Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

PHẢI CHĂNG CẦN XÁC ĐỊNH LẠI NỘI DUNG, TÍNH CHẤT CỦA THỜI ĐẠI NGÀY NAY ?

                                                                                      Kiên Trung
Lịch sử đã ghi nhận, vào các năm 1957 và 1960, Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế đã họp ở Matxcơva, trên cơ sở tiếp thu sáng tạo di huấn của V.I.Lênin, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sinh động của cách mạng thế giới, đã xác định: nội dung cơ bản của thời đại chúng ta là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại ở nước Nga. Nhận định về nội dung thời đại như vậy là sự khái quát mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, đầy tính thuyết phục, do đó đã được sự nhất trí cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Tuy nhiên, từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX cho đến nay, chúng ta đã và đang chứng kiến những biến đổi sâu sắc trên thế giới về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật,… trong đó có nhiều biến động bất ngờ, nhiều sự kiện biến hóa khôn lường, đầy kịch tính. Đặc biệt, sau sự sụp đổi của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, đã và đang có nhiều quan điểm hoặc vô tình không hiểu hoặc cố tình cho rằng, thời đại ngày nay không còn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác, theo họ, cần phải xác định lại nội dung, tính chất của thời đại ngày nay.
Trên cơ sở phương pháp tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác, chúng ta hiểu rằng, trong một thời đại bao giờ cũng diễn ra quá trình hình thành, phát triển và thống trị của một hình thái kinh tế - xã hội mới tiến bộ, và quá trình suy tàn, tiêu vong của hình thái kinh tế - xã hội cũ lạc hậu. Hai quá trình này đan xen, đấu tranh với nhau và là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội trong thời đại đó. Theo đó, thời đại ngày nay chính là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Trong đó, thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga và việc giai cấp công nhân đóng vai trò là trung tâm của lịch sử đã quyết định diện mạo, chiều hướng phát triển và nội dung, tính chất của thời đại ngày nay.
Mặt khác, khi nói thời đại ngày nay là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới không có nghĩa là trong suốt cả thời kỳ lịch sử ấy, chủ nghĩa xã hội chỉ có phát triển đi lên, không có những bước thoái trào, thất bại, thụt lùi. Điều này, chính V.I.Lênin đã từng chỉ rõ: “Trong mỗi thời đại đều có và sẽ còn có những phong trào cá biệt, cục bộ, khi tiến, khi lùi; đều có và sẽ còn những thiên hướng khác nhau đi chệch ra khỏi phong trào chung và nhịp độ chung của phong trào”. Do vậy, hiện nay chủ nghĩa xã hội tuy bị tổn thất nặng nề, nhưng những thành tựu phát triển của nó cũng như sự thật về tiến trình quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội của thế giới là không thể phủ nhận, không thể đảo lộn. Sự đổ vỡ, tan dã của hệ thống xã hội chủ nghĩa không thể làm chấm dứt, kể cả làm gián đoạn tiến trình lịch sử quá độ lên chủ nghĩa xã hội của thế giới.
Hơn nữa, nếu xem xét nội dung cơ bản của thời đại ngày nay mà chỉ căn cứ vào những diễn biến trong một giai đoạn lịch sử nhất định (như thập kỷ 90 của thế kỷ XX vừa qua), mặc dù những diễn biến đó rất quan trọng, nhưng nếu cắt dời chúng với những thời kỳ có liên quan thì quả là một sự phiến diện, chủ quan, thiếu cơ sở khoa học. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản hiện đại mặc dù có khả năng điều chỉnh, thích nghi và đang tạm thời chiếm ưu thế về kinh tế, khoa học công nghệ và cả quân sự, song không phải vì thế mà nói rằng, giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản đóng vai trò trung tâm, quyết định chiều hướng vận động của thế giới, cũng như quyết định nội dung, tính chất của thời đại ngày nay.
 Với những cơ sở nói trên, chúng ta hoàn toàn khẳng định: trong điều kiện hiện nay, tuy tình hình thế giới đã, đang và sẽ có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, nhưng hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang tạm thời lâm vào thoái trào, chủ nghĩa tư bản vẫn còn khả năng điều chỉnh, thích nghi,… song điều đó không làm thay đổi hoặc mất đi bản chất, xu hướng và nội dung cơ bản của thời đại ngày nay như sự xuyên tạc của các thế lực thù địch. Trong đó, nội dung của thời đại được xác định vẫn là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới bắt đầu từ thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917. Và, tính chất của thời đại ngày nay là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt giữa chủ nghĩa xã hội đang trong quá trình hình thành, phát triển với chủ nghĩa tư bản đã hết vai trò lịch sử, đang trong quá trình suy tàn.
























LUẬN ĐIỆU PHẢN ĐỘNG CHỐNG PHÁ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng cả thời kỳ giành, giữ chính quyền và công cuộc xây dựng, phát triển Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Nhận thức rõ vấn đề đó, thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" nhằm thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam, hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa, các thế lực thù địch chú trọng tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Bên cạnh những hoạt động như tác động, chuyển hóa; thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" nội bộ Đảng thì một mũi tấn công trọng yếu, thường xuyên được các thế lực thù địch tiến hành thời gian vừa qua là đẩy mạnh hoạt động phá hoại tư tưởng với nhiều luận điệu "tấn công trực diện" vào vai trò lãnh đạo của Đảng.
Mục đích của các thế lực thù địch là thông qua hoạt động chống phá tư tưởng để tác động nhằm thay đổi nhận thức, niềm tin của cá tầng lớp nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên vào vai trò lãnh đạo của Đảng, vào tính tất yếu của sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng, từ đó lôi kéo các tầng lớp nhân dân vào con đường chống đối lại Đảng, hình thành nên các tổ chức, lực lượng chính trị đối lập tại Việt Nam, tiến tới cơ chế thiết lập đa nguyên, đa đảng. Với mục đích đó, các thế lực thùi địch tung ra hàng trăm, hàng nghìn các luận điệu khác nhau tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng ta thấy rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vừa tuân theo quy luật chung, vừa tuân theo quy luật đặc thù của Việt Nam, giải quyết được cuộc khủng khoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cả nước ta chìm trong cảnh lầm than nô lệ của thực dân Pháp. Nhiều phong trào yêu nước đã xuất hiện như phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, Yên Bái nhưng lần lượt thất bại. Tiếp đến việc tìm kiếm con đường cứu nước của các chí sĩ tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh...đều rơi vào bế tắc.
 Từ khi Đảng ra đời đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc dân chủ nhân dân đưa dân tộc ta thoát khỏi cảnh nước mất nhà, dân nô lệ và tiếp tục lãnh đạo cách mạng nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh quốc tế và khu vục có nhiều biến động khó lường, nhưng thành quả 30 năm đổi mới của chúng ta thu được nhiều thành tựu chứng minh cho sự lãnh đạo của Đảng là sáng suốt, phù hợp với điều kiện và tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc ta.
Từ thực tiễn qua 30 năm đổi mới chúng ta thu được nhiều thành tựu là cơ sở khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là không thể thiếu được đối với sứ mệnh của dân tộc ta, đồng thời là cơ sở phản bác các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch. Vì vậy, chúng ta phải nâng cao nhận thức, kiên quyết đấu tranh làm thất bại với mọi luận điệu, mọi thủ đoạn của chúng.             
 P.C



XÂY DỰNG THỂ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC TRONG BỘ MÁY CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG CỦA CUỘC ĐẤU TRANH VỚI NẠN THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ

Trần Mai Chi

Việc xây dựng các thể chế này càng cụ thể và càng chặt chẽ bao nhiêu thì quyền lực càng được kiểm soát chặt chẽ bấy nhiêu, đặc biệt là trong các lĩnh vực hay xảy ra tham nhũng. Tham nhũng là căn bệnh của quyền lực nhà nước, thể hiện sự tha hóa của quyền lực nhà nước. Do vậy, để việc phòng chống tham nhũng có hiệu quả, có sự chuyển biến về chất thì các giải pháp đưa ra phải tập trung vào cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, làm cho quyền lực bị giới hạn theo đúng tinh thần của Hiến pháp và pháp luật, khắc phục tình trạng lạm quyền, chuyên quyền trong quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, có như vậy mới xóa bỏ được gốc rễ của những nguyên nhân phát sinh tham nhũng.

QUYẾT TÂM CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG TRONG CUỘC ĐẤU TRANH VỚI NẠN THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ

Trần Mai Chi
Hiện nay, Đảng ta xác định: “đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài; là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, trước hết là người đững đầu cấp ủy, chính quyền, và của toàn bộ hệ thống chính trị...”[1]. Điều đó thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong cuộc chiến chống tham nhũng, đó là sự cam kết tuyên chiến với tham nhũng từ cấp cao nhất trong bộ máy của Đảng, Nhà nước bằng những chiến lược và hành động thực tiễn, được cụ thể hoá và công khai hoá để nhân dân giám sát chứ không chỉ dừng lại ở những nghị quyết, những lời nói mang tính hô hào, phong trào, khẩu hiệu.
Trong hệ thống chính trị, người đứng đầu các cấp có vị trí quan trọng và trực tiếp quyết định trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Khi người đứng đầu các cấp đã giương cao ngọn cờ chống tham nhũng chắc chắn sẽ tập hợp xung quanh mình lực lượng mạnh mẽ chống tham nhũng. Do đó, người đứng đầu phải thực sự trong sáng, liêm chính, là tấm gương sáng về đạo đức lối sống, không chấp nhận tham nhũng. Sự trong sáng, liêm chính đó bắt đầu từ bản thân, tới tập thể và những người thân xung quanh, gần nhất như: tập thể lãnh đạo, các cộng sự, các cấp dưới trực tiếp cho đến những người trong gia đình phải tạo thành tấm gương tập thể, chiếu vào cộng đồng xung quanh, tạo những vùng sáng liêm chính liên tục trong toàn xã hội. Đồng thời, “kiên quyết xử lý và kịp thời thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm minh trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình trực tiếp quản lý...”[2].
Việc xây dựng quyết tâm chính trị ở đây còn phải gắn liền với việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đảm bảo Đảng lãnh đạo trong khuôn khổ luật pháp, không can thiệp vào các hoạt động điều tra, truy tố và xét xử, và kiên quyết xóa bỏ “các vùng cấm” trong thực tế. Đảng cần phát huy dân chủ thực sự, nâng cao tính công khai, minh bạch về hoạt động của đội ngũ cán bộ các cấp, công khai địa chỉ, điện thoại, thư điện tử, tăng cường các mối quan hệ trực tiếp giữa người dân và cán bộ, đảng viên. Tăng cường các buổi tiếp dân, trực tiếp đối thoại với dân, không lựa chọn hay hạn chế diện người được tham gia tiếp xúc. Bên cạnh đó, cần thẩm tra lại những vụ thanh tra đã phát hiện tham nhũng nhưng sau đó lại kết luận chỉ xử lý hành chính, đưa ra xét xử công khai tất cả các trường hợp đúng người, đúng tội, không để lọt người, lọt tội, cũng không để oan sai.





[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.211.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Sđd, tr.212. 

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số và đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc ở nước ta

Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số cùng với đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay là những vấn đề lý luận - thực tiễn vừa cơ bản, vừa cấp bách, cần được nhận thức thấu đáo và tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện, kiên trì. Đây là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp phát triển toàn diện các dân tộc, bảo vệ và phát triển các quyền con người chân chính, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân ở vùng dân tộc thiểu số. 
Sự tác động qua lại giữa bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số và đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc
Quyền của các dân tộc thiểu số nhìn chung được chia thành hai nhóm: nhóm các quyền cá nhân thông thường áp dụng với từng thành viên của mỗi dân tộc và nhóm các quyền tập thể áp dụng cho cộng đồng các dân tộc thiểu số. Bảo đảm quyền con người ở vùng dân tộc thiểu số có hiệu quả là bằng chứng thực tiễn - pháp lý sinh động phản bác mọi luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch; là cách làm tốt nhất để bảo vệ chân lý, lẽ phải của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp bảo vệ và chăm lo quyền con người chân chính; là sự chủ động phòng ngừa, ứng phó với mọi nguy cơ phát sinh từ vấn đề dân tộc, không tạo cớ cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá; là môi trường giúp các dân tộc (đa số và thiểu số) phát triển lành mạnh, định hình ý thức dân tộc chân chính, xây dựng quan hệ dân tộc đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển; là hình thức tự đề kháng của các dân tộc thiểu số trước mọi luận điệu của các thế lực thù địch hòng xuyên tạc, chống phá, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc có hiệu quả sẽ tạo môi trường ổn định cho các dân tộc xây dựng khối đoàn kết, bình đẳng, giúp nhau cùng phát triển. Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng có vai trò đập tan ngay từ nguồn gốc tư tưởng - lý luận của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa ly khai, giúp bản thân các dân tộc định hình ý thức dân tộc chân chính, thống nhất giữa quyền con người và quyền công dân, quyền và nghĩa vụ, quyền cá nhân của thành viên dân tộc với quyền tập thể dân tộc, giữa quyền của tập thể dân tộc với quyền của cộng đồng quốc gia - dân tộc. Đấu tranh có hiệu quả giúp Đảng, Nhà nước khẳng định được tính chính nghĩa, lẽ phải trên các diễn đàn đa phương, song phương, củng cố vị thế, uy tín, nhờ đó vừa tranh thủ được dư luận và nguồn lực quốc tế, vừa tập trung được nguồn lực trong nước để đầu tư cho phát triển các dân tộc. Còn xung đột, chia rẽ không những làm cho các dân tộc thiếu môi trường ổn định và không tập trung được nguồn lực đầu tư để phát triển, mà còn dẫn tới phân tán nhân lực, vật lực, gây xáo trộn các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ các cơ hội phát triển. Đấu tranh còn mang hàm ý đấu tranh trong nội bộ nhân dân, nhất là với những nhận thức chưa đúng đắn, những hành vi lệch lạc, sai trái của một bộ phận cán bộ và người dân trong bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số. Nhờ đó bảo đảm cho việc thực thi chính sách dân tộc được triển khai một cách đồng bộ, đầy đủ, nhất quán với ý thức và trách nhiệm tự giác cao của toàn bộ hệ thống chính trị, của đồng bào các dân tộc đa số và thiểu số, của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số và đấu tranh chống âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc có sự thống nhất ở mục tiêu chung, ở chủ thể lãnh đạo - quản lý chung, ở phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc thống nhất, ở sử dụng chung nhiều lực lượng. Mục tiêu chung của bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số và đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc đều nhằm xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc - dân tộc; bảo vệ môi trường hòa bình và ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội cho phát triển đất nước; bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số và đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc ở Việt Nam đều do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, cùng cả hệ thống chính trị tham gia, bao gồm từ hoạch định đường lối đến tổ chức thực hiện; thống nhất ở đặt lợi ích quốc gia - dân tộc làm tối thượng, lợi ích bộ phận không thể thoát ly lợi ích của quốc gia - dân tộc.
Tuy nhiên, bảo đảm và đấu tranh, mỗi vấn đề có nội dung riêng do khác nhau về mục tiêu cụ thể, đối tượng tác động, lực lượng chuyên trách và phương pháp công tác chuyên biệt. Về mục tiêu cụ thể, nếu tính hướng đích của bảo đảm quyền các dân tộc là tôn trọng và bảo vệ quyền chân chính của các dân tộc thiểu số, thì đấu tranh có mục tiêu là làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để phá hoại khối đoàn kết dân tộc, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa ly khai. Về đối tượng, nếu đối tượng của bảo đảm quyền các dân tộc là đồng bào các dân tộc thiểu số, gồm cả tập thể dân tộc và thành viên của từng cộng đồng dân tộc, thì đối tượng của đấu tranh là các thế lực thù địch bên ngoài hòng lợi dụng vấn đề dân tộc thiểu số để chống phá, là các phần tử phản động trong nước tiếp tay cho các thế lực thù địch bên ngoài thực hiện các hành vi chống phá lợi ích quốc gia - dân tộc, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Về lực lượng chuyên trách, bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số do các tổ chức và cá nhân có nhiệm vụ tổ chức và thực thi các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh, chính sách đối ngoại, bảo vệ môi trường sinh thái...; mỗi lực lượng có vai trò, vị trí riêng khi thực thi các chính sách đa/liên ngành, trong đó cơ quan chuyên trách công tác dân tộc có vai trò rất quan trọng. Đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc tuy cũng cần lực lượng đa/liên ngành rộng lớn, nhưng đội ngũ nòng cốt chuyên trách là công an nhân dân, quân đội nhân dân, các nhà tư tưởng lý luận, nhà báo đấu tranh trên địa hạt tư tưởng - lý luận. Về biện pháp công tác chuyên biệt, nếu bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số được thực hiện bằng các biện pháp kinh tế, hành chính, dân sự, thông qua các chính sách và luật pháp tôn trọng, bảo vệ, chăm lo quyền con người, thông qua các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái, ... thì đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc đòi hỏi phải kết hợp cả biện pháp vũ trang và phi vũ trang, kể cả sử dụng nghiệp vụ chuyên biệt của lực lượng vũ trang để đập tan các hoạt động móc nối, gây dựng cơ sở, tập hợp lực lượng hòng chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động bạo loạn lật đổ, thực hiện chủ nghĩa ly khai.
Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số và đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc: Vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Để nâng cao hiệu quả trong giải quyết vấn đề này cần chú ý mấy vấn đề sau đây:
Thứ nhất, cần nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của việc bảo đảm quyền các dân tộc thiểu số trong giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam.
Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số có tầm quan trọng đặc biệt đối với ổn định và phát triển của đất nước. Nó được chế định bởi điều kiện địa - chính trị, kinh tế, nhân văn, môi trường của vùng dân tộc thiểu số; bởi tính chất khó khăn, phức tạp của vấn đề dân tộc do di tồn lịch sử, giới hạn nguồn lực đầu tư, rào cản của phong tục, tập quán và trình độ phát triển, đặc biệt là hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Vì vậy, bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số không thể thực hiện nhanh chóng bằng một vài chương trình, dự án hoặc chỉ bằng can thiệp hành chính, mà phải thông qua giải pháp tổng hợp, thực hiện theo các bước phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, giai đoạn trước tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn sau. Đây là sự nghiệp lâu dài, gian khổ; cần nhiều nguồn lực đầu tư lớn, gồm cả nhân lực, tài lực, vật lực; cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; cần sự tương trợ, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc; cao nhất vẫn là khơi dậy ý thức tự lực, tự cường của bản thân đồng bào các dân tộc.
Thứ hai, bảo đảm quyền của các dân tộc là vấn đề liên ngành/đa ngành, từ kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, môi trường - sinh thái, quan hệ quốc tế, quốc phòng - an ninh.
Quyền kinh tế là vấn đề trước hết cần được quan tâm, vì nó liên quan đến quyền an sinh và phát triển, quyền tiếp cận các nguồn lực một cách bình đẳng. Quyền chính trị được thể hiện ở quyền bình đẳng của công dân trong bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước, tham dự các nghị trình chính sách, mà ở đó tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và cơ cấu hợp lý cán bộ dân tộc thiểu số trong các cơ quan hệ thống chính trị chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Quyền văn hóa không chỉ có ý nghĩa bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn liên quan đến những vấn đề cốt lõi nhất cho duy trì và phát triển một cộng đồng dân tộc. Các vấn đề môi trường, sinh thái liên quan rất chặt chẽ đến quyền của các dân tộc trong bảo vệ không gian sinh tồn và phát triển của cộng đồng. Vấn đề quyền của các dân tộc thiểu số trong thế giới hiện đại không còn bó hẹp trong biên giới quốc gia mà mang tính xuyên quốc gia, kể cả chế định trong các văn kiện chính trị - pháp lý quốc tế. Chẳng hạn, Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền của người thuộc về các nhóm thiểu số về ngôn ngữ, tôn giáo, chủng tộc (năm 1992)(1), Công ước khung của Hội đồng châu Âu về bảo vệ dân tộc thiểu số (năm 1995)(2), Hiến chương về ngôn ngữ vùng hoặc thiểu số của châu Âu (năm 1994)(3), Bản khuyến nghị Lund về sự tham gia có hiệu quả của các dân tộc thiểu số trong đời sống công cộng (năm 1999)(4)... Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (năm 1966) đã ghi nhận rõ việc bảo vệ quyền con người và quyền của dân tộc thiểu số tại các điều 2, 4, 27. Ở các nước có nhiều nhóm thiểu số về dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ thì những cá nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ thiểu số đó, cùng các thành viên khác của cộng đồng mình, không thể bị tước bỏ quyền có đời sống văn hóa riêng, quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng, hoặc quyền được sử dụng tiếng nói riêng (Điều 27)...
Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là công việc của nhiều chủ thể, từ Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và toàn cộng đồng xã hội. Đó còn là việc xử lý mối quan hệ giữa tôn trọng các giá trị phổ quát được ghi nhận trong các công ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết với tính toán đầy đủ những đặc thù trong bảo đảm quyền cho các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (năm 1966) ghi: “Tại những nước có nhiều nhóm dân tộc thiểu số, tôn giáo và ngôn ngữ cùng chung sống, thì những cá nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không thể bị tước bỏ quyền được thụ hưởng nền văn hóa riêng, quyền được thể hiện và thực hành tôn giáo riêng hoặc quyền được sử dụng tiếng nói riêng của họ” (Điều 3).
Phù hợp với các Công ước quốc tế về quyền con người, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận và bảo đảm đầy đủ quyền của dân tộc thiểu số. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã ghi nhận: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” (Điều 5); Các quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong Hiến pháp được thể chế bằng chế định về Hội đồng Dân tộc (Điều 75). Ngoài ra, quyền bình đẳng giữa các dân tộc còn được ghi nhận và cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật khác của Việt Nam, như Luật Quốc tịch năm 2008 (Điều 1) khẳng định sự bình đẳng về quyền có quốc tịch của các dân tộc thiểu số; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (Điều 29), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Điều 20), Luật Tố tụng hành chính 2015 (Điều 17, Điều 21) quy định về quyền bình đẳng của mọi công dân trong tiến hành tố tụng và quyền được sử dụng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc trong quá trình tiến hành tố tụng. Đây chính là những quy định bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu số trong việc bảo đảm sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật và tòa án. Bộ luật Hình sự năm 1999 (Điều 1) xác định một trong những nguyên tắc của luật hình sự là bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc. Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 (Điều 8, Điều 9) quy định về sự tham gia bình đẳng của các dân tộc thiểu số vào việc bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân... Về quyền giữ gìn bản sắc văn hóa, Hiến pháp năm 2013 (Điều 5) ghi rõ: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình; Điều 42 cũng ghi nhận: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”. Trong nhiều văn bản pháp luật khác, trong đó bao gồm Bộ luật Dân sự năm 2015 (các điều 5, 7, 26, 29) quy định về việc áp dụng tập quán, chính sách đối với quan hệ dân sự, quyền có họ, tên, quyền xác định, xác định lại dân tộc. Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận quyền được Nhà nước hỗ trợ để phát triển về mọi mặt. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” (Điều 58); “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...” (Điều 61). Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 61, Điều 82) quy định về việc Nhà nước thành lập các trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số và chính sách luân chuyển cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các vùng dân tộc thiểu số được học tiếng dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng dạy và học; Luật Khám, chữa bệnh năm 2009 (Điều 4) quy định về chính sách của Nhà nước về khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số, được ưu tiên bố trí ngân sách đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân... Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc (Điều 46, Điều 47). Bộ luật Lao động năm 2012 nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử về dân tộc (Điều 8)... Đó là những bằng chứng thực tiễn - pháp lý sinh động cho thấy quyền của các dân tộc thiểu số đã được tôn trọng, ghi nhận, thực thi và bảo vệ.
Thứ ba, mối quan hệ giữa quyền của thành viên dân tộc và quyền tập thể dân tộc. Đây là mối quan hệ rất cơ bản trong quá trình bảo đảm quyền dân tộc và đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc của các thế lực thù địch. Quyền cá nhân con người thuộc mọi dân tộc đều bình đẳng trước pháp luật, thống nhất giữa quyền cá nhân và quyền tập thể cộng đồng dân tộc được đặt chung trong quyền của quốc gia - dân tộc. Bình đẳng về quyền con người đã được Hiến pháp năm 2013 và các luật ghi nhận đầy đủ. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, điều kiện địa lý cách biệt, các rào cản về ngôn ngữ, nên khả năng thực hiện quyền của đồng bào dân tộc thiểu số thường bị hạn chế. Bởi vậy, bảo đảm quyền này phải được ưu tiên trong các chính sách phát triển. Các quyền đều có thể được thực hiện thông qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp, từ quyền chính trị, quyền văn hóa, quyền tiếp cận các nguồn lực phát triển, quyền an sinh và phát triển,... Quyền chính trị được thực hiện bằng hình thức dân chủ trực tiếp hoặc hình thức dân chủ đại diện. Trong điều kiện đa tộc người cư trú phân tán và xen kẽ, các dân tộc có trình độ và quy mô dân số khá cách biệt,... thì dân chủ đại diện đóng vai trò rất quan trọng nhằm bảo đảm quyền chính trị của các dân tộc thiểu số, thông qua lựa chọn cơ cấu những người thật sự tiêu biểu của các dân tộc vào hệ thống chính trị các cấp. Dân chủ đại diện có ưu thế trong lựa chọn được những đại biểu ưu tú tham gia các cơ cấu chính trị mà dân chủ trực tiếp không thể thay thế được và nhờ đó khắc phục những hạn chế của trình độ và quy mô dân số quá chênh lệch giữa các dân tộc, thậm chí những dân tộc có dân số rất ít, dưới 10.000 người. Thông qua phát huy hình thức dân chủ đại diện mà các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các tộc người thiểu số có dân số ít, thực hiện quyền tham dự chính trị, qua đó phản ánh ý chí của đồng bào các dân tộc, đưa lợi ích, nguyện vọng của đồng bào vào các nghị trình, hoạt động hoạch định chính sách cũng như tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả.
Kết quả các cuộc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân những kỳ gần đây cho thấy việc bảo đảm quyền tham dự chính trị của đại diện cộng đồng các dân tộc thiểu số. Ngày 9-6-2016, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã công bố Nghị quyết về kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Theo đó, có 86/496 đại biểu trúng cử, tương ứng 17,30% tổng số đại biểu trúng cử, là người dân tộc thiểu số. Trong 4 nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số chiếm từ 15,6% đến 17,27% (so với tỷ lệ dân số các dân tộc thiểu số chiếm 14,3% trong tổng dân số cả nước). Trong tổng số 500 đại biểu Quốc hội khóa XIII, có 78 đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số thuộc 29 dân tộc khác nhau, đến từ 26 tỉnh, thành phố (chiếm tỷ lệ 15,6%). Đại biểu là người dân tộc thiểu số tham gia Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 là 688 người, chiếm 18%; cấp huyện là 4.237 người, chiếm 20,1%; cấp xã là 62.383 người, chiếm 22,46%. Số lượng đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số khóa XII là 87, chiếm 17,6%. Số lượng đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số khóa XI là 86, chiếm 17,2%. Như vậy, đại biểu là người dân tộc thiểu số luôn chiếm một phần tỷ lệ lớn trong tổng số các đại biểu nói chung xét trên tổng dân số. Theo điều tra dân số cả nước tại thời điểm ngày 1-4-2009, dân số Việt Nam có 85.846.997 người, trong đó có 54 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống, dân tộc Kinh có 73.594.427 người, chiếm 85,7%, các dân tộc thiểu số chiếm 14,3 % tổng dân số.
Thứ tư, về giải quyết mối quan hệ giữa quyền con người với quyền công dân, quyền dân tộc - tộc người với quyền quốc gia - dân tộc của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là mối quan hệ rất cơ bản, quan trọng cần được nhận thức thấu đáo và tổ chức thực hiện nghiêm túc trong quá trình bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số và đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc. Không ít cư dân các dân tộc thiểu số, nhất là các nhóm cư dân thường di cư xuyên biên giới chỉ xem trọng ý thức dân tộc - tộc người, quyền dân tộc - tộc người mà xem nhẹ ý thức công dân và quyền của quốc gia - dân tộc. Điều này thường bị các thế lực thù địch lợi dụng, cường điệu hóa ý thức dân tộc - tộc người, hạ thấp hoặc phủ nhận ý thức công dân, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa ly khai. Trong lịch sử nước ta, trong đồng bào các dân tộc đều đã hình thành và phát triển ý thức quốc gia - dân tộc, “đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt”, đều xác định “nước Việt Nam là nước chung”(5) như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plâycu (tháng 4-1946). Đó là chất keo gắn bó, đoàn kết các dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, cùng chung sức xây dựng nên nước Việt Nam có hình thái lãnh thổ và kết cấu đa dân tộc như ngày nay. Vì vậy, giáo dục ý thức công dân, tinh thần quốc gia - dân tộc cho các dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình bảo đảm quyền của các dân tộc. Bởi vì, cư dân thuộc bất cứ thành phần dân tộc nào trong thời đại ngày nay cũng đều phải định cư, sinh sống, hoạt động kinh tế trong lãnh thổ quốc gia nhất định, thực hiện quyền và nghĩa vụ với một nhà nước - dân tộc nhất định. Chính trên lãnh thổ quốc gia - dân tộc và nằm dưới sự quản lý của nhà nước quốc gia - dân tộc mà thành viên của dân tộc đó trở thành công dân, có điều kiện thực hiện các quyền và nghĩa vụ chính đáng của mình. Do đó, thống nhất giữa ý thức dân tộc - tộc người với ý thức công dân, giữa quyền con người và quyền công dân, giữa quyền và nghĩa vụ là những vấn đề rất cơ bản trong quá trình bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số.
Thứ năm, về mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù trong bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tính phổ biến xuất phát từ các giá trị phổ quát của quyền con người, bất luận đó là người thuộc dân tộc thiểu số hay dân tộc đa số, dân tộc thiểu số dân số lớn hay dân tộc thiểu số dân số ít, nhất là các quyền an sinh và phát triển. Tính đặc thù xuất phát từ đặc điểm vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc - tộc người, từ trình độ phát triển của từng dân tộc và của quốc gia - dân tộc, từ bản sắc văn hóa các tộc người thiểu số ở nước ta. Tính đặc thù có thể xem xét ở cả cấp độ quốc gia - dân tộc, cấp độ vùng và cấp độ địa phương. Ở cấp độ quốc gia, Nhà nước ghi nhận đầy đủ quyền dân tộc trong Hiến pháp, pháp luật; cơ cấu hợp lý đại diện các dân tộc trong Quốc hội, Chính phủ, các bộ/ngành; bảo đảm quyền tham gia của các dân tộc thiểu số trong hoạch định và thực thi chính sách. Tuy nhiên, chính ở cấp độ vùng và địa phương mới có điều kiện thể hiện tính đa dạng của dân tộc - tộc người, của nhóm địa phương trong quá trình triển khai thực thi các chính sách bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số. Trong điều kiện mô hình nhà nước đơn nhất, cần thiết phải có sự phân cấp hợp lý cho các địa phương trong hoạch định các chủ trương mang tính địa phương, để bảo đảm thể hiện được đầy đủ tính địa phương và tính dân tộc - tộc người trong mỗi chính sách quản lý và phát triển, trong cơ cấu hệ thống chính trị địa phương, sâu xa là bảo đảm tốt hơn quyền của các dân tộc thiểu số. Tại địa phương, tùy quy mô dân số dân tộc - tộc người, mức độ xen cài giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc đa số, giữa dân tộc thiểu số tại chỗ và dân tộc mới đến, giữa dân tộc thiểu số có dân số lớn với dân tộc thiểu số có dân số ít... mà lựa chọn những mô hình quản lý và phát triển phù hợp. Hiện nay, ở tất cả các xã và thôn, làng dân tộc thiểu số, thể chế nhà nước đã được thiết lập với bộ máy khá hoàn bị. Nhưng không vì thế mà xem nhẹ vai trò của luật tục, thiết chế xã hội truyền thống trong quản lý xã hội, bản sắc văn hóa địa phương. Các thiết chế xã hội truyền thống luôn tồn tại song hành với thiết chế nhà nước, thậm chí ở nhiều nơi các thiết chế xã hội truyền thống có ảnh hưởng rất sâu đậm trong đời sống đồng bào các dân tộc. Trong bộ máy quản lý nhà nước hiện nay thôn, làng được coi là đơn vị dân cư, đơn vị xã hội cơ sở nhưng không phải là một cấp hành chính. Mỗi thôn, làng có một người đứng đầu với chức danh là “trưởng thôn”, “trưởng bản”, vừa tuân thủ luật pháp nhà nước, vừa điều hành theo luật tục trong quản lý các đơn vị dân cư, thậm chí người dân thường tự nguyện chấp hành luật tục hơn là chế tài của pháp luật. Vì thế, chú ý đầy đủ tính địa phương và tính tộc người trong mỗi chính sách quản lý và phát triển bên cạnh tăng cường tính thống nhất quản lý của chính quyền Trung ương là những vấn đề lớn cần quan tâm trong chính sách dân tộc.
Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số và đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc là những vấn đề lớn cần được nhận thức, xử lý đầy đủ, thấu đáo trong thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay./.
(Tạp Chí Cộng sản)
----------------------------------------------------------
(1) UN Declaration on the Rights of Persons Belonging to National or Ethnic, Religious and Linguistic Minorities, 1992
(2) The Council of Europe’s Framework Convention for the protection of national minorities, 1995
(3) The European Charter for Regional or Minority Languages, 1992
(4) The Lund Recommendations on the Effective Participation of National Minorities in Public Life, 1999
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 4, tr. 249 
Đoàn Minh HuấnPGS, TS, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng,
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Những kẻ “thầy bói xem voi” trước hội nghị quan trọng của Đảng

QĐND - Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) vừa tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 6 với nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng. Thành công của hội nghị thể hiện bản lĩnh, quyết tâm chính trị nhất quán của Đảng ta trong xây dựng Đảng, xây dựng đất nước.

Thế nhưng, trên một số trang mạng và truyền thông quốc tế lại xuất hiện một số kẻ như “thầy bói xem voi” với cái nhìn tiêu cực, thiển cận đang tìm cách xuyên tạc, bóp méo những thành công của một hội nghị hết sức quan trọng.
Đảng phải lo cho dân
Hội nghị lần này theo chương trình làm việc được công bố rộng rãi trên báo chí có tới 6 nội dung lớn, song họ chỉ xoáy vào hai chủ đề “nhất thể hóa” bộ máy và đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng. Họ cho rằng, đưa thêm các nội dung như dân số, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, phân tích tình hình kinh tế-xã hội là khiến cho hội nghị bị dàn trải, ôm đồm, không đi vào những vấn đề người dân đang quan tâm, né tránh những vấn đề cấp bách.
Đó là những tư duy hết sức thiển cận. Họ quên mất một điều rằng trong nhiều hội nghị Trung ương gần đây, Đảng ta đều thể hiện tinh thần cải cách hành chính, lựa chọn những nội dung thiết thực, cấp bách để bàn thảo trong mỗi hội nghị. Đơn cử như việc cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội và tài chính-ngân sách năm 2017, dự kiến kế hoạch năm 2018, ngay trong diễn văn khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đây là công việc thường kỳ hằng năm tại các hội nghị cuối năm của Ban Chấp hành Trung ương”, “nó có ý nghĩa rất thiết thực”. Đảng ta luôn xác định phát triển kinh tế là trung tâm. Đảng quan tâm lãnh đạo kinh tế, rà soát lại tình hình kinh tế-xã hội, tài chính-ngân sách của đất nước, thấy rõ những ưu điểm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo; kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những mặt chưa tốt… là điều chính đáng, là nhiệm vụ rất quan trọng. Điều này là rất đáng mừng, sao có thể nói là không trọng tâm, không thiết thực?
Toàn cảnh bế mạc Hội nghị lần thứ 6 khóa XII. Ảnh: TTXVN
Các nội dung như lãnh đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số; nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập… cũng đâu phải là những vấn đề nhỏ. Ngược lại, đây là những vấn đề vừa mang tính chiến lược “lấy dân làm gốc” vừa mang tính thời sự cấp bách; là những điểm nghẽn đối với nguồn lực phát triển đất nước. Đề cập các vấn đề này thể hiện đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước ta, cũng là thực hiện lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn lúc sinh thời: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”; “Ngay đến tương, cà, mắm, muối của dân, Đảng đều phải lo”.
Chống tham nhũng - cuộc chiến không thoái trào
Một số “nhà dân chủ” còn bịa đặt: “Đã thỏa thuận ngầm giữa các phe nhóm”, “cuộc chiến chống tham nhũng đã bị thỏa hiệp, thoái trào”, lãnh đạo Đảng “đã quyết định khép lại quá khứ, không xem xét kỷ luật tiếp những cán bộ sai phạm mà chỉ yêu cầu “đã trót nhúng chàm rồi thì tự giác gột rửa”? Có tờ báo hải ngoại thì cho rằng đây là “hội nghị đốt lò” nhưng chỉ đốt được củi bé, củi to tham nhũng vẫn chưa được đưa vào “lò”.
Trên thực tế, Hội nghị Trung ương 6 lần này không phải là hội nghị chỉ bàn riêng về chống tham nhũng, song nội dung phòng, chống tham nhũng vẫn là một vấn đề quan trọng của hội nghị và đã được triển khai kiên quyết.
Trước hội nghị, ngay cả một số trang mạng và truyền thông quốc tế vẫn còn đồn đoán về việc xử lý ông Nguyễn Xuân Anh là khó. Nhưng ở ngày làm việc thứ ba của hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho thôi giữ chức Ủy viên Trung ương khóa XII đối với ông Nguyễn Xuân Anh và kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng. Phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Đây là bài học đau xót cần nghiêm túc rút kinh nghiệm không chỉ đối với đồng chí Nguyễn Xuân Anh mà là bài học chung đối với tất cả chúng ta. Đề nghị từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và mọi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa, tự răn mình, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng, tránh đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm (và nếu đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác gột rửa). Từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại và củng cố lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân”.
Có thể nói, đó là thông điệp rõ ràng, nhất quán, thể hiện tinh thần chiến đấu không khoan nhượng với giặc nội xâm của Đảng ta. Điều đó đồng nghĩa với việc làm “từ trên xuống dưới” sẽ thường xuyên hơn, kiên quyết hơn, không có vùng cấm. Hoàn toàn không có chuyện “thỏa hiệp”, “không hồi tố”, xử lý tham nhũng kiểu “đầu voi đuôi chuột” như thông tin bóp méo.
Tại hội nghị tiếp xúc cử tri quận Ba Đình (Hà Nội) ngay sau hội nghị, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cũng bày tỏ niềm tin đó: “Trước tiêu cực phải giữ vững khí thế đấu tranh, đó là khuynh hướng mà Đảng và nhân dân kỳ vọng”. Cử tri Trần Viết Hoàn nêu quan điểm: “Nhân dân hoan nghênh quyết tâm của Đảng, Nhà nước chống tham nhũng... Nhân dân cảm ơn người đứng đầu trong Đảng đã thắp lên ngọn lửa cho lò bốc cháy, giúp mọi người bỏ củi khô, củi tươi vào lò để thiêu giặc nội xâm”.
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận xét, công tác chống tham nhũng đang đi vào giai đoạn quyết định. Trả lời báo chí, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng khen ngợi: “Vừa qua làm được như thế là đáng mừng, không phải hời hợt đâu, tiến bộ đấy…”; “Qua thực hiện, có kinh nghiệm và tiếp tục làm hơn nữa, cứ như thế nhân dân và trong Đảng ủng hộ các đồng chí Trung ương và Tổng Bí thư làm mạnh mẽ”.
Những nhận xét trên phần nào đã khẳng định, cuộc chiến chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Đảng ta không hề thoái trào mà ngày càng mạnh hơn, hiệu quả hơn. Hiệu quả của cuộc chiến này không chỉ nhằm ở xử lý được bao nhiêu cán bộ vi phạm mà quan trọng hơn như Bác Hồ từng căn dặn là giúp nhiều người thắng được kẻ địch trong lòng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau hội nghị cũng khẳng định: “Quan trọng là để người ta giác ngộ, thấy ra để tiến lên. Bên cạnh đó phải thu hồi được nhiều tài sản tham nhũng, tránh mất mát, để tất cả mọi người không đi vào vết xe đổ đó”.
Cải cách bộ máy - những quyết định lịch sử
Một số trang mạng còn tổ chức hẳn những cuộc luận đàm trên trang YouTube để tán dương bản kiến nghị “Cùng nhau mở con đường cải cách” dài tới 45 trang của ông Nguyễn Trung gửi đến Hội nghị Trung ương 6 với nhiều kêu gọi trái Hiến pháp mà ông này đã nhiều lần nêu như đòi đổi tên nước, tên Đảng, thực hiện đa nguyên chính trị, từ bỏ con đường XHCN… Để rồi, khi những ý kiến ấy không được thực hiện, họ cho rằng Hội nghị Trung ương 6 “lửng lơ trước yêu cầu đổi mới”, “làm lỡ cơ hội vàng của dân tộc”, “không bàn bạc được những gì thiết thực”…
Những quan điểm “thầy bói xem voi” ấy có lẽ đã không biết tại hội nghị lần này, Đảng ta tiếp tục đổi mới mạnh mẽ trong việc cải tổ bộ máy với nhiều quyết định “lịch sử”.
TS Trương Minh Huy Vũ (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đánh giá, Đảng đã mạnh dạn tiếp tục đụng vào vấn đề phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền và sắp xếp lại bộ máy chính trị, dù đây là vấn đề quan trọng, nhưng cũng nhạy cảm và phức tạp.
Báo cáo về tình hình bộ máy hành chính cho thấy nhiều con số nóng bỏng. Có những bộ sử dụng vượt 1/3 - 1/2 số biên chế được giao; 31/63 tỉnh, thành phố sử dụng vượt tổng số 6.375 biên chế. Báo chí từng nêu những câu chuyện như Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc có 38/45 công chức làm lãnh đạo; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương có 44/46 công chức giữ chức vụ lãnh đạo; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa có 8 phó giám đốc sở; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên thừa 23 cấp phó… Chính phủ, sau ba nhiệm kỳ, số tổng cục tăng gấp đôi, lên 42 đơn vị. Chính phủ khóa XIII (2011-2016), số vụ, cục thuộc bộ và cấp phòng thuộc cục, vụ đã tăng trên 13% so với đầu nhiệm kỳ. Các đơn vị hành chính sau nhiều lần chia tách nếu xét theo các tiêu chí mà Quốc hội đặt ra năm 2016 thì có tới 49 huyện (9%), 3.363 xã (37%) chưa đạt hai tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số. Cả nước có 2,5 triệu biên chế, chưa kể con số trong lực lượng vũ trang, doanh nghiệp Nhà nước. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, cả nước có tới 11 triệu người hưởng lương (hoặc mang tính chất lương) từ ngân sách.
Chính vì vậy, tại hội nghị lần này, hàng loạt chủ trương cải cách mạnh mẽ đã được đề ra về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, xác định toàn hệ thống chính trị phải chủ động, tích cực vào cuộc, coi đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là một nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, được đặt trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế; gắn đổi mới bộ máy tổ chức với đổi mới phương thức lãnh đạo, với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội...
Một điểm sáng của hội nghị là có những việc đã được “làm ngay”. Trả lời báo chí trước hội nghị, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu kiến nghị nên kết thúc mô hình của 3 ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, thì kết thúc hội nghị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc đã nêu rõ: Tập trung ưu tiên triển khai ngay những việc đã rõ, đã chín và được Trung ương nhất trí cao. Ví dụ, việc kết thúc hoạt động của các ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao… Cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân; thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã những nơi có đủ điều kiện… Rà soát, sắp xếp giảm các ban chỉ đạo, ban quản lý dự án và các cơ quan phối hợp liên ngành cho phù hợp. Các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát, chuyển giao một số nhiệm vụ và dịch vụ công cho doanh nghiệp, người dân đảm nhiệm…
Như vậy, chỉ với riêng việc triển khai sắp xếp lại bộ máy, Đảng ta một lần nữa lại thể hiện sự tiên phong đi trước, chủ động đột phá vào những điểm yếu của chính mình để cho hệ thống chính trị mạnh hơn, hiệu quả hơn. Việc này được PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng nhận định: “Các cơ quan Đảng phải là nơi đầu tiên thực hiện tinh giản bộ máy, vì ở nước ta Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo. Nếu bộ máy Đảng vẫn cồng kềnh thì hiệu quả lãnh đạo suy giảm”.
Xét ở góc nhìn học thuật, mô hình chính trị các quốc gia trên thế giới thì đây cũng là những ví dụ về nhất thể hóa giữa Đảng và các cơ quan Nhà nước ở các cấp độ khác nhau, hoàn toàn không có chuyện Đảng ta né tránh “nhất thể hóa” như một số quan điểm ngộ nhận. Nhưng xét ở góc độ biện chứng, đây cũng là nội dung mới, không thể làm nóng vội, chủ quan. Vì thế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: Những việc nào đã rõ, đã chín thì kiên quyết làm ngay, còn đối với những việc chưa đủ rõ, quá phức tạp, ý kiến còn khác nhau nhiều thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, quyết định sau, làm từng bước, chắc chắn.
Có thể nói, qua những vấn đề trên cho thấy, Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) của Đảng đã hoàn thành tốt đẹp chương trình nghị sự của mình, thực sự tiếp tục là một hội nghị quan trọng, đề ra được nhiều chủ trương, quyết sách lớn rất thiết thực đối với sự phát triển của đất nước và của Đảng. Những chủ trương ấy cần được nhanh chóng hiện thực hóa, triển khai trong cuộc sống để tạo nên những động lực và thay đổi mạnh mẽ hơn nữa trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thời gian tới. 
NGUYỄN VĂN MINH
NGUỒN: http://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/nhung-ke-thay-boi-xem-voi-truoc-hoi-nghi-quan-trong-cua-dang-521437

TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG QUAN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG CỦA CUỘC ĐẤU TRANH VỚI NẠN THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ

Trần Mai Chi
Nguyên tắc của nhà nước pháp quyền là lấy pháp luật làm tối thượng, không một cá nhân nào dù là người đứng đầu quốc gia, không một tổ chức nào dù là Đảng cầm quyền được đứng trên pháp luật và ngoài pháp luật, tất cả đều phải tuân thủ pháp luật; mọi công dân và cơ quan nhà nước đều bình đẳng trước pháp luật. Để đấu tranh chống tham nhũng lãng phí đạt hiệu quả cao chúng ta cần tiến hành đồng bộ các giải pháp, trước hết cần tăng cường chức năng quản lý nhà nước trong xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kịp thời khắc phục những rào cản trong quá trình thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Thực hiện đồng bộ và khắc phục những mâu thuẫn, trùng chéo trong hệ thống luật pháp liên quan đến phòng, chống tham nhũng như Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật khiếu nại tố cáo, Luật hình sự, Luật Thanh tra, Luật kiểm toán, Quy chế dân chủ ở cơ sở... Trong quá trình thực hiện, cần coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, rà soát lại toàn bộ hệ thống các chủ trương, nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng để kịp thời phát hiện và khắc phục những sơ hở, thiếu đồng bộ trong các văn bản, những yếu kém trong khâu lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và đề ra những giải pháp khắc phục. Đồng thời, “tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”[1].









[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.213.

TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA NGƯỜI DÂN, CÁC ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Trần Mai Chi
Đảng ta chủ trương: “Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế khuyến khích và bảo vệ tổ chức, cá nhân phát hiện, tố cáo tham nhũng, lãng phí”[1]. Trong đó, cần chú trọng nhiệm vụ, giải pháp về việc “phát huy vai trò, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Chủ động định hướng, cung cấp thông tin thường xuyên hoặc đột xuất…”[2]. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong xã hội dân chủ. Có thể thấy, sự phát triển của nạn tham nhũng tỷ lệ nghịch với quá trình thực hiện dân chủ. Thực tiễn cho thấy nơi nào mà quyền làm chủ của nhân dân được phát huy thì ở đó tham nhũng bị hạn chế ở mức thấp nhất, và ngược lại. Nhưng dân chủ ở đây phải là thứ dân chủ thực chất, nghĩa là người dân có quyền lực thực sự trong việc chủ động tham gia các công việc của Nhà nước và Nhà nước cũng phải có trách nhiệm để bảo đảm các quyền làm chủ của nhân dân.
Để dân chủ thực sự là phương thức kiềm chế hiệu quả nạn tham nhũng, tiêu cực, đòi hỏi nhà nước cần thể chế hoá cụ thể và chặt chẽ các quy định cũng như cơ chế để nhân dân có thể thuận tiện thực hiện quyền làm chủ của mình, qua đó phản ánh, kiến nghị, tố cáo những hành vi tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là thực hiện quyền bãi miễn của mình đối với những cán bộ tham nhũng; phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông; đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời mạnh dạn thí điểm và nhân rộng các hình thức động viên nhân dân tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác của nhân dân đối với sự nghiệp lành mạnh hóa, trong sạch hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên và trong sạch xã hội, cũng như ban hành những quy định, cơ chế bảo vệ người dân trong cuộc đấu tranh này.








[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.213.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT NỀN ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ TRONG TOÀN BỘ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG CỦA CUỘC ĐẤU TRANH VỚI NẠN THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ

Trần Mai Chi
Trong đó, tập trung xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử nhằm đảm bảo sự liêm chính của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức công chức nhằm hình thành các chuẩn mực đạo đức công vụ đúng đắn - nhân tố quan trọng để cán bộ, công chức miễn dịch với tệ tham nhũng bằng cách đề cao giá trị đạo đức, đề cao sự tự rèn luyện, tu dưỡng của cán bộ, công chức; khuyến khích và tôn vinh sự hướng thiện vì lý tưởng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước của cán bộ, công chức; khắc phục thói vô cảm, ích kỷ, vụ lợi trong khi thực hiện công vụ đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân... Đây là một công việc thường xuyên, liên tục, lâu dài; phải tiến hành một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; kết hợp giáo dục, tự giáo dục, xây và chống. Ngoài ra, cần phải đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, thu nhập, chính sách nhà ở bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, đảng viên, công chức để góp phần phòng, chống tham nhũng. Kiên quyết, kiên trì xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng. Thực hiện công khai hoá quá trình tuyển chọn, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức. Trong công tác bố trí, sắp xếp cán bộ, phải chấm dứt ngay tình trạng cơ cấu tùy tiện, thiếu dân chủ, mang tính áp đặt từ trên xuống dẫn đến hiện tượng cục bộ, bè phái, phe cánh, mất đoàn kết nội bộ trong các tổ chức đảng, chính quyền.

Đấu tranh với nạn tham nhũng, lãng phí là cuộc đấu tranh gay go, phức tạp, lâu dài, nhưng nó là bức xúc, sống còn đối với sự nghiệp xây dựng đất nước và đòi hỏi quyết tâm chính trị rất cao mới thực hiện được. Nếu không đẩy lùi được “quốc nạn” này thì sự chệch hướng, mất vai trò lãnh đạo của Đảng không còn là nguy cơ nữa. Do đó, việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp nêu trên sẽ là giải pháp quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở nước ta trong điều kiện hiện nay. 

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Bản chất “Hội Anh em dân chủ” và “mắt xích” Trần Thị Xuân

Ngày 17-10-2017, sau khi cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Tĩnh thi hành lệnh bắt đối tượng Trần Thị Xuân (41 tuổi, ở thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự, một số trang mạng trong và ngoài nước đã “lên tiếng” cho “nhà hoạt động tích cực” Trần Thị Xuân trong “Hội Anh em dân chủ”.

Vậy, Trần Thị Xuân đã hoạt động thế nào?
“Hội Anh em dân chủ” núp dưới cái bóng gọi là “dân chủ” nhưng bản chất của hội là một tổ chức phản động có mục đích hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Trần Thị Xuân là một thành viên tích cực trong tổ chức phản động ấy.
Sinh ra và lớn lên tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng thời gian gần đây, Trần Thị Xuân đã có nhiều hoạt động xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh, trật tự trên địa bàn Hà Tĩnh. Cụ thể, tháng 5-2016, thông qua một số người quen và mạng xã hội, Trần Thị Xuân đã làm quen với đối tượng Nguyễn Trung Trực, trú tại Thạch Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, Trưởng ban điều hành Chi hội Anh em dân chủ miền Trung (đối tượng đã bị cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Bình bắt về hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" vào ngày 4-8-2017).
Sau khi được kết nạp vào hội, đầu tháng 7-2016, Xuân được bầu làm Phó Ban điều hành Chi hội Anh em dân chủ miền Trung. Xuân hoạt động hội với vai trò móc nối, tuyển lựa các đối tượng khác vào tổ chức, chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền nhân dân các cấp, tập trung và phát triển lực lượng tại địa bàn Hà Tĩnh.
Thông qua mạng xã hội, Trần Thị Xuân đã chia sẻ các bài viết, hình ảnh của các tổ chức, cá nhân phản động, cực đoan có nội dung chống Đảng, chống Nhà nước, kêu gọi, kích động biểu tình, tổ chức hoạt động tình nguyện trong giới trẻ.
Trần Thị Xuân cầm micro kích động người dân tụ tập chống chính quyền.
Hơn nữa, với vai trò là Phó Ban điều hành Chi hội Anh em dân chủ miền Trung, dưới sự chỉ đạo của đối tượng “cộm cán” trong hội, được sự tài trợ, hậu thuẫn của các tổ chức phản động trong và ngoài nước, Xuân ngày càng hoạt động tích cực cho hội, thực hiện mục tiêu chung của hội là chống phá và lật đổ chính quyền. Trần Thị Xuân đã nhận tiền của tổ chức khủng bố, phản động lưu vong ở nước ngoài và các đối tượng cực đoan trong nước.
Để khuyếch trương cho cái gọi là “dân chủ” ấy, Xuân đã tham gia các hoạt động dưới danh nghĩa “vì cộng đồng”, “từ thiện”, nhưng thực chất là dùng tiền, vật chất của các tổ chức phản động lôi kéo, móc nối các đối tượng khác trên địa bàn cùng tham gia các hội, nhóm chống đối.
Trần Thị Xuân đã câu kết cùng một số đối tượng trong các tổ chức phản động như Bạch Hồng Quyền (28 tuổi, quê thôn Cói, xã An Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam), hiện đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh truy nã toàn quốc về tội gây rối trật tự công cộng); Hoàng Đức Bình (34 tuổi, tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An), bị cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An khởi tố về tội “Chống người thi hành công vụ; lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, quy định tại Điều 257, 258 – Bộ luật Hình sự), tham gia tụ tập, gây rối tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Tổ chức "Hội Anh em dân chủ" nhằm tập hợp các phần tử chống Nhà nước để tiến hành hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, tham gia nhiều cuộc kích động và biểu tình gây rối ở nhiều địa phương, được điều hành, chỉ đạo bởi tổ chức phản động, khủng bố ở nước ngoài. Trần Thị Xuân là một mắt xích trong đường dây “Hội Anh em dân chủ” bị cơ quan An ninh Điều tra Công an Hà Tĩnh bắt giữ, chặn đứng âm mưu hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Việc bắt giữ Trần Thị Xuân được dư luận đồng tình, ủng hộ.
Đại tá Nguyễn Tiến Nam, Thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra, Phó Giám đốc Công an Hà Tĩnh cho biết: Với phương châm “thượng tôn pháp luật”, những vụ án xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh, lực lượng Công an tập trung điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là những vụ án liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia.
Hoàng Xuân Lý
NGUỒN: http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Ban-chat-Hoi-Anh-em-dan-chu-va-mat-xich-Tran-Thi-Xuan-463045/