc đời trẻ trai
Cho dù gối đất nằm gai
Biết rằng có thể ngày mai không còn
Phận làm trai với nước non
Với dân với Đảng sắt son lời thề
Bạn tôi giờ vẫn chưa về
Xương vùi vực thẳm suối khe cuối rừng
Vào sinh ra tử đã từng
Có câu " sống chết "nhớ đừng quên nhau
Bây giờ tìm bạn ở đâu ?
Khói nhang nhắn giúp đôi câu chân tình
Còn bao nấm mộ vô hình
Đồng đội ơi ! có anh linh hiện về
Bao năm áo lính xa quê
Để giờ kỷ niệm bộn bề không nguôi
Máu và hoa đã một thời
Nghĩa tình đồng đội sáng ngời trong tôi !
PVH

CHUYỆN VỀ NGƯỜI THẮP SÁNG NIỀM TIN


Chuyện kể về một vị sĩ phu
Xuất hiện giữa những "mây mù" thời đại
Trước sóng cả con thuyền ông chèo lái
Rất yên bình và sẽ mãi vươn xa!
Ông "dẫn đường" cho Đất nước nở hoa
Làm "sạch Đảng" cũng chính là giữ mắt
Diệt "vài con sâu" lòng tất nhiên đau thắt
Nhưng ông quyết làm để dẫn dắt niềm tin
Giữa xô bồ nặng lắm những cho - xin
Tâm ông sáng vẹn danh hình: kẻ sĩ!
Cống hiến hết cả Tâm và ý chí
Bỏ ra ngoài những cơ lụy tiền - tài
Nhã nhặn, khiêm nhường chẳng phân biệt một ai
Từ Thầy giáo xưa, đến vài người dân lao động
Chia sẻ, yêu thương mọi điều trong cuộc sống
Đức độ Ông thật giống sĩ phu xưa!
Tham nhũng được ví giống chiếc cưa
Cứ để lâu sẽ tan bừa Đất nước
Rường cột lung lay Dân là người khổ trước
Ông nhủ lòng phải đi trước diệt ngay
Và cũng từ những trăn trở dứt day
Chiếc "Lò" ông xây bằng Tâm dày chí vững
"Củi nhỏ, to hay cả cây gỗ cứng"
Dẫu tươi vào thì cũng cháy thành than
Niềm tin đồng bào trao gửi khắp Giang san
Kính yêu ông bằng tình yêu dào dạt
Danh bậc sĩ phu lừng thơm trong bát ngát
Dân tộc đồng lòng cùng hát khúc dựng xây!
Chiếc "lò" này còn cháy tiếp mai đây
Ai cũng nhớ người xây đầy tâm huyết
Ông giữ niềm tin, "người đốt lò" thật tuyệt!
Triệu trái tim nồng tay nắm quyết cùng nhau
Chẳng thể phai mờ trong xã hội vàng - thau
"Một sĩ phu" trái tim màu cách mạng
Danh tiếng lừng thơm từ nghĩ suy uyên bác
Một tâm hồn mộc mạc chứa yêu thương!!!

(HÀ NHUNG)

BẠN CÓ BIẾT


Cho tới nay, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ vẫn giữ kỷ lục là cuộc chiến có số lượng bom được ném nhiều nhất trong lịch sử thế giới.
Tổng số bom mà máy bay Mỹ ném xuống Việt Nam là 7,85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số bom mà tất cả các nước đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và tương đương sức công phá của 250 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima.
Tính bình quân mỗi người Việt Nam thời đó phải chịu đựng khoảng 250kg bom ném xuống từ máy bay Mỹ. Đó là chưa kể tới 7,5 triệu tấn đạn dược được Mỹ sử dụng trên mặt đất (gồm lựu đạn, mìn, thuốc nổ, đạn súng pháo các loại) và 45.260 tấn (khoảng 75 triệu lít) chất độc hóa học được Mỹ rải xuống.

THỦ ĐOẠN MƯỢN CỚ LÊN ÁN DÂM Ô ĐỂ KÍCH ĐỘNG BIỂU TÌNH PHÁ HOẠI AN NINH


Sau 20 ngày miệt mài đeo bám, tạo dư luận đấu tố, ném đá không khác gì thời trung cổ trên mạng xã hội dù khi chưa có kết án của Tòa, đến cuối ngày hôm nay 21/04 ông Nguyễn Hữu Linh đã bị khởi tố theo điều Điều 146 Bộ luật Hình sự và áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Một quyết định khiến đám đông hung hãn, hành xử theo lối bầy đàn bất chấp pháp luật dịu bớt cái đầu cuồng nộ. Trong khi đó những kẻ cầm đầu, đạo diễn toàn bộ chiến dịch đấu tố rung đùi, đắc ý trong sự man dại khi một lần nữa chúng đã sử dụng truyền thông mạng xã hội một cách lành nghề để biến cơ quan tố tụng, điều tra của vất vả tránh chạy theo "mưu đồ điều khiển" của chúng.
Theo cáo buộc, hành vi của ông Linh bị khép vào điều 146 tội dâm với người dưới 16 tuổi.
Căn cứ theo Điều 146 Bộ luật hình sự 2015 và Điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định hành vi cấu thành tội phạm phải thỏa các điều kiện:
1. Về mặt khách quan của tội phạm:
- Về hành vi:
Người phạm tội có hành vi sau đây xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ em gồm:
- Sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của người bị hại;
- Dùng bộ phận sinh dục của mình chà xát với bộ phận sinh dục của người bị hại;
- Bắt người bị hại sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của mình nhằm thỏa mãn dục vọng, nhưng không có ý định giao cấu với người bị hại.
Người bị hại có thể bị cưỡng ép, cũng có thể đồng tình với người phạm tội để người phạm tội thực hiện hành vi dâm ô hoặc tự nguyện thực hiện hành vi dâm ô với người phạm tội...
- Về mặt hậu quả: Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và sự phát triển bình thường của người dưới 16 tuổi.
2. Về mặt chủ quan của tội phạm:
- Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý.
- Mục đích: Nhằm kích thích hoặc thỏa mãn nhu cầu tình dục của người phạm tội.
3. Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và sự phát triển bình thường của người dưới 16 tuổi được pháp luật bảo vệ.
Căn cứ theo Điều 146 Bộ luật hình sự và đối chiếu với hành động của ông Linh, rõ ràng các hành vi thể hiện sự thân mật của ông này đối với bé gái trong than máy không đủ cơ sở để cấu thành tội phạm.
Ngoài ra theo Nguyên tắc suy đoán vô tội và vấn đề đảm bảo thực thi trong hoạt động tố tụng hình sự Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thay thế cho Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), theo đó, tại khoản 1 Điều 13 Hiến pháp năm 2013, quy định:
“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”
Điều 13 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”. Theo điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015, Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đều được suy đoán vô tội.
Bên cạnh đó Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015(có hiệu lực từ ngày 1/1/2018). Cụ thể, tại điểm d khoản 2 Điều 60 và điểm h khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự: Bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Đây là những điều mà truyền thông hoàn toàn lờ đi trong 20 ngày qua. Những gì mà họ thể hiện đều rặc một giọng điệu đấu tố và ném đá với những bài viết sặc mùi trả thù chính trị dù gia đình bé gái "quyết định hòa giải và đề nghị không cung cấp thông tin ra bên ngoài".
Trong vụ án này lộ ra nhiều bộ mặt xôi thịt, ăn hôi chính trị cũng tìm cách dây máu ăn phần để được tiếng mẫn cán hòng kiếm chút danh lợi.
Điều này hoàn toàn trái ngược với vụ án cách đây đúng một năm ngày 18/04 năm 2018, Trưởng phòng Truyền hình Đặng Anh Tuấn, bút danh Anh Thoa của cái động đĩ tên Báo tUổi tRẻ bị tố hiếp dâm khiến một nữ sinh viên thực tập toan tự tử trong trạng thái hoảng loạn phải nhập viện cấp cứu. Dư luận dậy sóng, thầy cô bức xúc, sau khi sự việc vỡ lỡ hàng loạt nữ sinh yêu cầu đổi nơi thực tập.
Đáp lại điều đó họ đăng vỏn vẹn 03(ba) bài viết. Một bài thông báo có nhân viên bị tố hiếp dâm và đang xem xét. Một bài tuyên bố đã đá quả bóng trách nhiệm sang cơ quan điều tra. Bài cuối cùng tuyên bố trắng án vì không đủ chứng cứ buộc tội. Phủi tay, Xong!
Năm đó hàng loạt lao động từng cộng tác với này lên tiếng tố cáo bản thân từng là nạn nhân của hành vi xâm hại tình dục bằng hash tag #metoo. Trước lời kêu cứu trong tuyệt vọng của nạn nhân, cả làng báo đáp lại bằng sự im lặng của những kẻ đồng lõa.
Vậy cơ sở nào để một thằng gọi là nhà Báo ở một địa phương được lại ưu ái hơn một ông Viện phó VKSND ở một thành phố khác? Cơ sở nào chỉ bằng 45s, đám đông có thể tuyên án khiến một người thân bại danh liệt, một gia đình tan nát, còn một thằng nhà báo từng khiến nạn nhân toan tự tử trong trạng thái hoảng loạn phải nhập viện thì hoàn toàn vô can vì không đủ chứng cứ?
Điều này cho thấy dù luôn mồm lên tiếng dạy đời thiên hạ làm chuyện tử tế nhưng bản thân những nhân vật mang danh "nhà báo" sẵn sàng làm những chuyện tồi bại, vô liêm sỉ rồi bao che, dung túng lẫn nhau khi vụ việc vỡ ra, thối hoắc và không thể che đậy được nữa, chẳng qua là chúng chưa có cơ hội mà thôi. Chính những kẻ này đã hủy hoại danh dự các nhà báo chân chính.
Điển hình cho lối sống 2 mặt này là con nầu bẠch hOàn. Thị từng bị dư luận lên án là một con đàn bà lẳng lơ, dùng "..." để tiến thân, chuyên giật chồng thiên hạ. Tuy nhiên, bằng cái mặt dày trơ lỳ kết hợp với các thủ đoạn truyền thông, và các ngón nghề điều khiển tâm lý đám đông đã được huấn luyện kỹ lưỡng, thị tỏ ra lành nghề trong việc sai khiến đám đông ngày đêm cày like, đong xèn cho thị.
Cho đến ngày thị lợi dụng sự kiện chùa Ba Vàng để bôi nhọ Phật giáo theo đơn đặt hàng của một thế lực nào đó thì nhiều kẻ mới ngã ngữa hóa ra lâu nay mình là công cụ để cho thị kiếm tiền!
Điều này chứng tỏ điều gì? nó chứng tỏ rằng hôm nay chúng đấu tố lão Linh, ngày mai có thể sẽ đến lược bất kỳ ai chừng nào đám đông ngu dốt còn trao cho chúng, những kẻ nhân danh công luận vào vai của một quan tòa.
Đến đây vấn đề vẫn chưa kết thúc! vì về bản chất bẠch hOàn, hay những ngòi bút mất chất và truyền thông "bẩn" nói chung cũng chỉ là công cụ. Trong vụ đấu tố này tay Linh chỉ là con dê tế thần và truyền thông là công cụ để những tên đầu sỏ thực hiện mục tiêu tiếp theo đó là các cuộc xuống đường.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hơn 20.000 tấm băng rôn bôi nhọ lão Linh đã được in ra. Thông điệp kêu gọi biểu tình, cùng với các thủ đoạn đối phó với các lực lượng chấp pháp đã lan truyền khắp các hội, nhóm mạng xã hội. Không khó để nhận ra những tên lưu manh chính trị và con buôn dân chủ nhẵn mặt trên khắp các diễn đàn chống cộng lâu nay cầm đầu lên kế hoạch.
Một cái cớ để xuống đường phá loại lễ 30/04 không thể tốt hơn! Một cuộc diễn tập huy động lực lượng, giơ nắm đấm với chính quyền hòng chuẩn bị cho các thời cơ chính trị tiếp theo.
Cuối cùng, nếu các vị cho rằng việc lên án ông Linh hoàn toàn không liên quan đến các thủ đoạn chính trị ở trên, vậy thì thay vì ném đá một kẻ như ô. Linh thì hãy chọn cách lên án phù hợp, cảnh giác cùng với các cơ quan hữu trách về trị an bảo vệ tốt cộng đồng, trông chừng con mình cho tốt.
Một mình ông ta không thể xâm hại hết con em các vị được, trong khi đó hệ thống nhà thờ Kito mới chính là cái "động dâm ô" con nít khét tiếng nhất thế giới. Và khi con cái các vị bị xâm hại ở đó, đừng trông mong các chủ chăn kito bị kết án. Rất khó!!!
Nếu các vị vẫn muốn ném đá, mặc nhiên kết án tay Linh trước khi có phán quyết của Tòa, ok được thôi! Trước khi làm điều đó hãy so sánh với các giáo chủ kito. Với truyền thống dâm ô hàng chục năm với chiều dài cả một đời người hành vi của những vị chủ chăn thuộc giáo hội TCG thì xứng đáng bị lên án.