Thứ Năm, 8 tháng 3, 2018

KỊP THỜI NHẬN DIỆN ÂM MƯU CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH THÚC ĐẨY ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG Ở VIỆT NAM



          Trong quá trình thực hiện chiến lược “diễn biến hoàn bình” chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch luôn quan tâm đến việc chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, tìm mọi cách hạ thấp và đi đến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, hòng thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là một trong những âm ưu mà các thế lực thù địch đã và đang tích cực thực hiện.
Thực tiễn gần 90 năm cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Do đó, để chống phá cách mạng và ngăn chặn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, các thế lực thù địch tìm mọi cách tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Chúng liên tục kêu gọi phải thực hiện đa nguyên, đa đảng. Về bản chất của vấn đề này là nhằm tạo điều kiện, tiền đề để cho ra đời và công khai hóa, hợp pháp hóa các tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó cạnh tranh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tiến tới thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có lẽ, không ai có thể quên được những gì đã diễn ra tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu những năm 80 và 90 của thế kỷ XX. Dưới sự tác động của các thế lực thù địch và sự “phản bội” của một số Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, ngày 15-3-1990 tại Đại hội bất thường của các đại biểu nhân dân, Điều 6, Hiến pháp của Liên Xô (quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản) bị xóa bỏ. Đây là “điểm khởi đầu” quan trọng dẫn đến hình thành chế độ đa nguyên, đa đảng ở Liên Xô với việc ra đời nhiều tổ chức, đảng phái chính trị đối lập, cạnh tranh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. Đầu năm 1991, sự tồn tại của Đảng Cộng sản Liên Xô chỉ còn trên danh nghĩa và sự sụp đổ của Liên Xô vào tháng 8- 1991 là một tất yếu khi Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo.
Bài học sâu sắc của Liên Xô đã rõ ràng, nếu Việt Nam chấp nhận đa nguyên, đa đảng thì chắc chắn sẽ “mắc mưu” của các thế lực thù địch và đi theo “vết xe đổ của Liên Xô”, bao nhiêu thành quả cách mạng sẽ tiêu tan. Từ thực tế đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao tự phê bình và phê bình, coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn, gắn bó mật thiết với nhân dân. Vì vậy, Đảng không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và dẫn dắt cách mạng Việt Nam vượt qua bao thách gềnh, bão tố, nhất là những thời điểm tình thế cách mạng hiểm nguy. Hiện nay, Đảng rất quyết tâm trong việc chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong tình hình mới, tiếp tục đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội./.
                                                                             Văn Hóa

1 nhận xét:

  1. Chúng ta cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của bọn phản động và các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng

    Trả lờiXóa