Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ

http://tapchiqptd.vn/vi/tin-tuc-thoi-su/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-len-duong-tham-chinh-thuc-hoa-ky/10193.html

LINH MỤC NGUYỄN ĐÌNH THỤC VÀ LINH MỤC ĐẶNG HỮU NAM LÀ AI?


                                                                         Mai Chi
Vừa qua lợi dụng sự cố môi trường biển Miền Trung làm cái cớ Linh mục Nguyễn Đình Thục và linh mục Đặng Hữu Nam đã lôi kéo, kích động giáo dân tụ tập đông người gây rối trật tự công cộng, tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước. Hành vi này là trái với giáo lý, giáo luật vi phạm nghiêm trọng luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự thật những vị linh mục này là ai?
Linh mục Nguyễn Đình Thục có lịch sử chống đối chính quyền lâu nay, vào tháng 7 năm 2012 khi còn làm phó giáo xứ Quan Lãng, huyện Anh Sơn, Nghệ An, vị linh mục này đã huy động rất nhiều người từ các nơi về xã Yên Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An để hành lễ khi chưa được sự đồng ý của chính quyền. Trong vụ việc này hơn 40 người dân cùng tổ công tác của xã, huyện bị đám đông tấn công, giam giữ trái pháp luật suốt 12 giờ.
Đến nay, “ngựa quen đường cũ”, với đủ trò: linh mục Nguyễn Đình Thục đã soạn thư ngỏ kêu gọi các linh mục và cộng đoàn các giáo xứ hiệp thông phát tán dưới nhiều hình thức nhằm lôi kéo giáo dân các nơi tham gia. Với cách dụ dỗ đó hàng trăm giáo dân ở Nghệ An đã tham gia và dàn hàng ba, hàng bốn trong suốt hành trình di chuyển làm cản trở việc đi lại bình thường của những người khác. Khi đến địa phận huyện Diễn Châu cảnh sát giao thông phân luồng để tránh ách tắc, đảm bảo an toàn giao thông, nhưng linh mục Nguyễn Đình Thục dùng loa phóng thanh, kêu gọi kích động bà con giáo dân không chấp hành làm cho quốc lộ 1A ách tắc suốt nhiều giờ liền. Khi lãnh đạo tỉnh Nghệ An đến hiện trường đề nghị bà con giáo dân quay về thực hiện quyền khiếu kiện đúng pháp luật. Linh mục Nguyễn Đình Thục dùng loa phóng thanh xuyên tạc và kích động giáo dân, sự kích động này đã dẫn đến có nhiều đối tượng quá khích dùng gạch đá tấn công làm một số xe công vụ bị hư hỏng và gây thương tích cho hàng chục người.
Khi chứng kiến những việc làm của linh mục Nguyễn Đình Thục, linh mục Nguyễn Đăng Điền chủ tịch ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh Nghệ An nhận định: Hành động của linh mục Nguyễn Đình Thục trái với giáo lý và giáo luật, không đúng với chức phận của một linh mục, đó là phải làm những việc cho “tốt đời, đẹp đạo”.
Không chỉ vậy, linh mục Nguyễn Đình Thục đã móc nối, thường xuyên gặp gỡ bàn bạc với những đối tượng cầm đầu Đảng phản động Việt Tân với mục đích chống phá gấy rối trong nước.

Cũng như linh mục Nguyễn Đình Thục không lo việc truyền giảng phục âm, các bài giảng đạo của linh mục Đặng Hữu Nam quản xứ của giáo xứ Phú Yên xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cũng mang nội dung trắng trợn chống Đảng, chống Nhà nước. Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 42 năm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước vừa qua, vị linh mục này đã tụ tập rất đông giáo dân đến giáo xứ Phú Yên nhưng không lo giảng phúc âm mà lại lợi dụng để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, đặc biệt xuyên tạc lịch sử với những lời lẻ đầy phản động. Trước những luận điệu sai trái và những hành vi thể hiện bản chất phản động của linh mục này, Hội cựu Chiến binh huyện Quỳnh Lưu đã kiến nghị phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, kiến nghị nêu rõ Đặng Hữu Nam đã lợi dụng hoạt động tôn giáo để chống Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ sự đoàn kết trong đồng bào lương giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, xuyên tạc, bóp méo lịch sử, xúc phạm, phủ nhận công lao đóng góp của hàng triều đồng bào, chiến sĩ ưu tú của dân tộc đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. Hành vi này là đi ngược lại truyền thống kính chúa yêu nước của cộng đồng Thiên chúa giáo Việt Nam. 

KIÊN ĐỊNH CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN BẢO ĐẢM CHO MỌI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM


Chân Lý
Thắng lợi của cách mạng cũng như sự trưởng thành, lớn mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam gần  90  năm qua là kết quả tổng hợp của rất nhiều nhân tố. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận, đó là Đảng ta được vũ trang bằng một lý luận cách mạng và khoa học nhất của thời đại - chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế và sự chống phá của các thế lực thù địch, tiếp tục kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của Việt Nam vẫn là một tất yếu khách quan, là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, bảo đảm cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Ngay từ khi mới ra đời, trong Luận cương chính trị tháng 10-1930 cho đến Văn kiện Đại hội VI, Đảng ta  đều khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta có sự phát triển, bổ sung mới: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng”. Đây là biểu hiện về nhận thức đúng đắn, sâu sắc về mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội XII của Đảng (tháng 01-2016) đã tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới và rút ra một số bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học: “trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam[1]. Như vậy, Đảng ta xác định rất rõ ràng: sự nghiệp đổi mới hiện nay phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,… Đổi mới không phải xa rời mục tiêu đã xác định mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Lịch sử đã chứng minh, nếu mơ hồ, dao động về hệ tư tưởng thì sẽ lúng túng trong hoạch định chủ trương, đường lối, rối loạn trong tổ chức và tất yếu dẫn đến thất bại trong hành động. Vì vậy, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có tính nguyên tắc đối với Đảng ta, là nhiệm vụ quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng, lý luận, nhất là trong bối cảnh mới của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Điều đó càng đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam tuyệt đối không được xa rời hoặc từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trái lại, cần kiên định, vận dụng, linh hoạt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên chính mảnh đất hiện thực Việt Nam hiện nay, đó là sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế ngày các sâu rộng.
Những xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hoặc những “lý sự” cố tình tách rời, cô lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin là hoàn toàn trái với quan điểm, đường lối của Đảng ta. Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch đó để bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của cách mạng Việt Nam, “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” và thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.




[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.69

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

NGUYỄN ĐÌNH THỤC - KẺ “VỪA ĂN CẮP VỪA LA LÀNG”


                                                                                     Văn Sơn
Sự việc linh mục Nguyễn Đình Thục - Quản xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu kích động giáo dân đi vào Hà Tĩnh khởi kiện Công ty Formosa vào ngày 14/2/2017 vừa qua đã gây mất an ninh trật tự (ANTT), ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sản xuất của người dân và sự tôn nghiêm của pháp luật đã được công luận lên tiếng. Tiếp đó, ngày 15/5/2017, sau khi đối tượng Hoàng Đức Bình (34 tuổi), ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An bị bắt giữ vì vi phạm pháp luật theo Điều 257 và Điều 258, Bộ Luật Hình sự. Linh mục Nguyễn Đình Thục tiếp tục kêu gọi, kích động tụ tập giáo dân nhằm gây sức ép đối với chính quyền và lực lượng công an yêu cầu thả đối tượng Hoàng Đức Bình; một số giáo dân đã kéo về hiện trường theo chỉ đạo của linh mục Nguyễn Đình Thục gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 1A trong khoảng 5 giờ đồng hồ. Đồng thời, vào khoảng 13 giờ ngày 15/5, một số đối tượng đã kích động giáo dân bắt giữ trái phép 4 cán bộ đoàn thể cấp huyện và xã đang tham gia tuyên truyền, vận động bà con không mất trật tự trị an và ách tắc giao thông. Sau đó, nhiều đối tượng đã viết khẩu hiệu trên giấy A4 và cùng hô hào đòi trả tự do cho đối tượng Hoàng Đức Bình. Đến 15 giờ 30 phút ngày 15/5, Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân kéo về trụ sở công an huyện Diễn Châu để yêu cầu chính quyền trả tự do cho Hoàng Đức Bình. Đến 16 giờ lực lượng chức năng của tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, giải tỏa ách tắc giao thông, vận động và quần chúng và trấn áp, răn đe các đối tượng quá khích.
Qua vụ hai vụ việc trên cho thấy, hành động của linh mục Nguyễn Đình Thục đã đi ngược đường hướng, giáo lý, giáo luật của đạo Thiên chúa, trái với chức trách, bổn phận của một chức sắc tôn giáo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Giáo hội Công giáo Việt Nam, khiến những tín đồ chân chính không khỏi chạnh lòng. Điều đáng nói, sau khi sự việc xảy ra, một số đối tượng đã xuyên tạc, nói sai sự thật về sự việc với ý đồ làm phức tạp thêm tình hình.
Vậy đâu là bản chất vụ việc và ai là người đứng sau chuỗi hoạt động trên? Quay trở lại vụ việc kích động, tụ tập giáo dân đi kiện Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, không khó để nhận ra những chiêu bài “không mới” mà linh mục Nguyễn Đình Thục cùng những đối tượng quá khích, chống đối đã thực hiện.
Trước tiên, để chuẩn bị cho chuyến đi, linh mục Nguyễn Đình Thục đã soạn thảo “Thư ngỏ” kêu gọi các linh mục và cộng đoàn các giáo xứ hiệp thông, cầu nguyện cho giáo dân giáo xứ Song Ngọc đi gửi đơn khởi kiện Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa tại TAND thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
“Thư ngỏ” trên được một số đối tượng phản động, chống đối phát tán, với mục đích lôi kéo đồng bào giáo dân các nơi khác trên địa bàn Nghệ An tham gia. Thực chất, “Thư ngỏ” chỉ là cái cớ để linh mục Thục tập hợp những giáo dân nhận thức hạn chế để phục vụ cho mục đích chính của linh mục Thục là gây rối ANTT, làm mất ổn định tình hình.
Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên linh mục Thục thực hiện chiêu bài này. Cách đây 5 năm, chính linh mục Nguyễn Đình Thục đã kích động, lôi kéo nhiều giáo dân gây rối, tạo nên xung đột tại xã Yên Khê (Con Cuông), làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của người dân và khối đại đoàn kết lương giáo nói chung. Và lần này, luận điệu “đi bộ ôn hòa đòi công lý” được linh mục Thục đưa ra chỉ để che đậy cho mục đích, động cơ của ông ta và những đối tượng xấu.
Được dụ dỗ, kích động và do nhận thức hạn chế, một số thanh niên, phụ nữ thuộc giáo xứ Song Ngọc đã tập trung “quyết tâm” đi vào Hà Tĩnh. Họ cứ thế hòa vào dòng người một cách vô tư mà không biết rằng chính đức tin của mình đang bị lợi dụng vào việc làm trái với truyền thống sống tốt đời đẹp đạo của cộng đồng Thiên chúa giáo Việt Nam. Và, chính họ cũng không biết rằng, ngay tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), ngư dân (trong đó có rất nhiều giáo dân) đang tất bật chuẩn bị ra khơi, đón mùa cá mới chứ chẳng mảy may nghĩ đến việc thưa kiện.
Sau khi có “Thư ngỏ”, đúng 8 giờ ngày 14/2, dưới sự chỉ đạo của linh mục Nguyễn Đình Thục, một số bà con giáo dân bắt đầu di chuyển từ giáo xứ Song Ngọc vào thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Và trong suốt quá trình di chuyển, ý đồ cố tình làm phức tạp tình hình, gây ảnh hưởng đến ANTT trên địa bàn của linh mục Thục càng được thể hiện rõ.
Theo đó, khi đoàn đi đến thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, vì đoàn đông rất dễ gây ách tắc giao thông và một số người đi bộ đã mỏi mệt nên lãnh đạo tỉnh đã chủ động gặp gỡ, tuyên truyền để linh mục Thục vận động giáo dân quay về, nhưng linh mục Thục vẫn không đồng ý. Đến 10 giờ, khi đoàn di chuyển qua địa bàn xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, lãnh đạo tỉnh tiếp tục trao đổi, vận động để chở một số giáo dân đã quá mệt mỏi về nhà nhưng linh mục Thục tiếp tục không hợp tác, yêu cầu giáo dân tiếp tục đi bộ giữa trời oi bức.
Khi đến khu vực xóm Nam, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, lực lượng Cảnh sát Giao thông đã tổ chức phân làn các phương tiện tham gia giao thông, dành lối riêng cho đoàn người đi bộ để tránh ách tắc giao thông. Tuy nhiên, linh mục Thục liên tục dùng loa phóng thanh kêu gọi, kích động bà con giáo dân tiếp tục đi hàng ba, hàng bốn lấn sang đường của xe  ôtô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự ATGT trên Quốc lộ 1A; đồng thời cho truyền hình ảnh trực tiếp trên các trang mạng để báo công cho đối tượng phản động và khích lệ tinh thần.
Với vai trò là một người chăm sóc phần hồn cho các giáo dân, nếu nghĩ đến sự an toàn của các con chiên, đến việc tuân thủ quy định pháp luật về ATGT, liệu Nguyễn Đình Thục có để bà con giáo dân như thế? Thậm chí, khi lực lượng thực thi nhiệm vụ đã tuyên truyền bà con tập kết các phương tiện vào bãi để lãnh đạo tỉnh trực tiếp đối thoại, linh mục Thục đã chỉ đạo dừng xe ôtô 7 chỗ ngay giữa Quốc lộ 1A rồi khóa cửa cố thủ, khiến tình hình thêm phức tạp, giao thông ách tắc trong một thời gian dài. Việc làm này đã gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho nhiều doanh nghiệp vận tải, làm phương hại đến sự ổn định của địa phương; và hơn bao giờ hết là làm khổ sở những giáo dân mà hàng ngày vẫn kính cẩn gọi linh mục Thục bằng “Cha”.
Kêu gọi không chịu, vận động chẳng xong, cực chẳng đã, lực lượng thực thi pháp luật phải cưỡng chế phương tiện để giải tỏa ách tắc giao thông. Lợi dụng sự việc trên, linh mục Nguyễn Đình Thục đã vu khống rằng mình bị đánh nên điện thoại thông báo cho các chức sắc, bà con giáo dân xứ lân cận đến giúp đỡ và “yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đến đối thoại, làm việc”.
Đến 16 giờ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đồng chí Giám đốc Công an tỉnh cùng một số chức sắc đến hiện trường để tuyên truyền, vận động bà con không có hành động quá khích và yêu cầu linh mục Thục chỉ đạo bà con quay về. Đồng chí Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đề nghị “bà con giáo dân cử người đại diện gửi đơn lên chính quyền tỉnh để chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền tại Hà Tĩnh xử lý, giải quyết”. Sau đó, các chức sắc và linh mục Thục đã đồng ý chỉ đạo giải tán bà con ra về.

Tuy nhiên, một số đối tượng quá khích đã dùng gạch đá tấn công lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ, làm hư hỏng xe của Cảnh sát Giao thông, làm bị thương hàng chục cán bộ, chiến sỹ, trong đó có đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An. Vậy mà các đối tượng kích động lại vu cáo chính quyền đánh đập người dân và tấn công linh mục Thục. Đó chẳng phải là hành động “vừa ăn cắp vừa la làng” hay sao?!

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

NGUYỄN ĐÌNH THỤC - KẺ “VỪA ĂN CẮP VỪA LA LÀNG”

Sự việc linh mục Nguyễn Đình Thục - Quản xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu kích động giáo dân đi vào Hà Tĩnh khởi kiện Công ty Formosa vào ngày 14/2/2017 vừa qua đã gây mất an ninh trật tự (ANTT), ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sản xuất của người dân và sự tôn nghiêm của pháp luật đã được công luận lên tiếng. Tiếp đó, ngày 15/5/2017, sau khi đối tượng Hoàng Đức Bình (34 tuổi), ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An bị bắt giữ vì vi phạm pháp luật theo Điều 257 và Điều 258, Bộ Luật Hình sự. Linh mục Nguyễn Đình Thục tiếp tục kêu gọi, kích động tụ tập giáo dân nhằm gây sức ép đối với chính quyền và lực lượng công an yêu cầu thả đối tượng Hoàng Đức Bình; một số giáo dân đã kéo về hiện trường theo chỉ đạo của linh mục Nguyễn Đình Thục gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 1A trong khoảng 5 giờ đồng hồ. Đồng thời, vào khoảng 13 giờ ngày 15/5, một số đối tượng đã kích động giáo dân bắt giữ trái phép 4 cán bộ đoàn thể cấp huyện và xã đang tham gia tuyên truyền, vận động bà con không mất trật tự trị an và ách tắc giao thông. Sau đó, nhiều đối tượng đã viết khẩu hiệu trên giấy A4 và cùng hô hào đòi trả tự do cho đối tượng Hoàng Đức Bình. Đến 15 giờ 30 phút ngày 15/5, Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân kéo về trụ sở công an huyện Diễn Châu để yêu cầu chính quyền trả tự do cho Hoàng Đức Bình. Đến 16 giờ lực lượng chức năng của tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, giải tỏa ách tắc giao thông, vận động và quần chúng và trấn áp, răn đe các đối tượng quá khích.
Qua vụ hai vụ việc trên cho thấy, hành động của linh mục Nguyễn Đình Thục đã đi ngược đường hướng, giáo lý, giáo luật của đạo Thiên chúa, trái với chức trách, bổn phận của một chức sắc tôn giáo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Giáo hội Công giáo Việt Nam, khiến những tín đồ chân chính không khỏi chạnh lòng. Điều đáng nói, sau khi sự việc xảy ra, một số đối tượng đã xuyên tạc, nói sai sự thật về sự việc với ý đồ làm phức tạp thêm tình hình.
Vậy đâu là bản chất vụ việc và ai là người đứng sau chuỗi hoạt động trên? Quay trở lại vụ việc kích động, tụ tập giáo dân đi kiện Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, không khó để nhận ra những chiêu bài “không mới” mà linh mục Nguyễn Đình Thục cùng những đối tượng quá khích, chống đối đã thực hiện.
Trước tiên, để chuẩn bị cho chuyến đi, linh mục Nguyễn Đình Thục đã soạn thảo “Thư ngỏ” kêu gọi các linh mục và cộng đoàn các giáo xứ hiệp thông, cầu nguyện cho giáo dân giáo xứ Song Ngọc đi gửi đơn khởi kiện Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa tại TAND thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
“Thư ngỏ” trên được một số đối tượng phản động, chống đối phát tán, với mục đích lôi kéo đồng bào giáo dân các nơi khác trên địa bàn Nghệ An tham gia. Thực chất, “Thư ngỏ” chỉ là cái cớ để linh mục Thục tập hợp những giáo dân nhận thức hạn chế để phục vụ cho mục đích chính của linh mục Thục là gây rối ANTT, làm mất ổn định tình hình.
Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên linh mục Thục thực hiện chiêu bài này. Cách đây 5 năm, chính linh mục Nguyễn Đình Thục đã kích động, lôi kéo nhiều giáo dân gây rối, tạo nên xung đột tại xã Yên Khê (Con Cuông), làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của người dân và khối đại đoàn kết lương giáo nói chung. Và lần này, luận điệu “đi bộ ôn hòa đòi công lý” được linh mục Thục đưa ra chỉ để che đậy cho mục đích, động cơ của ông ta và những đối tượng xấu.
Được dụ dỗ, kích động và do nhận thức hạn chế, một số thanh niên, phụ nữ thuộc giáo xứ Song Ngọc đã tập trung “quyết tâm” đi vào Hà Tĩnh. Họ cứ thế hòa vào dòng người một cách vô tư mà không biết rằng chính đức tin của mình đang bị lợi dụng vào việc làm trái với truyền thống sống tốt đời đẹp đạo của cộng đồng Thiên chúa giáo Việt Nam. Và, chính họ cũng không biết rằng, ngay tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), ngư dân (trong đó có rất nhiều giáo dân) đang tất bật chuẩn bị ra khơi, đón mùa cá mới chứ chẳng mảy may nghĩ đến việc thưa kiện.
Sau khi có “Thư ngỏ”, đúng 8 giờ ngày 14/2, dưới sự chỉ đạo của linh mục Nguyễn Đình Thục, một số bà con giáo dân bắt đầu di chuyển từ giáo xứ Song Ngọc vào thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Và trong suốt quá trình di chuyển, ý đồ cố tình làm phức tạp tình hình, gây ảnh hưởng đến ANTT trên địa bàn của linh mục Thục càng được thể hiện rõ.
Theo đó, khi đoàn đi đến thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, vì đoàn đông rất dễ gây ách tắc giao thông và một số người đi bộ đã mỏi mệt nên lãnh đạo tỉnh đã chủ động gặp gỡ, tuyên truyền để linh mục Thục vận động giáo dân quay về, nhưng linh mục Thục vẫn không đồng ý. Đến 10 giờ, khi đoàn di chuyển qua địa bàn xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, lãnh đạo tỉnh tiếp tục trao đổi, vận động để chở một số giáo dân đã quá mệt mỏi về nhà nhưng linh mục Thục tiếp tục không hợp tác, yêu cầu giáo dân tiếp tục đi bộ giữa trời oi bức.
Khi đến khu vực xóm Nam, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, lực lượng Cảnh sát Giao thông đã tổ chức phân làn các phương tiện tham gia giao thông, dành lối riêng cho đoàn người đi bộ để tránh ách tắc giao thông. Tuy nhiên, linh mục Thục liên tục dùng loa phóng thanh kêu gọi, kích động bà con giáo dân tiếp tục đi hàng ba, hàng bốn lấn sang đường của xe  ôtô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự ATGT trên Quốc lộ 1A; đồng thời cho truyền hình ảnh trực tiếp trên các trang mạng để báo công cho đối tượng phản động và khích lệ tinh thần.
Với vai trò là một người chăm sóc phần hồn cho các giáo dân, nếu nghĩ đến sự an toàn của các con chiên, đến việc tuân thủ quy định pháp luật về ATGT, liệu Nguyễn Đình Thục có để bà con giáo dân như thế? Thậm chí, khi lực lượng thực thi nhiệm vụ đã tuyên truyền bà con tập kết các phương tiện vào bãi để lãnh đạo tỉnh trực tiếp đối thoại, linh mục Thục đã chỉ đạo dừng xe ôtô 7 chỗ ngay giữa Quốc lộ 1A rồi khóa cửa cố thủ, khiến tình hình thêm phức tạp, giao thông ách tắc trong một thời gian dài. Việc làm này đã gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho nhiều doanh nghiệp vận tải, làm phương hại đến sự ổn định của địa phương; và hơn bao giờ hết là làm khổ sở những giáo dân mà hàng ngày vẫn kính cẩn gọi linh mục Thục bằng “Cha”.
Kêu gọi không chịu, vận động chẳng xong, cực chẳng đã, lực lượng thực thi pháp luật phải cưỡng chế phương tiện để giải tỏa ách tắc giao thông. Lợi dụng sự việc trên, linh mục Nguyễn Đình Thục đã vu khống rằng mình bị đánh nên điện thoại thông báo cho các chức sắc, bà con giáo dân xứ lân cận đến giúp đỡ và “yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đến đối thoại, làm việc”.
Đến 16 giờ, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đồng chí Giám đốc Công an tỉnh cùng một số chức sắc đến hiện trường để tuyên truyền, vận động bà con không có hành động quá khích và yêu cầu linh mục Thục chỉ đạo bà con quay về. Đồng chí Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đề nghị “bà con giáo dân cử người đại diện gửi đơn lên chính quyền tỉnh để chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền tại Hà Tĩnh xử lý, giải quyết”. Sau đó, các chức sắc và linh mục Thục đã đồng ý chỉ đạo giải tán bà con ra về.

Tuy nhiên, một số đối tượng quá khích đã dùng gạch đá tấn công lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ, làm hư hỏng xe của Cảnh sát Giao thông, làm bị thương hàng chục cán bộ, chiến sỹ, trong đó có đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An. Vậy mà các đối tượng kích động lại vu cáo chính quyền đánh đập người dân và tấn công linh mục Thục. Đó chẳng phải là hành động “vừa ăn cắp vừa la làng” hay sao?!

Bộ mặt thật của Linh mục Nguyễn Đình Thục

http://nhanvanviet.com/2017/05/22/bo-mat-that-cua-linh-muc-nguyen-dinh-thuc/

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Bùi Thanh Hiếu đừng làm “thánh phán”

http://nhanvanviet.com/2017/05/22/bui-thanh-hieu-dung-lam-thanh-phan/

Sự phi lý của luận điểm đòi bỏ cơ quan chính trị và cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam

http://tapchiqptd.vn/vi/lam-that-bai-chien-luoc-dbhb/su-phi-ly-cua-luan-diem-doi-bo-co-quan-chinh-tri-va-can-bo-chinh-tri-trong-quan-doi-nhan-d/10123.html

Bộ mặt thật của Linh mục Nguyễn Đình Thục

http://nhanvanviet.com/2017/05/22/bo-mat-that-cua-linh-muc-nguyen-dinh-thuc/

Bài 5: Chống chệch hướng sang chủ nghĩa tư bản thân hữu - Yêu cầu sống còn

http://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/bai-5-chong-chech-huong-sang-chu-nghia-tu-ban-than-huu-yeu-cau-song-con-506612

“Lợi ích nhóm” và “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” - cảnh báo nguy cơ

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/33662/Loi-ich-nhom-va-Chu-nghia-tu-ban-than-huu-canh.aspx

Nguyễn Thông - Kẻ vong ơn, bội nghĩa


Ngày 18-4-2017, dưới tiêu đề: “Nhà lý luận”, tác giả Nguyễn Thông lại giở trò thọc gậy bánh xe một cách thật ấu trĩ. Y nhã ý phê phán một cách ngớ ngẩn rằng: “Những nhà lãnh đạo bộ máy cầm quyền Việt Nam rất thích lý luận.
Theo họ, lý luận có tác dụng như ánh sáng,… như ngọn cờ, đưa đường chỉ lối, là điều kiện đầu tiên và tiên quyết, quyết định mọi thành bại trong thực tiễn. Không có lý luận cách mạng, sẽ không có phong trào cách mạng, họ khẳng định như vậy”[1].       
Với khúc dạo đầu như vậy, Nguyễn Thông đã tự chống lại thâm ý của chính mình là muốn hạ bệ các nhà lý luận cách mạng. Làm cái gì mà chẳng cần phải có lý luận đi trước, bởi điều đó cũng chính là một chỉ số của ranh giới, sự phát triển giữa con người có ý thức với các loài động vật chỉ làm việc theo bản năng. Chân lý đó đã được minh chứng, kết luận và được xã hội thừa nhận như là sự hiển nhiên không còn tranh cãi. Ấy thế mà, một người ít nhất theo tôi được biết đã là cử nhân văn học mà lại đi dè bỉu những nhà lãnh đạo cách mạng vươn lên trong nhận thức lý luận.
Đọc bài thấy rõ dã tâm của Nguyễn Thông muốn dùng một mũi tên đạt nhiều đích như hạ bệ vai trò lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bôi nhọ các nhà cách mạng tiền bối như Trường Chinh, Lê Duẩn… và đồng thời kê người này, hạ người kia trong số những người đã có nhiều công lao với đất nước trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng trước đây cũng như xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Kỳ thực là, các nhà yêu nước, cách mạng nhiệt thành như: Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng… trong quá trình hoạt động cách mạng không ai nghĩ rằng sẽ trở thành “Nhà lý luận”. Do yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo đấu tranh cách mạng, từ thực tiễn trải nghiệm hoạt động cách mạng mà các ông đúc kết lên những kết luận mang tầm lý luận để tiếp tục soi sáng cho phong trào yêu nước, của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn cũng cho thấy rằng không thể có tác giả nào tự đắc cho mình là nhà lý luận rồi được mọi người thừa nhận tung hô. Lịch sử vốn công bằng trong ghi nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng và vì thế, Nguyễn Thông, đừng quá bận tâm soi mói một bài viết nào đó, một diễn văn nào đó khi người ta đánh giá công lao của các nhân vật trong lịch sử. Điều đó tuy là quyền tự do của mọi người, nhưng thưa ông, phải có tâm thật sáng, am hiểu nhân vật lịch sử thật sâu sắc và đặt nó trong bối cảnh lịch sử nhất định thì mới có cái nhìn khách quan, công bằng ông ạ. Là một sinh viên văn khoa của Đại học Tổng hợp Hà Nội ở thời đó, chắc ông biết rất rõ rằng, ngay sau khi nhận tin miền Nam được hoàn toàn giải phóng vào trưa ngày 30-4-1975, thì đúng chiều hôm đó, không ai bảo ai mà hàng nghìn sinh viên của Trường ở Ký túc xá Mễ Trì đã xuống đường cùng biểu lộ niềm sướng vui khôn xiết với đồng bào cả nước. Để có niềm vui thật sự lớn lao ấy, chắc ông thừa biết rằng, trong khi ông đang được ăn học ở mái trường Đại học “cao vời vợi” ấy thì hàng triệu người đã không quản khó khăn, gian khổ, hy sinh xương máu, chiến đấu cho độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Và để có ngày độc lập tự do trọn vẹn ấy, nhiều nhà lãnh đạo cách mạng của Đảng những người mà ông cho là “rất thích lý luận” đã dồn hết tâm sức, trí tuệ để tìm cho ra giải pháp giải phóng miền Nam, thu giang sơn về một mối, cả nước độc lập, thống nhất - điều mà tâm nguyện của cả dân tộc đau đáu khát khao trong suốt 30 năm trường đầy gian khổ, hy sinh. Trong số các lãnh tụ có công lao to lớn đó, có Ông Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam - Người trước đó đã nhiều năm lăn lộn ở miền Nam mong sao tìm được giải pháp đấu tranh bằng giải pháp hòa bình để thống nhất đất nước. Nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng dừng”. Đổi lại mong ước thống nhất đất nước bằng thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ đã được ký kết, được đế quốc Mỹ hỗ trợ đắc lực, Chính phủ Ngô Đình Diệm ra tay rào làng, lập ấp, lê máy chém đi khắp miền Nam khủng bố, tiêu diệt các lực lượng yêu nước, cách mạng. Với sự nhạy cảm về chính trị, ông Lê Duẩn đã tiên nhiệm được xu thế tất yếu để giành được độc lập tự do bằng con đường vùng lên đấu tranh cách mạng. Thực tiễn đã minh chứng sự đúng đắn của con đường được khởi thảo từ Đề cương cách mạng miền Nam mà ông Lê Duẩn là một trong những người tiên phong khởi xướng.
Lịch sử sẽ rất công bằng trong cảm nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng. Dù có thế nào đi nữa, tôi tin rằng những cống hiến của ông Lê Duẩn với sự nghiệp cách mạng Việt Nam là điều không thế lực nào có thể phủ nhận được. Điều đáng xấu hổ và rất đáng buồn là tại sao những người đã sống, chứng kiến một sự thật là dân tộc ta đã bị kẻ ngoại xâm trút lên hàng triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học, mở biết bao cuộc càn quét, giết hàng triệu dân lành,… và đồng thời biết rất rõ cả dân tộc này đã ra trận để chiến đấu giành độc lập tự do… mà hôm nay lại đi soi mói, phủ nhận sự tri ân của những người hậu thế với các nhà lãnh đạo. Phải chăng cái tâm đen và sự mù mờ về lí luận đã làm nảy sinh những kẻ vong ơn bội nghĩa “ăn tàn theo đóm” như Nguyễn Thông!   
[1] Khổ đầu của bài viết nêu trên của tác giả Nguyễn Thông.
Tác giả: Thanh Nhàn 
 Nguồn: www.nhanvanviet.com

 

 

 

 


 

Việc lợi dụng sự cố Formosa và những miếng pho mát chứa thuốc phiện


08:41 22/05/2017
Nhóm chúng tôi làm báo có những người theo Thiên Chúa giáo, ngoài buổi mang ba lô máy ảnh thì họ vẫn đi lễ đều đặn theo đúng phép tắc, nghi lễ nhà thờ. Trong đó, tôi ấn tượng nữ phóng viên có đôi mắt biết nói, viết báo như khiếu trời, chẳng những phóng sự lai láng mà thể chính luận cũng nóng trên từng con chữ.
·   
Nhắc lại điều ấy, nhắc lại cô gái mắt xanh ấy để nói rằng, nghiệp viết báo luôn lấy nền tảng sự thật làm trọng, không có ranh giới vùng miền, ranh giới theo niềm tin, tôn giáo nào. Khi hỏi về những gì đang diễn ra ở Nghệ An, Hà Tĩnh đối với một số linh mục và giáo dân “quậy”, cô đăm chiêu rồi nói: “Làm ngược với điều răn của Chúa, tội ấy lớn lắm”.

Nhiều người đặt câu hỏi: Người dân thời buổi bây giờ không khó để nhận thức sự việc đúng sai, thế cớ sao năm lần bảy lượt nhiều người vẫn “cầm ô, đội nón” theo linh mục làm điều sai trái? Nhiều lần gặp gỡ với những giáo dân từng có mặt trong các cuộc xuống đường ở Nghệ An, Hà Tĩnh, kể cả những thanh niên từng cầm đá ném tới tấp vào trụ sở chính quyền, chúng tôi hiểu, đằng sau đó là sự thực nghiệt ngã. Không ai muốn bỏ bê công việc đồng áng tuần này qua tuần khác, tháng này qua tháng khác chỉ để theo “tiếng gọi của cha”.

Một số thanh niên nói họ biết ném đá vào Cảnh sát, vào cơ quan công quyền là sai nhưng vẫn làm vì “ý trên đã chỉ”, miễn cưỡng phải làm (ý nói sự chỉ đạo của linh mục). Điều đó dẫn tới nhiều khi họ hành động một cách bột phát, cứ ném đá mà không lường tác hại, hậu quả xảy ra. 

Tuy nhiên, lâu dần sự chín chắn của những người Công giáo giúp họ tỉnh táo hơn trong hành động. Hôm trước, tình cờ lướt mạng, tôi suy ngẫm rất nhiều trước bài viết được cho là “thư ngỏ” của một giáo dân ở Giáo xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An “gửi cha Nguyễn Đình Thục”.
Trong thư, người viết tiết lộ “con là người từng đội mũ, cầm cờ, bịt khẩu trang tháp tùng đứng cạnh cha”. Sau những ngày “cọ xòe ô che nắng”, rốt cuộc người này sực tỉnh ngộ, nhận ra sự thực: “Cha không phải là một vị linh mục theo đúng nghĩa được Thiên chúa mời gọi! Chúng con thật sự thất vọng và thật sự xấu hổ khi đi cùng cha”.
Từ rất lâu, những thế lực chống Việt Nam và các nước XHCN, họ mượn tôn giáo làm bình phong để che đậy “gậy hành động”. Chức sắc trong tôn giáo được xem là sự lựa chọn số một bởi nếu thu phục được những người này, họ có quân bài dùng một đồng trị giá nghìn đồng. Ấy là bỏ một đồng mua người chức sắc trong tôn giáo thì cái lợi đạt được bằng nghìn đồng mua người bình thường bởi đồng tiền đó có thể đánh lừa được đức tin và khiến người ta hành động theo “chỉ giáo bề trên”.

Đương nhiên, hầu hết chức sắc tôn giáo ở Việt Nam đều là những người hiểu biết, trải qua kinh nghiệm thực tiễn và nặng lòng bác ái nên họ hành động theo lẽ phải, họ từ chối những đồng tiền mua chuộc của các thế lực chống đất nước. Duy có điều, trong đa số ấy vẫn lòi ra những cái mà ta gọi là “tồn tại”.
Ông Đặng Hữu Nam, ông Nguyễn Đình Thục bị tổ chức phản động Việt Tân mua chuộc, dùng làm quân cờ ra sao, điều đó có hay không, cơ quan chức năng sẽ làm rõ. Tuy nhiên, với tài liệu cơ quan chức năng thu thập được cho thấy, vấn đề Formosa xả thải đang trở thành nguyên cớ để Việt Tân lợi dụng triệt để. 
Chính Việt Tân và những hãng truyền thông cùng những tổ chức như Human Rights Watch – HRW (tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế), tìm cách bấu víu vào sự kiện Formosa để kiếm cớ gây sự. Họ thả những miếng pho mát để câu nhử, “dụ mồi” dưới chiêu bài “biểu tình vì môi trường”, “vì nguồn lợi biển” để kiếm cớ đổ dầu.
Số này lâu nay vẫn chờ đợi những động thái của chính quyền đối với những con rối khoác áo tôn giáo, nếu chính quyền làm căng, khởi tố, bắt giam, họ sẽ “thả bài” vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền. Tuần trước, sau khi Hoàng Đức Bình bị bắt, ngay tức khắc trên mạng đã có các bài bình luận suy diễn.
Phó Giám đốc khu vực châu Á của HRW, ông Phil Robertson trả lời trên BBC nói rằng, chính quyền Việt Nam sẽ sớm phải chịu áp lực từ quốc tế trước tình trạng mà ông vu cáo là “đàn áp nhân quyền”. Tổ chức này còn liệt kê nói rằng, trong 5 tháng đầu của 2017 đã chứng kiến “ít nhất 8 vụ bắt giữ liên quan đến các nhà hoạt động xã hội dân sự và các nhà báo tự do” (thực tế đây là những đối tượng bị bắt vì hoạt động chống phá, gây rối an ninh, không liên quan đến tôn giáo). 

Phát ngôn của ông Phil Robertson hẳn làm hài lòng những vị khoác áo tôn giáo đang được “nếm pho mát” từ bên ngoài. Lâu dần như thuốc phiện, đã ngấm đòn của Việt Tân thì khó gỡ. Không gì khác, những động thái bảo trợ và hứa hẹn “gây áp lực quốc tế” của những HRW, của Việt Tân và một số hãng truyền thông theo đuôi đã làm số chống phá trong nước thêm trợ lực.

Tuy nhiên, mọi hành động đều phải có giới hạn. Một Nhà nước pháp quyền không cho phép những kẻ làm bậy lợi dụng áo mũ này khác để chống phá, không cho phép họ vin cớ gây “áp lực quốc tế” để ngăn cản chính quyền hành động, xử lý bằng luật pháp. Linh mục hay không phải linh mục, tất đều có đường ray luật và đạo.
Ở đâu cũng vậy thôi, ngay như Hoa Kỳ, linh mục cũng đều phải theo khuôn khổ. Xin lấy ví dụ: Năm 2015, Cảnh sát Hoa Kỳ đã bắt linh mục Nguyễn Minh Hiền thuộc Giáo phận San Jose tại Fort Lauderdale, tiểu bang Florida. Linh mục Hiền bị bắt vì vi phạm 14 tội danh về gian lận ngân hàng và 4 tội danh trốn thuế, biển thủ một khoản tiền của giáo dân đóng góp lên tới trên 1,1 triệu đô la Mỹ.

Cáo trạng cáo buộc, từ năm 2005 đến 2008, Nguyễn Minh Hiền lợi dụng danh nghĩa linh mục đã yêu cầu giáo dân viết chi phiếu đóng góp cho Trung tâm Công giáo Việt Nam nhưng lại chuyển các đóng góp này vào trương mục cá nhân của ông ở ngân hàng và chi phí cho nhiều sinh hoạt cá nhân.
Linh mục Hiền bị bắt, cơ quan công tố Hoa Kỳ xử lý theo đúng tội danh chứ không ngại ngần chuyện “áp lực quốc tế” vin cớ “Hoa Kỳ đàn áp tôn giáo”. Hành xử là bình đẳng, ở Hoa Kỳ hay Việt Nam, ở đâu cũng phải có lề lối, phép tắc. 

Nhiều người nói, một số linh mục làm càn còn vì đang hóng về phía Vatican. Họ nghĩ Tòa thánh sẽ can thiệp? Xa lộ thông tin và xu thế hợp tác toàn cầu, Vatican cũng đều tôn trọng và khuyên răn các tín đồ phải tuân thủ luật pháp quốc gia sở tại. Thăm Tòa thánh Vatican hồi tháng 11 năm ngoái, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Giáo hoàng Francis đánh giá cao các đóng góp tích cực của cộng đồng Công giáo Việt Nam thời gian qua; nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam - Tòa thánh Vatican đã có bước tiến triển tích cực, thể hiện qua các cuộc tiếp xúc cấp cao những năm gần đây và việc hai bên duy trì đối thoại thông qua cơ chế Nhóm Công tác hỗn hợp.

Giáo hoàng Francis khẳng định Tòa thánh mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Giáo hoàng Francis nhấn mạnh việc Giáo hội Công giáo Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, sống tốt đời đẹp đạo giáo, dân tốt là công dân tốt, thống nhất duy trì đối thoại, tiếp xúc giữa hai bên...
Sự thực khách quan, bốn phương như vậy, những con rối còn hóng đi đâu mà không sớm tỉnh ngộ, trở về lề lối nơi mình đang cư ngụ?


Đăng Minh
http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Viec-loi-dung-su-co-Formosa-va-nhung-mieng-pho-mat-chua-thuoc-phien-442070/

LINH MỤC ĐẶNG HỮU NAM: SỰ HỜI HỢT VỀ GIÁO LÝ, SỰ NGÔ NGHÊ VỀ CHÍNH TRỊ!


                                                                              Nam
            Trong clip được đưa lên mạng xã hội (YouTube) với ý đồ chống phá cách mạng Việt Nam, linh mục Đặng Hữu Nam (Antôn Đặng Hữu Nam) tại giáo sứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An thực hiện giao giảng giáo lý cho giáo dân tại địa phương. Việc giao giảng giáo lý của linh mục Đặng Hữu Nam là hợp pháp, là quyền tự do tôn giáo, thỏa mãn nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Điều này không có gì đáng nói.
Nhưng thật đáng tiếc, linh mục Đặng Hữu Nam lợi dụng tự do tôn giáo, lợi dụng những buổi truyền đạo đối với quần chúng - giáo dân để chống phá Đảng, Nhà nước hòng chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Đây là việc làm tiêu cực, đi trái với truyền thống đoàn kết dân tộc. Trong nội dung giao giảng, linh mục Đặng Hữu Nam đã cố tình với ý đồ xấu, lồng nội dung, công khai chống phá, bịa đặt cho rằng: “chế độ cộng sản mất dân chủ”, “Nhà nước, chính quyền địa phương không quan tâm đến đời sống sinh hoạt của dân chúng” với những lời lẽ theo kiểu kích động, hằn học. Trong khi truyền đạo, Đặng Hữu Nam cho rằng: chúa đã dạy, chúa đã răn là phải nhân văn, phải yêu thương con người! nhưng ngược lại, trong chính những thứ mà linh mục giao giảng, dạy đời cho giáo dân lại là nội dung chống phá Đảng, chính quyền, đối với đất nước, với dân tộc. Âm mưu chống phá của Đặng Hữu Nam là muốn làm đảo lộn xã hội, reo rắc tư tưởng hoài nghi trong dân chúng, xúi dục dân chúng đi theo con đường mà các thế lực thù địch đang đứng đằng sau “giật dây” đối với Đặng Hữu Nam. Vậy nhân văn mà Đặng Hữu Nam tuyên truyền là gì? tình thương yêu trong giáo lý là gì? thực chất Đặng Hữu Nam chẳng hiểu gì, thế mà đứng nói trước dân chúng cũng “bục bệ đàng hoàng”, may mà những giáo dân nhẹ dạ, cả tin chấp nhận tức thì, còn đối với người có cách nhìn  toàn diện thì linh mục Đặng Hữu Nam không được xếp vào hạng mục nào cả.
Đáng nói nữa là trong những nội dung chống phá, Đặng Hữu Nam cũng viện dẫn lời của các nhà lãnh đạo nước này, nước nọ trên thế giới để tỏ ra hiểu biết như Putin, Gorbachev. Viện dẫn nhưng chẳng hiểu gì, vì tư duy của Đặng Hữu Nam sao mà theo kịp được bộ óc của các nguyên thủ nổi tiếng, thành ra hiểu biết vụn vặt theo kiểu cắt xén, rời rạc, phiến diện nhưng cố tỏ ra mình là người hiểu biết với những câu nói nghô nghê. Không biết trình độ của linh mục Đặng Hữu Nam thế nào mà lại nghô nghê về chính trị đến thế!


NGUYỄN ĐÌNH THỤC VÀ TRÒ LỐ ĐÃ BẠI LỘ!


                                                                                      VD
Mấy ngày qua lợi dụng việc Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành bắt giữ đối tượng Hoàng Đức Bình (sinh ngày 10/2/1983, tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) về tội “Chống người thi hành công vụ; lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, quy định tại Điều 257, 258 – Bộ luật Hình sự để điều tra, xử lý theo pháp luật. Linh mục Nguyễn Đình Thục đã gọi điện kích động một số giáo dân quá khích đến gây cản trở giao thông trên tuyến quốc lộ 1A đoạn qua xã Diễn An huyện Diễn Châu để đòi “thả người bị bắt”.
Đây tiếp tục là một chuỗi những hành vi “lạ thay” của một vị Linh mục lẽ ra phải  rất giữ gìn phẩm hạnh, hướng đồng bào theo đạo công giáo có cuộc sống kính Chúa yêu nước, tốt đời đẹp đạo và gìn giữ mối đoàn kết lương giáo thuận hòa. Nhưng linh mục Nguyễn Đình Thục đã không có những hình ảnh như đã nói trên, mà hoàn toàn trái ngược. Và trò lố đó của Nguyễn Đình Thục đã bị bại lộ!
Đầu tiên là việc Nguyễn Đình Thục câu kết với một số kẻ phản động thường gặp trong tổ chức được gọi là Việt Tân; một nhóm chuyên tung ra nhưng thông tin bịa đặt, xuyên tạc, tạo ảo tưởng để nhận tài trợ từ những tổ chức hải ngoại thiếu hiểu biết về tình hình thực tế của Việt Nam. Việc Nguyễn Đình Thục ăn cùng mâm, ngồi cùng xe, nhận tiền từ Việt Tân cũng không gì khác ngoài mục đích kích động giáo dân quá khích gây mất trật tự an ninh để trục lợi.
Nguyễn Đình Thục đã làm xấu đi phẩm hạnh của một Linh mục Công giáo. Mặt khác lại lôi kéo những giáo dân quá khích vào con đường có thể dẫn đến vi phạm pháp luật nhà nước và có thể bị trừng trị. Như vậy là lợi dụng lòng tin của giáo dân vào Chúa và uy quyền của giáo để thực hiện mưu đồ chính trị ngoài  tôn giáo, làm mất đoàn kết nhân dân, đoàn kết dân tộc, phá hoại cuộc sống bình yên của giáo dân.
Thật không có một vị linh mục nào có vẻ mặt vênh váo, hợm hĩnh, tay cầm loa, miệng kêu gọi giáo dân hành động phi lý,bất chấp pháp luật, đi ngược lại truyền thống dân tộc. Đó thật là những trò lố của Nguyễn Đình Thục và nó đã bại lộ.



"CÓ TẬT GIẬT MÌNH"



 (Ngọc Bảo)

Từ ngữ tôn giáo luôn luôn hàm ý về một thế giới bên kia, chứ không phải là thế giới hiện thực. Đem những điều tôn giáo rao giảng áp dụng vào những lĩnh vực không phải là tôn giáo, chẳng hạn như khoa học, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội,…thực chất là lợi dụng tôn giáo cho những ý đồ khác.
Sau khi đối tượng Hoàng Đức Bình bị công an Nghệ An bắt về hành vi gây rối trật tự công cộng; chống người thi hành công vụ và lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân, linh mục phản động Nguyễn Đình Thục đã trực tiếp đến hiện trường, kêu gọi giáo dân chống lại, đồng thời kêu gọi các linh mục phản động khác kích động giáo dân kéo đến Diễn Châu, Nghệ An để gây áp lực, buộc chính quyền phải thả Hoàng Đức Bình. Với chiêu bài vu khống, Nguyễn Đình Thục kêu gọi giáo dân chặn Quốc lộ 1A với lý do "công an bắt linh mục". Việc bịa đặt đã làm cho giáo dân hiều lầm chính quyền, tin theo sự tuyên truyền, lôi kéo của Nguyễn Đình Thục gây nên tình trạng mất trật tự công cộng, giao thông Bắc – Nam bị tê liệt.
Có thể nhận thấy đây chẳng qua là "có tật giật mình" của Nguyễn Đình Thục, vì sợ Hoàng Đức Bình khai vai trò của các linh mục Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam, Trần Đình Lai và Bạch Hồng Quyền trong các vụ gây rối trật tự tại Nghệ An và Hà Tĩnh thời gian qua. Trong đó nổi lên hai đối tượng Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam liên tục có hành vi nói xấu chế độ qua việc rao giảng trên nhà thờ; bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước; móc nối với các đối tượng xấu tổ chức biểu tình gây bất ổn xã hội…
Việc làm của Nguyên Đình Thục thực chất là: Lợi dụng vấn đề tôn giáo để làm những việc không thuộc về tôn giáo để phá hoại độc lập, thống nhất và sự nghiệp đổi mới của đất nước ta; lợi dụng tôn giáo để làm chính trị là tay sai của Việt Tân luôn chống phá sự nghiệp của Đảng ta; lợi dụng tôn giáo để trục lợi bằng cách gây tiếng vang cho các lực lượng chống đối ở nước ngoài kêu gọi tài trợ…
Sức mạnh của quốc gia là khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mọi người dân, dù sống trong nước hay ở nước ngoài, dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, đều có nghĩa vụ và quyền lợi được xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các tôn giáo có khả năng tạo ra sự liên kết xã hội chặt chẽ, củng cố tính cộng đồng.

Nhưng ở đây Nguyễn Đình Thục kêu gọi, lừa dối giáo dân tập hợp thành những nhóm, bộ phận và lợi dụng "đức tin" để thực hiện ý đồ khác sẽ dẫn đến nguy cơ chia rẽ, rạn nứt, mâu thuẫn xã hội làm suy yếu quốc gia, phá hoại sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân ta. Chính vì vậy,  giáo dân ở khắp mọi miền Tổ quốc cùng toàn thể nhân dân hãy đề cao tinh thần cảnh giác không tin theo kẻ xấu như Nguyễn Đình Thục, tích cực tuyên truyền vận động những người do nhẹ dạ cả tin đã đi theo và hưởng ứng sự lừa dối của Nguyễn Đình Thục trở lại làm một người công dân sống "tốt đời đẹp đạo"s, thực hiện "kính chúa yêu nước", phát huy truyền thống "sống phúc âm giữa lòng dân tộc". Lên án việc làm sai trái của Nguyễn Đình Thục và đồng bọn chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.   

Phong cách làm việc Hồ Chí Minh


(LLCT) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho thế hệ sau một bài học quý báu: cách mạng là một khoa học, thực hành công việc là một khoa học. Nghĩa là làm cách mạng, thực hành công việc phải có phương pháp khoa học, lý thuyết khoa học thì mới thành công. Lý thuyết và phương pháp khoa học giúp Người đi sát thực tế, nắm bắt thời cơ để xác định đúngchủ trương và thực hiện thành công chủ trương ấy.

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Thường vụ Trung ương Đảng, quyết định mở Chiến dịch Biên Giới 1950, nguồn: 1950
1. Làm việc có khoa học
Làm việc có khoa học, theo Người là "làm việc đúng hơn, khéo hơn", có kết quả; còn làm việc không có khoa học tức là làm việc "không đúng, không khéo", tùy tiện, gặp đâu làm đấy, nên thường mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm, hoặc không có kết quả, thậm chí thất bại. Theo Người: Nếu mỗi cán bộ, đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn, thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa. Cán bộ, đảng viên làm việc không đúng, không khéo thì còn nhiều khuyết điểm. Khuyết điểm nhiều thì thành tích ít. Khuyết điểm ít thì thành tích nhiều. Đó là lẽ tất nhiên.
Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏlẻ, manh mún, vì vậy, cách làm việc của nhiều người còn theo lối thủ công, chưa khoa học. Đó là thói quen làm việc tự do, tùy tiện, được chăng hay chớ, thiếu điều tra, nghiên cứu, thiếu nhìn xa trông rộng, thiếu cụ thể, thiếu trật tự, bảo thủ, trì trệ, gâylãng phí thời giờ, tiền bạc và của cải, v.v.. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người trong công việc phải kiên quyết khắc phục những hạn chế đó, đồng thời cócách làm việcphùhợp. Từ rất sớm, Người đã xây dựng vàthực hiện nghiêm túc phương pháp làm việc khoa học và thường xuyên hướng dẫn, chỉ bảo mọi ngườilàm theo. Làm việc có khoa học theo Người tập trung ở mấy điểm chính sau:
Thứ nhất, phải cụ thể, kịp thời, thiết thực, phải có trọng tâm, trọng điểm, phải đi sâu, đi sát, phải kiểm tra để nắm người, nắm việc, nắm tình hình. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu làm việc là "phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, óc nghĩ, miệng nói, tay làm"; phải cẩn thận mà nhanh nhẹn; phải làm đến nơi đến chốn; phải biết động viên mọi người, những bộ phận giúp việc, những người cộng sự. Đồng thời, còn phải biết phân công công việc cho hợp lý, chớ "người giỏi thợ mộc thì giao cho việc thợ rèn, người giỏi nghề rèn thì giao cho việc thợ mộc", "người viết giỏi lại dùng vào việc cần phải nói, người nói khéo nhưng viết xoàng lại dùng vào việc viết", v.v.. Ngoài ra,phải nắm được những thông tin cần thiết, chính xác, sàng lọc những thông tin sai lệch, để biết rõnhững người, những việc làm đúng, làm nhanh, làm hiệu quả và cả những người, những việc làm sai, làm dối, làm ẩu. Mặt khác, trong quá trình tiến hành công việc, phải kiểm tra, xem xét, đối chiếu, so sánh những cách làm khác nhau, những ý kiến khác nhau để chọn ra cách làm đúng, bỏ cách làm sai. Theo Người: "Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như ngọn đèn "pha". Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức sự kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười gấp trăm"(1). Người còn dặn, cách làm việc phải thiết thực, suốt đời như vậy, trong từng ngày, từng giờ cũng phải như vậy.
Thứ hai, không tham làm nhiều trong một lúc, mà làm xong việc này mới sang việc khác, làm đến đâu chắc đến đó, làm từ việc gốc, việc chính, từ việc nhỏ đến việc lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta thường tham lam làm nhiều việc trong một lúc. Thí dụ: Muốn lập một tỉnh kiểu mẫu thì thường hay dàn lực lượng ra làm cả tỉnh, không biết định cho mỗi huyện chọn một tổng làm kiểu mẫu, mỗi tổng chọn một làng làm kiểu mẫu. Thành thử, "ăn nhiều, nuốt không xuống". Chúng ta không biết tập trung lực lượng làm xong một nơi, lấy đó làm kinh nghiệm, rồi làm nơi khác"(2). Người phê bình cách làm việc ôm đồm, qua loa, đại khái, chiếu lệ, làm được ít suýt ra nhiều, để báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ thì rỗng tuếch. Theo Người, làm bất kỳ việc gì, phải bắt đầu từ gốc đến ngọn, từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, chớ nên tham mau, tham nhiều trong một lúc.Cụ thể: "Phải có kế hoạch bước đầu làm thế nào? Bước thứ hai làm thế nào? Bước thứ ba làm thế nào? Thành công thì thế nào? Nếu thất bại thì thế nào? Mỗi ngày lúc sáng dậy, tự hỏi mình ngày hôm nay phải làm gì? Tối đi ngủ phải tự hỏi mình ngày hôm nay đã làm gì? Phải cẩn thận, cẩn thận không phải là nhút nhát,do dự"(3).
Thứ ba, làm bất cứ công việc gì cũng cần tránh bệnh chủ quan. Có thể mục đích, chương trình, kế hoạch làm việc đặt ra rất đúng, nhưng do chủ quan trong quá trình thực hiện nên tiến hành không sát, không đúnglàm chokết quả công việc hạn chế, hiệu quả thấp, thậm chí thất bại. Cũng có thể do chủ quan, nên chương trình, kế hoạch làm việc đặt ra không sát, không cụ thể, không phù hợp, dẫn đếnkhi tiến hành công việc dù đã rất cố gắng, rất quyết tâm, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao. Vì thế, trước khi làm bất kỳ việc gì cũng phải suy nghĩ, tính toán cho kỹ, xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử lý cho khéo, chớ nghĩ thế nào làm thế ấy, chớ nôn nóng, vội vàng, chớ làm bừa, làm ẩu. Theo Người: Gặp vấn đề gì ta phải đặt câu hỏi: Vì sao có vấn đề này? Xử trí như thế này, kết quả sẽ ra sao? Phải suy tính kỹ lưỡng. Chớ hấp tấp, chớ làm bừa, chớ làm liều. Chớ gặp sao làm vậy. Người căn dặn: "So đi sánh lại, phân tích rõ ràng là cách làm việc có khoa học. Mỗi công việc, chúng ta đều phải làm như thế. Làm như thế mới tránh khỏi cái độc đoán, mới tránh khỏi sai lầm"(4).  
 2. Làm việc phải xác định rõ phương hướng, mục đích
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm bất cứ việc gì, dù to hay nhỏ, trước hết phải xác định được phương hướng, mục đích thật rõ ràng, cụ thể và sát hợp. "Hăng hái không chưa đủ, phải có kế hoạch, có phương hướng. Trước khi làm một việc gì phải cẩn thận suy xét việc đó thành công thì ảnh hưởng thế nào, thất bại thì ảnh hưởng thế nào"(5). Phương hướng, mục đích là dự kiến về kết quả đặt ra để hướng tới, để làm việc, phấn đấu trong công việc. Mục đích giống như người chỉ đường. Ngườilấy thí dụ: "Các anh em cần đi Sài Gòn, người chỉ đường chỉ cho anh em phải đi về phương Nam và đi qua những tỉnh Thanh Hóa, Vinh, Huế, Nha Trang chẳng hạn. Người chỉ đường chỉ có thể cho anh em được thế thôi. Đã có phương hướng sẵn, anh em cứ theo đó mà đi, đến tỉnh nào phải qua những con sông nào, những hòn núi gì, anh em sẽ tìm hỏi sau. Miễn là anh em biết theo phương Nam mà tiến chứ không lầm đường đi ngược lên Bắc rồi hóa đi tới Bắc Kinh là được"(6).
Mục đích lớn lao mà Chủ tịch Hồ Chí Minh theo đuổi và thực hiện là đem lại độc lập cho Tổ quốc, tự do và hạnh phúc cho đồng bào. Ở Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Người nói: "Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó"(7). Năm 1927, Người viết cuốn Đường cách mệnh, trong đó nói rõ: Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh. Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. Ai là bạn ta? Ai là thù ta? Cách mệnh thì phải làm thế nào? Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ.
Ngay khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, với tư cách Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người huấn thị: Các công việc của Chính phủ phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưucầutự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh. Phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Người nói: Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn. 2. Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 4. Làm cho dân có học hành.
Với mục đích giànhđộc lập, tự dochoTổ quốc, hạnh phúc chonhân dân, Người đã cùng toàn Đảng lãnh đạo nhân dân ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Đểđộng viên kinh tế cho cuộc kháng chiến chống Pháp, Người chỉ rõ mục đích là: Làm cho nước mạnh, dân giàu. Năm 1947, viết cuốn Đời sống mới, ngay ở trang đầu, Người cũng nói rõ mục đích: Tôi mong đồng bào mỗi người có một quyển Đời sống mới để xem, để hiểu, để thực hành đời sống mới, v.v..      
Phương hướng và mục đích trong từng giai đoạn của cách mạng nước ta thường được thể hiện thành nhiệm vụ mang tính chiến lược và đều được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu thành khẩu hiệu để mọi người nhớ và thực hiện. Trong Cách mạng Tháng Tám, Người nêu khẩu hiệu: "Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!". Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Người nêu khẩu hiệu: "Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!". Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Người nêu khẩu hiệu: "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!". Người yêu cầu khi nêu khẩu hiệu phải thể hiện rõ được mục đích. Người giải thích: Mục đích thì nêu ra nhiều khẩu hiệu quá. Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào. Thậm chí không ai nhớ được những khẩu hiệu đó. Vậy chỉ nêu ra vài khẩu hiệu chính, thiết thực và phổ thông.
Trong nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhắc nhở mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên và thanh niên rằng, làm bất cứ việc gì cũng phải xác định rõ phương hướng, mục đích. Phátbiểu tại Lễ tốt nghiệp Trường Quân chính Việt Nam, Người chỉ rõ: Thời kỳ huấn luyện này chưa thể cung cấp cho anh em những kiến thức đầy đủ và sâu rộng...; nó chỉ mới giúp được cho anh em những điều căn bản..., định rõ cho anh em một phương hướng đi cho khỏi lầm đường và thêm nữa gợi lòng ham muốn nghiên cứu của anh em. Phát biểu tại Lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người nêu: Trường huấn luyện đã giúp anh em biết phương hướng, biết nhắm mục đích mà đi. Như vậy anh em học ít nhưng bổ ích nhiều. Người phê bình một số cán bộ, đảng viên trong làm việc và công tác chỉ quen ra lệnh, ra chỉ thị, thường cao giọng với mọi người phải thực hiện mục đích này, mục tiêu nọ, mà không tính đến điều kiện thực tế, thậm chí ra chỉ thị, mệnh lệnh xong rồi quên, chỉ ra lệnh cho người khác làm, mình không chịu làm bất cứ việc gì, v.v..
 3. Làm việc phải có chương trình, kế hoạch rõ ràng    
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với mỗi công việc được giao, khi đã xác định rõ phương hướng, mục đích thì phải vạch ra chương trình, kế hoạch làm việc thật rõ ràng, cụ thể để thực hiện đạt kết quả. Chương trình, kế hoạch là dự án được thể hiện thành các chỉ tiêu, các biện pháp, các công việc chủ yếu nhằm thực hiện phương hướng, mục đích đã đề ra. Về cách làm việc có chương trình, kế hoạch, Ngườiminh họa: "Người thợ mộc muốn đóng một cái tủ. Trước hết, anh ta mài sẵn cưa, bào, tràng, đục, v.v. và làm sao xếp có thứ tự hẳn hoi. Rồi anh lấy gỗ vừa đủ làm cái tủ. Khi các thứ đều sẵn sàng, anh ta bèn bắt tay vào việc đóng tủ. Như thế là anh thợ mộc ấy làm việc có kế hoạch. Như thế là anh ấy sẽ không hao phí thì giờ, tốn lực lượng, mà việc lại mau thành. Trái lại, nếu anh ấy không sắp đặt sẵn sàng trước, khi cần đến cưa mới chạy đi lấy cưa, khi cần đến đục thì phải chạy đi tìm đục. Như vậy thì mất thì giờ chạy lăng xăng cả ngày, mà công việc được ít. Việc to, việc nhỏ, muôn việc đều như vậy. Vì vậy, siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau"(8).
Người nhấn mạnhxây dựng chương trình, kế hoạch làm việc cần phải cụ thể, thiết thực, rõ ràng, đúng mực, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế; đồng thời phải làm cho từng người, từng gia đình, từng đơn vị được bàn bạc kỹ lưỡng để họ nắm vững, khi đã hiểu thấu đáo rồi thì họ sẽ tự giác và vui vẻ thực hiện. Ngoài ra, khi đặt chương trình, kế hoạch phải tuyệt đối tránh đơn giản, sơ sài, qua loa, đại khái, đồng thời cũng tránh đặt quá cao, quá phiền phức, miễn cưỡng. Người nói: Kế hoạch đặt ra để mình và mọi người thực hiện chứ không phải để chiêm ngưỡng, để đánh trống bỏ dùi. Nói tóm lại, kế hoạch phải thiết thực, phải làm được. Chớ làm kế hoạch đẹp mặt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng căn dặntrong một lúc thường có nhiều công việc, có việc trọng yếu nhất và vài ba việc trọng yếu vừa, nên khi đã vạch ra chương trình, kế hoạch thì phải làm, phải thực hiện cho đạt kết quả. Tránh vạch ra rồi bỏ đấy, hoặc làm việc khác, thành thử không việc nào hoàn thành, mà đều dở dang. Nhiều trường hợp đã có chương trình, kế hoạch làm việc, nhưng cách bố trí, sắp đặt công việc không khéo, phân công không rõ ràng, nên công việc không đạt kết quả. Vì vậy, cần phải suy xét cho kỹ, cho rõ tình hình, hoàn cảnh mà quyết định việc nào chính, việc nào phụ để sắp đặt công việc cho đúng, cho cụ thể và thiết thực. Người minh họa: "Cây gỗ bất kỳ to nhỏ, đều có gốc và ngọn. Công việc bất kỳ to nhỏ, đều có điều nên làm trước, điều nên làm sau. Nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà lại để sau, điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế sẽ hao tổn thì giờ, mất công nhiều mà kết quả ít"(9).
Chủ tịch Hồ Chí Minh phê bình cách làm việc của nhiều người là bỏ nhiều công sức vào việc vạch ra chương trình, kế hoạch thật to tát, nhưng lại ít tìm cách để thực hiện cho đúng. "Chương trình công tác thì quá rộng mà kém thiết thực. Đặt ra kế hoạch và chương trình không xét rõ năng lực của những người thi hành kế hoạch và chương trình đó. Thành thử việc gì cũng muốn làm mà việc gì làm cũng không triệt để". Thậm chí, chương trình, kế hoạch này chưa làm xong đã vạch ra chương trình, kế hoạch khác; hoặc xây dựng chương trình, kế hoạch làm việc, nhưng cách sắp đặt công việc không khoa học, thiếu biện pháp thích hợp và thiếu quyết tâm nên không thực hiện được. Ngườicăn dặn: "Chớ đặt những chương trình, kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được. Việc gì cũng phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được"(10).                                
Người còn chỉ rõ: Một điều thiếu sót nữa là trong khi làm công tác, kế hoạch đã sơ sài, phân công đã không sáng suốt, rồi sau khi làm lại không chịu kiểm điểm lại. Ta thường có tính tới đâu hay đó, xong việc thì thôi không biết ưu điểm của mình, làm như thế mong tiến sao được. Cán bộ chăm chỉ làm việc chưa đủ, cần phải biết làm việc cho có phương pháp. Phải cần mà phải cẩn nữa. Để chương trình, kế hoạch thực hiện thành công, Người lưu ý rằng, bất cứ làm việc gì cũng đều phải chuẩn bị cho kỹ, có kế hoạch làm cho thiết thực, phải tổ chức thi hành cho đúng và phải chú ý đến những con người tiến hành công việc. "Vì chúng ta quên một lẽ rất giản đơn, dễ hiểu: tức là vô luận việc gì đều dongười làm ra, và từ việc nhỏ đến việc to, từ gần đến xa đều thế cả".
Thủ tướng Phạm Văn Đồng - người cộng sự gần gũi và có nhiều năm công tác với Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: "Học phương pháp khoa học của Hồ Chủ tịch là học làm việc có chương trình, có kế hoạch, có tổ chức, việc lớn, việc nhỏ, việc nhất thời, việc trường cửu đều phải thế. Chúng ta hãy nhớ rằng: Lúc Hồ Chủ tịch giao công việc cho một người, người ấy phải thảo kế hoạch tiến hành rồi bàn với Hồ Chủ tịch trước khi thi hành. Kế hoạch ấy, Hồ Chủ tịch thường dạy, phải sát thực tế, phải vừa sức mình"(11).
_____________________
(1), (2), (3), (4), (10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr.637-638, 282, 69, 337, 271.
(5) , (6), (7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.122, 115-116, 272.
(8), (9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.119, 118-119
(11) Phạm Văn Đồng: Học Chủ tịch Hồ Chí Minh-Chúng ta học gì?,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.32.

PGS,TS Lê Văn Yên
                                                                                 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/anh-chinh/item/2002-phong-cach-lam-viec-ho-chi-minh.html

Tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh



Phong cách tư duy Hồ Chí Minh gồm nhiều nội dung, trong đó phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình là nét đặc sắc về phong cách tư duy của Người. Phong cách tư duy đặc sắc này có ý nghĩa chỉ đạo hiện thực to lớn đối với các cấp lãnh đạo và đối với mỗi cá nhân chúng ta trong giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống hôm nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với anh hùng và chiến sĩ thi đua nông nghiệp, năm 1959.

Trước hết, sự thể hiện rõ nhất của phong cách tư duy này ở Bác Hồ là người luôn biết xuất phát từ cái chung, nhân loại, từ những chân lý phổ biến để nhận thức và lý giải những vấn đề của thực tiễn. Người đã từng viết: "Tuy phong tục mỗi dân một khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau: ấy là dân nào cũng ưa sự lành và ghét sự dữ"1.
Trong công tác đối ngoại, để đàm phán, vận động thuyết phục đối phương đồng thuận, Bác Hồ thường lập luận trên cơ sở nguyên tắc về tính đồng nhất của nguyên lý. Điều này được thể hiện ở nhiều bài nói, bài viết của Người, đặc biệt là trong thư gửi những người bạn Pháp ở Đông Dương năm 1946. Bằng lập luận chặt chẽ, Người đã phân tích một cách sâu sắc cho những người bạn Pháp thấy rõ lòng yêu nước, yêu độc lập tự do của người Pháp và người Việt đều giống nhau. Do đó, các bạn người Pháp ủng hộ lý tưởng độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Bởi vì, đó là lý tưởng của cả người việt và người Pháp. Về vấn đề hệ trọng này, Người đã viết: "Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập. Các bạn yêu đồng bào của các bạn và muốn họ được tự do... Chúng tôi cũng phải được phép yêu nước của chúng tôi và muốn nó độc lập chứ! Chúng tôi cũng phải được phép yêu đồng bào chúng tôi và muốn họ được tự do chứ! Cái mà các bạn coi là lý tưởng cũng phải là lý tưởng của chúng tôi"2.
Với phong cách tư duy này, Bác Hồ luôn gắn kết nhuần nhuyễn, biện chứng giữa lý tưởng cách mạng với đạo đức nhân văn. Điều này được thể hiện rõ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (ngày 20-12-1946) của Người. Bản thân Lời kêu gọi có sức mạnh giục giã như lời hịch của núi sông, thôi thúc mọi người cầm vũ khí, đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhưng lại được viết bằng những lời lẽ rất hòa bình, nhân danh chính nghĩa mà chiến đấu, không hề có một chữ nào nói đến hận thù và chém giết.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Người đã nhiều lần kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, anh dũng chiến đấu, kiên quyết đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Song trong các lời kêu gọi ấy, Người luôn đề cao tình đoàn kết, lòng biết ơn và sự kính trọng về sự giúp đỡ của nhân dân tiến bộ Pháp và nhân dân tiến bộ Mỹ. Trong nhiều bài nói, bài viết, Người đã chân thành cám ơn hàng vạn thanh niên, sinh viên, hàng ngàn nhà khoa học, văn nghệ sĩ Mỹ đã rầm rộ biểu tình chống chiến tranh xâm lược Việt Nam của Chính phủ Mỹ. Người nhiệt liệt ca ngợi những tấm gương anh dũng hy sinh vì hòa bình của nhân dân Mỹ như cụ bà Henga Hécdơ và các chiến sĩ hòa bình Noman Morixơn, Rôgiơ Lapotơ, Xilin Gian Caoxki. Đặc biệt, Người đã ví sự đoàn kết đấu tranh của nhân dân hai nước Việt - Mỹ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam của bè lũ hiếu chiến Mỹ như hai mũi giáp công. Người khẳng định: "Nhân dân Mỹ đánh từ trong ra, nhân dân ta đánh từ ngoài vào. Hai bên giáp công mạnh mẽ, thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua, nhân dân Việt - Mỹ nhất định sẽ thắng"3.
Với phong cách tư duy có lý có tình, Bác Hồ đã xử lý đúng đắn, hài hòa từ những sự việc trọng đại của đất nước đến những vấn đề cụ thể đối với cuộc sống của mỗi con người. Chính với phong cách tư duy này, Người đã thức trắng trọn một đêm, để đi đến kết luận đúng đắn đối với vụ án tử hình nguyên Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu (ngày 5-9-1950). Sự quyết định thấu lý đạt tình đối với vụ án lịch sử này của Người, đã được toàn dân, toàn quân rất đồng tình ủng hộ.
Hiện nay, đất nước ta đã bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH nhằm sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới to lớn, phức tạp hơn đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Những yêu cầu nhiệm vụ mới, những thực tiễn mới, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó học tập và làm theo phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình của Bác Hồ là nội dung rất quan trọng. Để học tập và làm theo phong cách tư duy đặc sắc này của Người, chúng ta phải tiến hành nhiều nội dung, biện pháp, trong đó, trước hết cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề chủ yếu sau:
Một là, vận dụng sáng tạo phong cách tư duy Hồ Chí Minh trong hoạch định các chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phong cách tư duy Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận, phương pháp luận đặc biệt quan trọng để Đảng, Nhà nước ta đề ra các đường lối, chính sách, nhất là trong việc hoạch định các chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phong cách tư duy Hồ Chí Minh không chỉ là nền tảng lý luận mà còn là nội dung quan trọng để vận dụng vào hoạch định các chiến lược phát triển một cách hài hòa, đúng đắn, sáng tạo. Vận dụng phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình của Bác Hồ trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, chúng ta phải xác định sao cho nền kinh tế luôn phát triển hài hòa, bền vững; phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội; kiên quyết tránh kiểu phát triển kinh tế bằng mọi giá.
Quán triệt và vận dụng phong cách tư duy Hồ Chí Minh, trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, chúng ta còn phải biết gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế, xây dựng đất nước với chiến lược bảo vệ Tổ quốc; phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh. Trong xây dựng các giải pháp, bước đi chiến lược, chúng ta phải xác định cho toàn dân, toàn quân thấy rõ trách nhiệm là, luôn nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vận dụng sáng tạo phong cách tư duy Hồ Chí Minh, nhất là phong cách tư duy uyển chuyển, có lý có tình, trong hoạch định chiến lược đối ngoại, chúng ta phải xác định rõ mục tiêu bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Đặc biệt, trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược đối ngoại, hội nhập quốc tế, chúng ta phải luôn nắm vững và thực hiện tốt phương châm ''vừa hợp tác, vừa đấu tranh". Đây là phương châm thể hiện sinh động phong cách tư duy uyển chuyển của Bác Hồ. Phương châm này không chỉ thực hiện trong lĩnh vực đối ngoại, mà còn phải được thực hiện tốt trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.
Hai là, quán triệt và vận dụng phong cách tư duy Hồ Chí Minh trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở các địa phương.
Phong cách tư duy Hồ Chí Minh không chỉ là cơ sở lý luận, phương pháp luận, mà còn có vai trò to lớn trong chỉ đạo phương pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở các địa phương. Quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình của Bác Hồ, trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các địa phương phải chú ý đảm bảo sao cho địa phương mình phát triển hài hòa, bền vững, toàn diện; phát triển kinh tế phải gắn liền với xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng địa bàn trong sạch, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh. Đặc biệt, khi tổ chức thực hiện bất kỳ nhiệm vụ gì, các địa phương đều phải bảo đảm hài hòa các lợi ích, nhất là lợi ích giữa Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp với người dân. Trong những năm vừa qua, liên tục có hàng ngàn đơn khiếu kiện về đất đai ở các địa phương, gây bức xúc trong xã hội. Để dẫn đến tình trạng khiếu kiện này là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là các địa phương chưa giải quyết được hài hòa giữa các lợi ích, nhất là lợi ích giữa tập thể địa phương với lợi ích của từng hộ gia đình, từng cá nhân cụ thể.
Quán triệt và vận dụng phong cách tư duy Hồ Chí Minh, trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các địa phương còn cần phải tiến hành có lý có tình, có trước có sau, phải luôn biết gắn kết giữa kỷ cương pháp luật với đạo đức nhân văn truyền thống. Thực tế trong những năm qua ở các địa phương đã chứng tỏ rằng, những nhiệm vụ mà tổ chức thực hiện thấu lý đạt tình thì luôn đạt hiệu quả cao. Ví dụ như, trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, các địa phương như huyện Đan Phượng, Đông Anh (Hà Nội), huyện Hoa Lư (Ninh Bình); huyện Đồng Triều (Quảng Ninh), huyện Xuân Lộc, Thống Nhất (Đồng Nai), huyện Củ Chi, Hóc Môn (thành phố Hồ Chí Minh)… do có quy hoạch, kế hoạch xây dựng hài hòa, có biện pháp tổ chức thực hiện hợp lý hợp tình, nên sớm đạt chuẩn nông thôn mới, tạo được bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay, đời sống của người nông dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số địa phương, cơ sở do mắc bệnh thành tích, chạy đua xây dựng nông thôn mới bằng mọi giá, nên cho dù đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng nợ đọng nhiều. Tính đến nay, gần 2.000 xã trên địa bàn cả nước đã nợ đọng xây dựng nông thôn mới lên tới trên 15.000 tỷ đồng. Những tồn tại thiếu sót trên, đặt ra cho các địa phương phải quán triệt sâu sắc hơn nữa phong cách tư duy Hồ Chí Minh, sáng tạo tìm ra các biện pháp hợp lý hợp tình để từng bước khắc phục.
Ba là, quán triệt và vận dụng phong cách tư duy Hồ Chí Minh trong xử lý các mối quan hệ của mỗi con người đối với đời sống hiện thực.
Phong cách tư duy Hồ Chí Minh có vai trò chỉ đạo rất to lớn, rất thiết thực đối với mỗi con người trong xử lý các mối quan hệ của đời sống hiện thực. Quán triệt và vận dụng sáng tạo phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển có lý có tình của Bác Hồ, trong giải quyết các vấn đề thực tiễn, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi công dân phải có tư duy sáng suốt để xử lý hài hòa các mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng; giữa cá nhân với gia đình và xã hội; nhất là các mối quan hệ giữa cá nhân với tổ chức; giữa cá nhân với cơ quan, đơn vị, địa phương nơi mà mình công tác.
Quán triệt và vận dụng phong cách tư duy Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi công dân còn phải có tư duy khoa học, tư duy biện chứng để xử lý hài hòa các mối quan hệ của đời sống cá nhân, như mối quan hệ giữa làm việc với nghỉ ngơi; giữa học tập và công tác; giữa rèn luyện phẩm chất với bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức và năng lực. Đặc biệt, mỗi con người còn phải biết xử lý đúng đắn, hài hòa các mối quan hệ có tính chất vĩ mô, như mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân, nhất là nghĩa vụ đối với Tổ quốc.
Trong tình hình mới hiện nay, việc đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo phong cách tư duy của Người vào giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn mới là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết đối với các cấp lãnh đạo, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.

----------------
1, 2) Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.1995, tập 4, tr.397, 75.
3) Sách đã dẫn, tập 11, tr.524.
PGS, TS. Hà Huy Thông
http://xaydungdang.org.vn/Home/tutuonghochiminh/2017/10423/Tu-duy-hai-hoa-uyen-chuyen-co-ly-co-tinh-cua-Chu.aspx