Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

NHẠT TOẸT!



                                                           Nam Lý
          Trang mạng "Dân làm báo", Võ Ngọc Ánh viết một mẩu có tên: "Đấu tranh không phải chuyện của tôi" và nội dung là:
          "Người Việt đang xem chuyện đấu tranh, thay đổi xã hội theo hướng tốt đẹp hơn là việc của ai đó chứ không phải của mình, người thân, dòng tộc... Đa phần người dân thấy được sự bất cập, vô lý của chính trị, xã hội... ở Việt Nam. Họ mong muốn có sự thay đổi để đất nước được dân chủ, tốt đẹp và an toàn hơn, tuy nhiên, không ai dám lên tiếng, vì nỗi sợ lấn át mọi suy nghĩ, hành động... Người ta đang nhắc nhở nhau về nỗi sợ công an, chính quyền để sống. Nói đến chính trị, đấu tranh chính trị nhiều người tỏ ra xa lánh, không quan tâm... Họ lý giải chỉ mong đi làm kiếm tiền lo cho bản thân, gia đình,... và họ thoát ly khỏi Tổ quốc".
          Những lời lẽ, nội dung mà Võ Ngọc Ánh đã viết, đã đưa lên mạng là những thông tin xuyên tạc, bịa đặt không đúng với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Bởi vì:
          Mục tiêu, lý tưởng của cách mạng Việt Nam đã rõ ràng, nhất quán là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là mục tiêu xuyên suốt của cách mạng Việt Nam đã được Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam lựa chọn vì nó là con đường duy nhất đúng, là khuynh hướng tất yếu của lịch sử cả quá khứ (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX), hiện tại và tương lai. Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà căn cốt là sự thống nhất về lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động - cơ sở của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực hiện phát huy dân chủ - dân chủ toàn diện trên tất cả các mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội..., mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
            Vậy, Võ Ngọc Ánh viết "đấu tranh để thay đổi xã hội theo hướng tốt đẹp..." là một sự chống phá chính trị nhưng nội dung thì "Nhạt toẹt"!

SỰ SUY DIỄN PHI LÝ VỀ LUẬT AN NINH MẠNG CỦA VIỆT NAM



Năm 2018, Quốc hội nước Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng và Bộ Luật này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01.01.2019. Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đây là hoạt động bình mà nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện nhằm bảo đảm các hoạt động, thông tin trên mạng thực hiện đúng quy định, phù hợp với tôn chỉ, mục đích tốt đẹp của xã hội văn minh trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Thế nhưng, ngày 03/01/2019, trên trang Danlambao, tác giải VNCH Ngọc Trương bài viết với tiêu đề: “Cái nhìn của ký giả ngoại quốc về Luật An ninh mạng”, đã trình bày một số nội dung suy diễn thiếu khách quan, bóp méo sự thật về Luật An ninh mạng của Việt Nam. Bằng cách viện dẫn một số ý kiến của những người thiếu hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam, có tư tưởng chống phá cách mạng Việt Nam, tác giả VNCH Ngọc Trương đã trình bày rằng: “CS Việt Nam đã và đang bóp nghẹt mọi phát biểu trên tuyến”; và “gọi luật ANM là sự “càn quyét” thông tin người sử dụng, xâm phạm quyền riêng tư của người dùng... Bất cứ ai dùng internet tại Việt Nam đều không có sự riêng tư”...
Từ những lời lẽ của các “ký giả” mà tác giả VNCH Ngọc Trương trình bày cho thấy, họ có cái nhìn thiếu khách quan, toàn diện về Luật An ninh mạng của Việt Nam. Những người này đã suy diễn thiếu cơ sở khoa học một số nội dung của Luật An ninh mạng. Thực chất, họ muốn bao biện và tìm cách che chắn một cách thô thiển mục đích chính trị phản động của những kẻ tự do ngôn luận vô tổ chức, vô chính phủ, có tư tưởng chống phá đất nước, con người Việt Nam trên các phương tiện thông tin. Tác giả VNCH Ngọc Trương và các ký giả nêu trong bài viết cần biết rằng, nếu trình bày, thể hiện chính kiến, quan điểm cá nhân trên các phương tiện thông tin theo đúng Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam thì chắc chắn sẽ không bao giờ phải “lo ngại”, hay “bị bắt bớ”. Và ngược lại, bất kỳ ai vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Đó là sự thật hiển nhiên mà bất cứ quốc gia nào cũng thực hiện. Điều đơn giản như vậy mà VNCH Ngọc Trương và các ký giả nêu trong bài viết cũng không hiểu được thì làm sao có những bài viết đúng đắn được./.
                                                                                      Văn Hóa

NHẬN DIỆN KỊP THỜI NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI



Trong những năm qua, quan hệ láng giềng giữa Việt Nam và Trung Quốc không ngừng được củng cố và phát triển. Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Các hoạt động về quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, khoa học, xã hội… giữa hai nước thời gian qua không ngừng phát triển đã chứng minh rõ điều đó. Về Biển Đông, tuy hai nước còn những vấn đề bất đồng, song lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất quan điểm là kiểm soát chặt chẽ những vấn đề bất đồng, xây dựng môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển.
Tuy nhiên, ngày 03/01/2019, trên trang Danlambao, tác giả Phạm Trần lại có bài viết với tiêu đề “CS Việt Nam hành động khó hiểu ở Biển Đông”, đã trình bày một số nội dung xuyên tạc sự thật về những thành tựu phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh năm 2018 của Việt Nam; suy diễn, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc rất trắng trợn. Bằng cách viện dẫn một số nội dung trong các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam trong thời gian vừa qua, tác giả Phạm Trần đã ngang ngược cho rằng: “Mỗi ngày đi qua lại có thêm những bằng chứng lãnh đạo CSVN “quên” nhắc đến tên Biển Đông như điều kiện làm hài lòng Trung Cộng”. Tiếp đó, tác giả Phạm Trần còn trình bày một số nội dung suy diễn sai sự thật, thiếu cơ sở những nội dung phát biểu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam khi cho rằng “Toàn là những điều chung chung, thiếu chi tiết cụ thể và ảo tưởng”… Những lời lẽ của tác giả Phạm Trần trong bài viết còn thể hiện nồng nặc của kẻ phản động muốn tìm mọi cách kích động, chia rẽ quan hệ láng giềng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tác giả Phạm Trần cần nhận thức rằng, trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam luôn mong muốn xây dựng môi trường hòa bình, hữu nghị với tất cả các nước, hợp tác cùng phát triển và mọi người dân Việt Nam luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng, bất khả xâm phạm; dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng: “kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, ”. Do đó, không có chuyện “cắn răng bóp bụng để được sống chung hòa bình với quân thù” như Phạm Trần đã viết.
Với những luận điệu xuyên tạc sự thật, suy diễn mù quáng của Phạm Trần đã thể hiện rõ sự phản bội Tổ quốc, phản bội đất nước và nhân dân, đi ngược lại quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc./.               
                                                                                              Văn Hóa

MỘT SỰ XUYÊN TẠC SỰ THẬT TRẮNG TRỢN



Ngày 28.12.2018, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Với tinh thần khách quan, nghiêm túc, thẳng thắn và trách nhiệm, Hội nghị đã đánh giá toàn diện những thành tích đã đạt được trong năm 2018, chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế của hoạt động báo chí và đề ra phương hướng hoạt động năm 2019. Tại Hội nghị báo chí toàn quốc của Việt Nam năm 2018, khi đề cập đến công tác báo chí trong năm 2019 đã khẳng định, tiếp tục rà soát, chấn chỉnh tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích; phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm khắc các sai phạm trong hoạt động báo chí. Điều này thể hiện sự nghiêm túc trong tự phê bình và phê bình của những người làm báo và rất đáng hoan nghênh. Hội nghị cũng chỉ rõ, đội ngũ người làm báo cần chủ động, nhạy bén, các cơ quan báo chí tỉnh táo, thực hiện chặt chẽ quy trình phê phán các xu hướng tiêu cực, cực đoan, độ chính xác thấp của mạng xã hội… thì “chúng ta sẽ nắm chắc được quyền chủ động thông tin”.
Vậy mà, ngày 03/01/2019, trên trang Danlambao, tác giả Phạm Trần lại có bài viết với tiêu đề “CS Việt Nam hành động khó hiểu ở Biển Đông”, đã trình bày một số nội dung xuyên tạc sự thật, suy diễn một cách chủ quan khi cho rằng: “tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không chỉ xẩy ra trong cán bộ, đảng viên mà còn đầy rẫy trong làng báo”, và rằng: “không yêu cầu báo chí giúp đảng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông”. Những luận điệu của Phạm Trần đã thể hiện rõ sự thiếu hiểu biết, nhận thức sai lệch về nội dung và tinh thần trách nhiệm của Hội nghị báo chí toàn quốc của Việt Nam năm 2018. Phạm Trần cần nhận thức rằng, khi xem xét, đánh giá bất kỳ một sự việc nào cũng phải khách quan, toàn diện; nếu nhìn nhận phiến diện, chỉ thấy những hạn chế và tập trung khoét sâu, lớn tiếng thổi phồng những khuyết điểm đó một cách chủ quan, nóng vội mà không thấy được những kết quả, mặt tích cực là hoàn toàn sai lầm; chẳng lẽ điều đơn giản vậy mà Phạm Trần cũng phải để người khác chỉ bảo sao. Theo đó, Phạm Trần cần mở rộng tầm mắt và khơi dậy sự thông minh, tỉnh ngộ về lòng tự trọng, sự danh dự của một con người để nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ những nội dung và tinh thần Hội nghị báo chí toàn quốc của Việt Nam năm 2018. Có như vậy, Phạm Trần mới không bị nhân dân cho là kẻ phản bội Tổ quốc, phản bội dân tộc Việt Nam./.
                                                                          Văn Hóa

THỰC CHẤT CỦA QUAN ĐIỂM “PHI CHÍNH TRỊ HOÁ QUÂN ĐỘI”


Trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, khi thấy rằng phương thức chống phá chủ nghĩa xã hội bằng biện pháp gây chiến tranh xâm lược không hiệu quả, chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh chống phá bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình.”
Một trong các thủ đoạn mà chúng sử dụng là đưa khẩu hiệu “quân đội phải duy trì tính trung lập về chính trị” vào các nước xã hội chủ nghĩa; nơi chỉ có một đảng (Đảng Cộng sản) lãnh đạo, nhằm thực hiện “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang cách mạng; mà thực chất là nhằm tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vô hiệu hóa vai trò của quân đội là công cụ bạo lực của Đảng, Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Thủ đoạn này đã được chúng áp dụng thành công ở Liên Xô trước đây; khi những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Liên Xô đã tự rời bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị của chủ nghĩa Marx-Lenin, mắc những sai lầm rất nghiêm trọng, như tự xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội, làm cho Quân đội Liên Xô bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa.
Đối với nước Việt Nam, từ nhận định rằng, hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam còn nắm chắc Quân đội, Công an, nên chưa thể xóa bỏ được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; chưa thể xóa bỏ được chế độ xã hội chủ nghĩa, nên các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam ráo riết thực hiện chiêu bài “Lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị.” Họ hy vọng rằng, một khi lực lượng vũ trang đã bị mê hoặc bởi khẩu hiệu đó, đội ngũ cán bộ quân đội đã dao động, mất phương hướng chính trị, họ sẽ ra tay lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam và thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo đúng kịch bản “không đánh mà thắng”(!).
Năm 2013, lợi dụng việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức xin ý kiến nhân dân vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, các thế lực chống phá con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội xem đây là thời cơ để công khai đòi hỏi “phi chính trị hóa” quân đội. Họ đưa ra nhiều luận điểm, như “Lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị,” “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào,” mà áp dụng cụ thể vào Việt Nam là “không phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”...Về bản chất, quân đội bao giờ cũng là công cụ bạo lực của một giai cấp, Nhà nước, đảng chính trị để tiến hành đấu tranh vũ trang nhằm thực hiện mục đích chính trị nhất định. Quân đội có bổn phận bảo vệ đảng và thể chế chính trị tổ chức, nuôi dưỡng và lãnh đạo, chỉ huy quân đội. Khi lợi ích của giai cấp, Nhà nước, đảng chính trị thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động thì quân đội đồng thời bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Khi quan hệ lợi ích đó mâu thuẫn gay gắt và không thể điều hòa, nhà nước của các giai cấp bóc lột sử dụng quân đội để trấn áp sự phản kháng của nhân dân, thậm chí có lúc đứng về phía quân xâm lược để đàn áp phong trào yêu nước.
Quan điểm “phi chính trị hóa quân đội”, về thực chất là lôi kéo quân đội xa rời hệ tư tưởng XHCN và lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, làm cho quân đội bị tha hóa, biến chất về chính trị và bị vô hiệu hóa, đồng thời làm cho Đảng, Nhà nước và nhân dân mất chỗ dựa vững chắc để bảo vệ Tổ quốc,sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng về chiến lược và phải trả ngay những giá rất đắt nếu ngộ nhận, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm “phi chính trị hóa quân đội”. Lịch sử thế giới đương đại cho chúng ta những bài học rất sâu sắc về vấn đề này. Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Liên Xô đã rời bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, nhất là xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội, làm cho quân đội bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa. Đó là nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự sụp đổ và tan rã của Liên bang Xô-viết vào cuối năm 1991. Mặc dù lúc đó Quân đội Liên Xô còn 3,9 triệu quân thường trực, được trang bị rất hiện đại, vượt xa các nước cả về lực lượng chiến đấu thông thường và lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng do bị tha hóa, biến chất về chính trị nên mất sức chiến đấu, không thể bảo vệ được Tổ quốc XHCN.
Quân đội ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt thông qua hệ thống tổ chức đảng, hệ thống tổ chức chỉ huy, hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp và các tổ chức quần chúng ở đơn vị cơ sở. Nhà nước thống nhất quản lý đối với quân đội theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Các tổ chức đảng trong quân đội hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách theo chức trách, nhiệm vụ. Trên cơ sở bảo đảm sự lãnh đạo vững chắc, toàn diện, xuyên suốt của các tổ chức đảng, trong quân đội thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên.
Lý tưởng chiến đấu của quân đội ta là vì độc lập dân tộc và CNXH, vì hạnh phúc của nhân dân. Đó là lý tưởng chính trị-đạo đức không chỉ mang tính cách mạng và khoa học, mà còn thấm đượm tính nhân văn sâu sắc; không chỉ phản ánh sự vận động, phát triển đúng quy luật của xã hội Việt Nam đương đại, mà còn phản ánh khát vọng thiêng liêng tự giải phóng, giành quyền Độc lập – Tự do – Hạnh phúc và vươn lên làm chủ của các thế hệ người Việt Nam xuyên suốt hành trình lịch sử dân tộc. Lý tưởng chiến đấu đó thể hiện tình cảm sâu nặng và trách nhiệm chính trị-đạo đức cao của quân đội đối với Đảng, với Tổ quốc XHCN và nhân dân.
Cơ sở chính trị-xã hội của quân đội ta là phong trào cách mạng của nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và gắn bó máu thịt với nhân dân. Quân đội được xây dựng trên nền tảng vũ trang toàn dân và làm nòng cốt cùng toàn dân tiến hành đấu tranh vũ trang, thực sự là quân đội của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Từ nhân dân mà ra, các thế hệ Bộ đội Cụ Hồ đều được tuyển chọn từ con em các tầng lớp nhân dân lao động. Quá trình trưởng thành của mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội có những đặc điểm riêng, song đều có cái chung là sự lãnh đạo và giáo dục của Đảng, sự tôi luyện trong tổ chức quân sự và hoạt động quân sự, được nhân dân hết lòng nuôi dưỡng, giáo dục và rèn luyện.
Các chức năng, nhiệm vụ của quân đội ta có ý nghĩa chính trị-xã hội sâu rộng. Trong chiến đấu, quân đội ta thực hiện xuất sắc vai trò nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc, hỗ trợ tích cực cho đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang của quần chúng, chiến đấu ngoan cường và dũng cảm để giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, xả thân hy sinh để giải phóng và bảo vệ nhân dân. Trong lao động sản xuất, quân đội ta tích cực tham gia phát triển kinh tế – xã hội gắn với tăng cường quốc phòng – an ninh, xung kích đến những vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn gian khổ để xây dựng những khu kinh tế – quốc phòng, những công trình có ý nghĩa chiến lược của đất nước. Trong thực hiện chức năng đội quân công tác, quân đội ta luôn đồng cam cộng khổ cùng nhân dân, tích cực vận động và giúp dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần quan trọng xây dựng hệ thống chính trị và đời sống văn hóa ở cơ sở, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân; luôn xung kích đi đầu trong cứu hộ, cứu nạn, hết lòng giúp nhân dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, xả thân trong hiểm nguy để cứu tính mạng và tài sản của nhân dân. Có thể nói, tính chính trị và tính nhân văn gắn kết thống nhất trong bản chất và truyền thống của quân đội ta, không thể phủ nhận.
Để thực hiện mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội, các thế lực thù địch sử dụng mọi biện pháp, cả về lý luận, tư tưởng lẫn hành động thực tiễn.
Trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng, họ thường lập luận rằng: quân đội là của nhà nước, nên chỉ phục tùng nhà nước, chứ không phục tùng và chịu sự lãnh đạo của bất cứ chính đảng nào; hoặc hoạt động của quân đội chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân, nên chỉ phải trung thành với Tổ quốc, nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào...
Nghe thoáng qua, không ít người ngộ nhận sự có lý của lập luận này, mà không hiểu rằng: đây là thủ đoạn nhằm chuyển lập trường chính trị của lực lượng vũ trang cách mạng sang lập trường của bọn cơ hội chính trị, của giai cấp tư sản.
Trong hành động thực tiễn, những người cổ súy cho tư tưởng “phi chính trị hóa quân đội” đòi “quân đội phải trung lập về chính trị,” tức là một khi có biến động chính trị, quân đội hãy án binh, bất động, không đứng về phe nào.
Đối với những nước đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa, chỉ có một Đảng Cộng sản lãnh đạo như Việt Nam, họ đòi xóa bỏ nguyên tắc “Đảng Cộng sản lãnh đạo lực lượng vũ trang;” hạ thấp, đi đến đòi xóa bỏ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị cùng hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị (nhất là chế độ chính ủy, chính trị viên) trong quân đội - một trong những yếu tố riêng có của quân đội các nước xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo cho Đảng Cộng sản giữ vững sự lãnh đạo đối với quân đội.
Họ xuyên tạc các sự kiện chính trị trong lịch sử có quân đội tham gia; thổi phồng khuyết điểm của một vài đơn vị quân đội và một bộ phận quân nhân trong quá trình làm nhiệm vụ; bôi nhọ đời tư của các tướng lĩnh, anh hùng lực lượng vũ trang... hòng qua đây, làm cho quân đội mất uy tín trong nhân dân, hạ thấp vị thế của quân đội trong xã hội...; đồng thời từ đó mà vô hiệu hóa vai trò của quân đội trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng.
Mục tiêu hướng tới của những thủ đoạn nói trên là thúc đẩy sự “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ Quân đội, làm cho Quân đội xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng; biến chất về chính trị, tiến tới vô hiệu hóa vai trò của Quân đội là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những thủ đoạn đó thật tinh vi và thâm hiểm, nhưng sai cả về lý luận và thực tiễn. Với bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, chúng ta tin tưởng rằng Quân đội sẽ luôn là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng chiến đấu trung thành bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân trước mọi tình huống. Để góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu “phi chính trị hóa quân đội” của các thế lực thù địch, chúng ta cần làm tốt công tác giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị, giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, bản chất giai cấp của quân đội cho cán bộ, chiến sĩ, xây dựng ý chí quyết tâm, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, tạo ra sự “miễn dịch” cần thiết, tăng cường sức “đề kháng” để ngăn chặn, loại trừ sự thẩm thấu và xâm nhập của các tư tưởng phi vô sản vào quân đội. Mặt khác, đấu tranh kiên quyết với những nhận thức lệch lạc, hành vi sai trái, các biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch./.
CTTH-NNTV

BÁC HỒ VỚI CÔNG CUỘC CHỐNG THAM NHŨNG


Bác Hồ đã từng dạy rằng, làm việc gì cũng phải có quần chúng nhân dân tham gia. Trong đấu tranh chống tham nhũng, nếu không dựa vào sự phát hiện của nhân dân thì khó có thể “vạch mặt, chỉ tên” chính xác và kịp thời những “tham quan ô lại” mới.
Thật vậy, thực tế những năm qua cho thấy, đa số các vụ tham nhũng bị đưa ra trước “vành móng ngựa” đều do người dân phát hiện ra. Nhân dân là người làm ra mọi của cải xã hội, nhưng cuộc sống hiện tại còn đang gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên lại dùng chức quyền và công vụ được giao phó, lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, chính sách để đục khoét tài sản của Nhà nước, làm xói mòn bản chất của Đảng, làm hoen ố bầu không khí trong đời sống xã hội.
Sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân chính là sức mạnh và nhân tố quan trọng để ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng. Để khơi dậy và phát huy tính tích cực của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, ngoài việc cần phải thực thi luật pháp nghiêm minh, phải kiên quyết trừng trị những hành vi phạm pháp chống lại nhân dân, ngoài việc bản thân những cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là những cán bộ giữ những trọng trách cao trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước phải là những tấm gương mẫu mực trong đạo đức, lối sống thì việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa dân chủ trong nhân dân phải được coi trọng, được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc, nghĩa là “phải làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm.
Để chống tham nhũng một cách toàn diện và triệt để, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng biện pháp phát động tư tưởng quần chúng, làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí và tự giác tham gia vạch mặt chỉ tên bọn tham nhũng trước pháp luật và công chúng. Muốn làm được điều đó, người khuyên rằng: Đảng phải biết dựa vào quần chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu và chỉ thị có đúng hay sai...
Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành như thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông, mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng; phải tiến hành cuộc đấu tranh quét sạch những ung nhọt ngay trong nội bộ Đảng. Muốn vậy, pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ đó ở địa vị nào, làm nghề gì.
Cần phải đưa những kẻ ăn của hối lộ ra để dư luận quở trách và cần phải đuổi họ ra khỏi Đảng. Vấn đề cuối cùng là công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh:
Cán bộ là "tiền vốn” của đoàn thể, có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công việc gì nếu có cán bộ tốt thì thành công tức là có lãi. Không có cán bộ tốt tức là hỏng việc, tức là lỗ vốn. Để có được một đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt rõ trọng trách: Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên phải ''cần kiệm liêm chính, chí công vô tư".
Và "để thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm, các cơ quan, bộ đội, nhà máy, trường học... phải chống tham ô, lãng phí. Phải sử dụng tiền của sức lực và thời giờ của nhân dân cho hợp lý. Phải chống bệnh quan liêu và đó là nguồn gốc của nạn tham ô, lãng phí”.

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979: Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù


Nguyễn Thị Bình
Nguyên PCT nước CH XHCN Việt Nam
Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử.
Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ. Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17.2.1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lãng nó.
Nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi. Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích Trung Quốc, một nước lớn, một nước XHCN đã ủng hộ và giúp đỡ mình trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua? Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đã phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương tổ quốc.
Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống. Tôi muốn nhấn mạnh rằng: ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù. Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay.
Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế. Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, vì như vậy chúng ta không làm rõ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi còn khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới. Tuy nhiên không bình tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho tình hình thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp.
Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là gì đây? Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu. Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ.
Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau.
Trong đấu tranh, chúng ta đã làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược.
Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới. Ta cần hành động theo tinh thần đó. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu.
nguồn: sưu tầm tổng hợp

LỜI NGƯỜI NGÃ XUỐNG !


Tg:Nguyễn Thị Tính
Tổ Quốc gọi chúng tôi quyết lên đường
Xếp lại bút nghiên sẵn sàng ra trận
Nơi chiến trường hứng chịu bom ngàn tấn
Dẫu biết rằng dù mất mát hy sinh
Nhưng chúng tôi thề chiến đấu quên mình
Thịt nát xương tan đầu rơi máu chảy
Nhắm mắt rồi trái tim hồng vẫn cháy
Yêu quê hương,yêu Tổ Quốc nồng nàn
Cả dân tộc niềm hạnh phúc chứa chan
Cờ đỏ rợp trời đón ngày vui chiến thắng
Chúng tôi tự hào sự hy sinh thầm lặng
Cho đất nước này ngàn đời mãi nở hoa
Chúng tôi cần đâu lễ nghĩa ,món quà
Chỉ cần nén nhang trầm cùng tấm lòng thành kính
Hồn chúng tôi cũng bớt buồn hưu quạnh
Dưới biển trời hay đất lạnh rừng sâu
Đất nước hôm nay thay đổi đẹp giàu
Đồng đội chúng tôi những người may mắn
Về với quê hương nghĩa tình sâu nặng
Di chứng chiến tranh thương tật đầy mình
Nhưng tâm hồn cháy rực sáng lung linh
Chẳng đòi hỏi chẳng đắn đo toan tính
Chẳng cúi luồn, lưỡi uốn cong xu nịnh
Sống coi khinh những kẻ hợm bất tài
Nhưng vẫn luôn mồm to tiếng ra oai
Cậy thế lực lấy quyền hành trù dập
Sống tha hóa lương tâm mình đánh mất
Quên quá khứ một dân tộc đau thương
Quên công ơn người gian khổ chiến trường
Sống hèn hạ, quá coi thường pháp luật
Gieo vào lòng dân sự khinh thường phẫn uất
Hãy thức tỉnh lại mình,hãy trân trọng chúng tôi
Hãy nhìn đồng đội tôi bằng đôi mắt con người
Chiếu đấu quên thân nột thời máu lửa
Xin đừng chạm vào nỗi đau lần nữa
Không nỗi đau nào hơn,đau thế thái nhân tình
Để đôi nạng gỗ không nghiêng ngả rung rinh
Vết chân tròn mãi tạc vào dáng đứng
Như bức tường thành ngàn năm sừng sững
Xây hòa bình bằng máu thắm chúng tôi
Hỡi những ai chưa đủ chất làm người !
Hãy lắng nghe lời ngàn xưa vọng lại
Lời cha ông,lời chúng tôi vang mãi
Hãy vì đất nước này sống có nghĩa có nhân!

CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979: Không quân và bộ đội chính quy chủ lực xung trận


Cuộc xâm lược của Trung Quốc diễn ra giữa lúc phần lớn các quân đoàn dự bị chiến lược đang còn phải chiến đấu với quân Khmer Đỏ ở chiến trường Campuchia. Các đơn vị của ta tại biên giới mặc dù dũng cảm nhưng do bị tiến công bất ngờ và tương quan lực lượng chênh lệch nên phải chiến đấu trong những điều kiện hết sức bất lợi.
Để tăng cường sức mạnh cho mặt trận biên giới, Bộ Quốc phòng đã khẩn trương huy động lực lượng của tuyến sau đưa lên chi viện.
Ngày 18/2, Quân khu 3 cho Sư đoàn bộ binh 327 (gồm Trung đoàn bộ binh 42, 75, 540 và Trung đoàn pháo binh 120) từ Quảng Ninh lên tăng cường cho Quân khu 1. Tiếp đó ngày 19-2, Quân khu 4 gấp rút tổ chức cho Sư đoàn bộ binh 337 (gồm Trung đoàn bộ binh 4, 52, 92 và Trung đoàn pháo binh 108) hành quân bằng cả tàu hỏa và xe vận tải từ Nghệ An ra.
Ngày 25/2 các đơn vị này đều được bổ sung cho điểm nóng nhất lúc này là mặt trận Lạng Sơn và sau đó nằm trong đội hình Quân đoàn 5 – Binh đoàn Chi Lăng.
Lạng Sơn được Quân khu 1 tăng cường Trung đoàn 197 Bắc Thái cho hướng thị xã và Trung đoàn 196 Hà Bắc cho hướng Đình Lập. Sau đó Bộ Quốc phòng còn tiếp tục bổ sung thêm Trung đoàn pháo phản lực 204, Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn 98 Sư đoàn công binh 473, Lữ đoàn công binh 229 (đoàn Sông Đà), đơn vị súng phun lửa của Trung đoàn phòng hóa 86…
Hướng Cao Bằng được tăng cường Trung đoàn 183 Hải Hưng, Tiểu đoàn đặc công 45, tiểu đoàn pháo tầm xa 122mm của Lữ đoàn pháo binh 675, tiểu đoàn tên lửa chống tăng B72, Trung đoàn 38 Sư đoàn công binh 473, Tiểu đoàn 126, 127 bộ đội địa phương Bắc Thái cùng một số tiểu đoàn tự vệ của nhà máy gang thép Thái Nguyên, công ty xây lắp luyện kim, công ty xây lắp cơ khí... Ngoài ra Quân khu 1 cho thành lập thêm Sư đoàn bộ binh 311 trên cơ sở Trung đoàn 38 Sư đoàn 473.
Hướng Hoàng Liên Sơn cũng được tăng cường một số đơn vị, trong đó có tiểu đoàn pháo tầm xa của Lữ đoàn pháo binh 368... Tính chung, tổng cộng 2 sư đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo tầm xa và 25 tiểu đoàn dự nhiệm cùng nhiều đơn vị binh chủng và dân quân tự vệ các địa phương của Quân khu 1, 2, 3, 4 và Thủ đô Hà Nội đã được điều động lên biên giới tham gia chiến đấu hoặc sẵn sàng chiến đấu.
Trước tình hình chiến sự ngày càng trở nên quyết liệt ở khu vực thị xã Lạng Sơn, Bộ Quốc phòng đã quyết định sử dụng đến các đơn vị cơ động chiến lược. Ngày 3-3 Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết Thắng nhận lệnh cho Sư đoàn bộ binh 320B (sau này đổi thành 390 - đoàn Đồng Bằng, gồm Trung đoàn bộ binh 27, 48, 64 và Trung đoàn pháo binh 54) được tăng cường Trung đoàn bộ binh 209 (đoàn Sông Lô) thuộc Sư đoàn bộ binh 312 (đoàn Chiến Thắng) và tiểu đoàn pháo tầm xa 130mm của Lữ đoàn pháo binh 45 (đoàn Tất Thắng) cấp tốc hành quân lên Lạng Sơn.
Tối 4/3, các đơn vị này đã triển khai sẵn sàng trên tuyến chiến đấu Chi Lăng-Đồng Mỏ-Hữu Kiên.
Trước đó một tuần, ngày 27/2, Quân đoàn 2 - Binh đoàn Hương Giang đang làm nhiệm vụ truy quét Khmer Đỏ tại Kampot, Kampong Som (Campuchia) cũng được lệnh cơ động gấp toàn bộ lực lượng về nước. Cuộc chuyển quân thần tốc bằng cả đường biển, đường bộ, đường sắt và đường không bắt đầu từ 6/3, đến 11/3 những đơn vị đầu tiên của quân đoàn gồm Sư đoàn bộ binh 304 (đoàn Vinh Quang), Lữ đoàn pháo binh 164 (đoàn Bến Hải), Lữ đoàn phòng không 673, tiểu đoàn trinh sát… đã về tới Hà Nội. Theo dự kiến ban đầu, hai sư đoàn 320B và 304 sẽ phối hợp phản công trên hướng Bản Chắt (Đình Lập). Sau khi chiến dịch phản công được ngừng lại, một bộ phận của Sư đoàn 304 đã kịp thời chuyển lên tham gia đánh địch tại Trà Lĩnh (Cao Bằng).
Khi chiến tranh biên giới bắt đầu, Bộ Quốc phòng cũng quyết định điều một phần lực lượng Sư đoàn không quân 372 (đoàn Hải Vân) ra Bắc làm nhiệm vụ. Từ 18/2 đến 3/3/1979, các phi đội thuộc Trung đoàn không quân 917 (đoàn Đồng Tháp), 935 (đoàn Đồng Nai) và 937 (đoàn Hậu Giang) gồm 10 trực thăng UH-1, 3 máy bay trinh sát U-17, 10 máy bay cường kích A-37, 10 máy bay tiêm kích bom F-5 lần lượt được triển khai ở căn cứ Hòa Lạc, Kép, Bạch Mai và Nội Bài, cùng với các phi đội tiêm kích MiG-17, MiG-21 của Sư đoàn không quân 371 (đoàn Thăng Long) đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ở phía Nam, trực thăng và máy bay vận tải của Trung đoàn không quân 916 (đoàn Ba Vì), 918 và Đoàn bay 919 Tổng cục Hàng không dân dụng phối hợp với không quân Liên Xô khẩn trương tập kết và vận chuyển Quân đoàn 2 ra Bắc. Ngoài ra Đoàn bay 919 còn sử dụng máy bay vận tải Il-14 (có MiG-21 yểm hộ) bay thả dù tiếp tế cho lực lượng vũ trang ta ở khu vực xã Canh Tân-Minh Khai, Thạch An (Cao Bằng).
Liên Xô – quốc gia đồng minh lớn nhất lúc đó của Việt Nam đã thực thi nhiều biện pháp tương trợ. Bên cạnh việc cung cấp thông tin tình báo và trinh sát kỹ thuật, Liên Xô lập ra một cầu hàng không lớn góp phần cơ động các đơn vị Việt Nam tại mặt trận Campuchia ra miền Bắc. Moscow còn viện trợ khẩn cấp một khối lượng lớn vũ khí và trang thiết bị bảo đảm qua đường biển, trong đó có 400 xe tăng và thiết giáp, 500 khẩu pháo cối và cao xạ, 50 tổ hợp pháo phản lực BM-21, 400 tổ hợp tên lửa vác vai, 800 súng chống tăng và 20 máy bay chiến đấu. Ngoài ra, nhiều đơn vị chính quy ở biên giới Xô-Trung được lệnh báo động và tiến hành tập trận quy mô lớn để tạo áp lực, Hạm đội Thái Bình Dương cũng cho một biên đội tàu chiến đấu xuống tuần tiễu khu vực biển Đông…
Ngày 5-3, Chủ tịch Tôn Đức Thắng công bố Lệnh tổng động viên toàn quốc “để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc”. Cũng trong ngày hôm đó, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố “hoàn thành mục tiêu” và rút quân, tuy nhiên trên thực tế quân Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm đóng, đánh phá nhiều khu vực khiến cho giao tranh còn kéo dài cho đến 18-3-1979 mới tạm ngừng.
nguồn: sưu tầm tổng hợp

Cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc sai trái trên mạng internet


Mạng internet ra đời là một bước đột phá về công nghệ phục vụ con người. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ, internet trở thành công cụ không thể thiếu cho cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài người. Việc truyền tải, chia sẻ thông tin trên internet về mặt khách quan nó đã hàm chứa tính tiện ích hơn gấp trăm lần các phương tiện truyền thông trước nó. Nó tác động đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Càng ngày phạm vi bao phủ của mạng Internet càng lớn, dung lượng chứa đựng và tốc độ kết nối, lưu chuyển dữ liệu càng cao, và càng có nhiều dịch vụ, kết nối nhiều người trên toàn thế giới, bất kể địa lý, không gian và thời gian.
Trước đây, khi ta cần gửi "lá thư" đoạn đường vài chục km phải mất vài ngày qua đường bưu điện thì ngày nay gửi cả nghìn trang văn bản với file đính kèm ngay trong vòng vài giây cách xa hàng nghìn km người nhận đọc được ngay nhờ gửi mail qua mạng thông tin toàn cầu (Internet), do đặc thù của Internet là tốc độ truyền tải thông tin nhanh nhạy, thông tin gần như tức thì, việc lập một địa chỉ mail, một Blog cá nhân, một địa chỉ Facebook, một nick zalo...chỉ mất vài phút và gần như không tốn bất kỳ chi phí gì, chưa kể thông tin đăng ký tính “tự do” tương đối của những chủ thể thông tin... nên những quan điểm "chẳng biết đúng sai" "không rõ thật hay giả" "chẳng biết từ đâu"...trên mạng internet có khả năng ảnh hưởng nhanh, sâu và rộng đến nhiều đối tượng. Thực tế cho thấy thời gian qua không ít thông tin trên mạng đã gây hoài nghi, hoang mang trong xã hội, gây mất phương hướng, sa sút niềm tin, làm suy giảm vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước... Và không phải ai lúc nào cũng đủ tỉnh táo để có thể phân biệt được thật - giả, đúng - sai, trong khối lượng thông tin khổng lồ và dày đặc được tung lên mạng toàn cầu.
Cho nên, internet trở thành phương tiện mà các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội thoái hóa biến chất, đã sử dụng hàng trăm trang tin điện tử để truyền bá quan điểm sai trái, chống chế độ XHCN, chống chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bằng các cách thức như tường thuật trực tuyến hoặc thông qua các dịch vụ hội thoại, trao đổi trực tuyến, diễn đàn. Hội thoại trực tuyến bao gồm cả hội thoại dùng chữ, dùng lời, dùng hình ảnh, ... Hội thoại trực tuyến là dịch vụ cho phép hai hay nhiều người có thể trao đổi trực tuyến với nhau tức thời thông qua Internet. Có thể nói dịch vụ này đã giúp mọi người liên kết được với nhau một cách thuận tiện, vượt qua không gian, thời gian, và quan trọng nhất là rất rẻ tiền, nếu không nói là hoàn toàn miễn phí. Hay sử dụng thư điện tử - một dạng dịch vụ không thể thiếu đối với người sử dụng Internet. Có rất nhiều giao dịch, kể cả giao dịch thương mại đã sử dụng email như phương pháp truyền thông hiệu quả và tin cậy. Do đó thông qua email để tiếp cận đối tượng tuyên truyền là một hình thức rất hiệu quả trong thời đại Internet. Hiện tại việc lạm dụng email để quảng cáo, tuyên truyền, thậm chí lừa đảo đã trở thành một vấn nạn toàn cầu. Trong trào lưu đó, các phần tử phản động đã nhanh chóng áp dụng các phương pháp tiếp cận bằng email vào hoạt động của mình. Các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội, những người "đào ngũ tư tưởng" đang tăng cường sử dụng mạng In-tơ-nét với hàng trăm trang mạng xã hội và blog, với nội dung xấu độc, với liều lượng, tần suất ngày càng tăng để tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Trước tình hình đó chúng ta nên kịp thời có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh phản bác; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, góp phần phòng, chống tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thấy rõ âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị trong việc thu thập, tán phát thông tin và luận điệu sai trái chống phá ta trên các trang mạng xã hội, blog xấu độc, phần lớn có máy chủ đặt ở nước ngoài. Nâng cao cảnh giác không tin theo, không truy cập và tán phát những thông tin xấu độc đó; chủ động đấu tranh ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái không để các thế lực thù địch lợi dụng mạng In-tơ-nét chống phá ta; đồng thời tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, mở rộng việc cung cấp thông tin chính thức, kiến thức pháp luật để nâng cao trình độ nhận thức, tạo sức đề kháng của cán bộ, đảng viên và nhân dân chống lại, vô hiệu hóa những thông tin và luận điệu sai trái, thù địch, đề xuất tham mưu với cấp ủy các giải pháp ngăn chặn ảnh hưởng, tác hại của những thông tin xấu độc, luận điệu sai trái do các thế lực thù địch tung lên mạng In-tơ-nét nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Bông HB

19/1 ...Ngược đời


Tôn vinh những đứa ra hàng
Đứa làm mất đảo, bắn tan quân mình
Tàu to súng lớn chình ình
Hok biết chiến đấu, thất kinh hết hồn
Đúng là một lũ mặt... nồ
Ăn mày lịch sử, ngửi trôn quân thù
Một bầy thầy bói sờ ...u
Rùa rồi khóc láo, ngứa ... quá chừng
Ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn tàu to súng lớn, to mồm mạnh miệng ... nhưng đụng đâu thua đó, bắn nhầm lẫn nhau tháo chạy ... để mất quần đảo Hoàng Sa vào tay TQ vào ngày này 19/1/1974 cách đây 45 năm.
Nỗi đau còn đó, một phần máu thịt của đất nước vẫn nằm trong tay TQ, chưa biết bao giờ mới lấy lại được ... đau còn chưa đủ sao?
Những người có liên quan có liêm sỉ có lẽ những ngày này phải âm thầm ôm gối mà khóc, mà uất hận... mà tạ tội với tiền nhân, với tổ quốc ...
Thế mà cả một đám không liên quan ... chúng ồn ào tưởng niệm với tri ân ...
Nhưng... hữu dũng vô mưu để mất đảo, thua trận, rồi đầu hàng giặc ... có xứng đáng để tưởng niệm vinh danh ồn ào nơi công cộng không?
Những kẻ ồn ào ngoài kia ... tin chắc rằng chúng chẳng thực tâm ... có chăng chúng láo lường mượn danh những người đã ngã xuống ... chà đạp lên sự thật để lái sự kiện theo hướng đổ vấy trách nhiệm lên nhà nước hiện tại... ăn vạ và bắt đền lịch sử...
Đừng lập lờ đánh đồng giữa dũng với hèn, đừng bắt người khác phải dọn rác lịch sử vô lối ... đừng hiếp dâm lịch sử bằng mồm ...!
Henry Nguyen

QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA ĐỜI ĐỜI MÃI MÃI LÀ CỦA VIỆT NAM

: Những chứng cứ lịch sử pháp lý xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Cách đây hơn 3 thế kỷ, ông cha ta đã xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, những việc đó được ghi trong cả sách của ta, của quốc tế và ngay cả của Trung Quốc. Ông cha chúng ta cũng đã biết cắm mốc, đo đạc, vẽ bản đồ và hàng năm cử người ra để kiểm tra và thu hồi sản vật trên vùng đất mà nước mình quản lý.
Nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có bờ biển dài 3.260km. Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích khoảng trên 1 triệu km2, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ gần và xa bờ.
Biển Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, giao lưu quốc tế rất thuận lợi, lại có nhiều tài nguyên quý hiếm.
Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam đời Lê, theo Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741(bản sao chép của Dumoutier, có chữ quốc ngữ). Bãi cát vàng trên bản đồ tức là Hoàng Sa.
Quần đảo Hoàng Sa nằm ở vĩ độ 15o45' đến 17o15' Bắc, kinh độ 111o đến 113o Đông, cách đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi khoảng 120 hải lý; là một quần đảo đá san hô, cồn, bãi cát gồm hơn 30 hòn đảo, nằm trên vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý, từ Bắc xuống Nam khoảng 85 hải lý, diện tích chừng 15.000km2.
Quần đảo Trường Sa nằm ở vĩ độ 6o50' đến 12o vĩ Bắc, kinh độ 111o3' đến 117o2' Đông, gồm trên 100 đảo đá, cồn san hô, bãi cạn, bãi ngầm nằm rải rác trên vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 350 hải lý, từ Bắc xuống Nam 360 hải lý, có diện tích khoảng 180.000km2, diện tích phần nổi thường xuyên khoảng 10km2, cách tỉnh Khánh Hoà 248 hải lý.
Những chứng cứ lịch sử pháp lý xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Văn bản lịch sử của Việt Nam
- Thời Lê Thánh Tông (1460-1497), trong “Toàn tập Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư” ta đã vẽ bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa, lúc đó ta gọi là “bãi cát vàng” và “Vạn lý Trường Sa”. (Nguyên bản này hiện đang lưu giữ tại Tokyo Nhật Bản).
- Thế kỷ thứ XVIII, trong “Đại Nam nhất thống toàn đồ” đã ghi rõ Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa là một trong những đảo của Việt Nam.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện trong Đại Nam nhất thống toàn đồ năm 1838.
- Lê Quý Đôn (1726-1786) trong cuốn “Phủ biên tạp lục”, ông đã tả kỹ về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
- Phan Huy Chú (1782-1840) trong sách “Lịch triều hiến dương loại chí” và “Hoàng Việt địa dư chí”, ông còn mô tả việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngoài ra còn có thể kể tên 5 cuốn sách của Việt Nam từng đề cập đến hai quần đảo này.
- Thời thuộc Pháp: Từ ngày 6/6/1884, sau khi triều Nguyễn ký với Pháp Hiệp ước Giáp Thân, công nhận sự thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Từ đó, Pháp thực hiện chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
- Năm 1887, Pháp và triều đình Mãn Thanh ký công ước hoạch định biên giới trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Ngày 15/6/1938, toàn quyền Đông Dương I.Brévie ký Nghị định số 156-SC, quyết định tổ chức hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Ngày 21/12/1933, Thống đốc Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP, sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.
Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức bàn giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền của Bảo Đại quản lý. Hôm đó, Tướng Phan Văn Giáo lúc đó là Thủ hiến Trung Phần đã đích thân đến đảo Hoàng Sa để chủ tọa buổi lễ.
Tháng 9/1951, tại Hội nghị San Franxitco, ông Trần Văn Hữu - Thủ tướng Chính phủ của Bảo Đại, trưởng phái đoàn của Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Nhật đã trả lại tất cả lãnh thổ họ đã chiếm cứ trong chiến tranh thế giới thứ hai, 51 quốc gia tham dự, không hề có ý kiến phản đối.
Tài liệu nước ngoài
Một tài liệu giữ ở kho lưu trữ của Pháp đề ngày 10/4/1768 mang tên là “Note sur l'Asedemandés pas M. de la bonde à M. d' Etaing” cho biết là hồi đó hải quân Việt Nam đã tuần tiễu đều đặn giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa. Đô đốc d'Estaing đã tả hệ thống phòng thủ của Việt Nam có nhiều đại bác, phần lớn là mang huy hiệu của Bồ Đào Nha, có ghi năm 1661, và những khẩu nhỏ hơn mang hiệu xứ Campuchia và dấu khắc tên “Anh Quốc Ấn Độ công ty” (Brifish company of India). Những khẩu pháo nhỏ này đã được thu lượm ở Hoàng Sa.
Ngoài ra còn có các tác giả Le Poivre (1740), J Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlagip (1840)… cũng từng khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngay cả các tác giả người Trung Quốc trước đây cũng từng viết sách nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Nhà sư Thích Đại Sán trong cuốn Hải ngoại ký sự viết năm 1696 đã xác nhận các chúa Nguyễn hàng năm cho thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở vùng Vạn lý Trường Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam). Tập tài liệu của Trung Quốc “Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hội biên” do Hàn Chấn Hoa chủ biên, trang 115 thiên thứ nhất, cũng ghi chép dấu vết trên đảo Vinh Hưng (Phú Lâm) ở Hoàng Sa có miếu gọi là Hoàng Sa tự. (Hoàng Sa tự được vua Minh Mạng triều Nguyễn cho xây dựng).
Trong cuốn Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ, bản đồ Trung Quốc đời Thanh, xuất bản năm 1894 ghi chú rõ: “Điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, Quảng Đông, độ Bắc cực 18o13”. Còn quyển Quảng Đông dư địa toàn đồ, bản đồ tỉnh Quảng Đông, xuất bản năm 1897 cũng ghi: “Điểm cực Nam tỉnh này là mỏm núi bên ngoài cảng Du Lâm 18o09'10"”. Trong Đại Thanh đế quốc, bản đồ toàn Trung Quốc trong tập bản đồ mang tên “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910, cũng chỉ rõ phần cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Những bản đồ trên đây đều khẳng định cho đến thế kỷ XX, lãnh thổ Trung Quốc không bao giờ gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa
Để quản lý về hành chính, ngày 29/2 năm Bảo Đại thứ 12 (30/3/1938), nhà vua đã ra Chỉ dụ số 10, sáp nhập Hoàng Sa, Trường Sa vào tỉnh Thừa Thiên.
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của chính quyền Sài Gòn. Ngày 22/10/1956, họ đã ra Sắc lệnh số 143/NV quy định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 3/7/1961, Ngô Đình Diệm - Tổng thống Việt Nam Cộng hoà ký quyết định quần đảo Hoàng Sa thuộc Thừa Thiên - Huế, nay thuộc tỉnh Quảng Nam và gọi là xã Định Hải thuộc quận Hoà Vang. Ngày 6/9/1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sài Gòn ký Nghị định số 420/BNV-HCDB-26 sáp nhập Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Sau khi thống nhất đất nước, ngày 9/2/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước ta đã ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 28/12/1982, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VII đã ra Nghị quyết đưa huyện Trường Sa sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh (nay là Khánh Hoà).
Từ khi chiếm lĩnh được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông cha ta đã cho người ra cắm mốc chủ quyền. Khi chính quyền Pháp bảo hộ họ cũng đã cắm bia chủ quyền ghi: “Cộng hòa Pháp - Đế quốc An Nam quần đảo Hoàng Sa”.
Năm 1938, Phòng (Service) Khí tượng Đông Dương xây dựng một trạm khí tượng tại đảo Itu Aba hoạt động dưới quyền Pháp. Đây là trạm thời tiết rất quan trọng nên đã được mang ký hiệu quốc tế là 48919. Đến thời chính quyền Sài Gòn quản lý, trạm khí tượng này vẫn hoạt động. Hiện nay 4 người còn sống, đó là các cụ: Nguyễn Văn Như, Trần Huynh, Phạm Miễn, Võ Như Dân.
Những chứng tích lịch sử về việc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa còn được lưu truyền trong dân gian khá sâu đậm.
Khi nhà vua cử các đội đi Hoàng Sa, đã biết rằng cuộc ra đi vô cùng khó khăn, nên đã cho mỗi người lính mang theo một đôi chiếu, 7 đòn tre, 7 sợi dây lạt và một tấm thẻ Bài có khắc tên họ, bản quán để phòng xa, nếu chẳng may hy sinh thì đồng đội sẽ bỏ xác vào chiếu thả trôi trên biển. Trước khi lên đường, thường là vào tháng Hai Âm lịch, thì làm lễ gọi là “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”. Đồng thời làm những “ngôi mộ gió”, nơi chôn những hình nhân tượng trưng cho những người lính hy sinh ở Hoàng Sa. Một trong những người lính đó là Anh hùng Phạm Hữu Nhật cách đây hơn 170 năm đã có bia mộ trên triền núi ở Lý Sơn “Phục vị vong Cao Bình Quận Phạm Hữu Nhật thần hồn chi linh vị. Sanh Giáp Tý (1804), Giáp Dần (1854) tôn diệt phong tự”.
Như vậy là cách đây hơn 3 thế kỷ, ông cha ta đã xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, những việc đó được ghi trong cả sách của ta, của quốc tế và ngay cả của Trung Quốc. Ông cha chúng ta cũng đã biết cắm mốc, đo đạc, vẽ bản đồ xây miếu, đào giếng, trồng cây, xây trạm dự báo thời tiết, và hàng năm cử người ra để kiểm tra và thu hồi sản vật trên vùng đất mà nước mình quản lý.
Cho đến nay, hầu như cả thế giới đều biết rằng, vào năm 1956, khi người Pháp rút, bàn giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, lợi dụng lúc đó, Trung Quốc đã đưa quân đánh chiếm đảo Phú Lâm phía Đông Hoàng Sa, quân đội Sài Gòn phải chạy về đóng tại phía Tây Hoàng Sa. Ngày 20/1/1974, lợi dụng quân đội Sài Gòn đang thua trận (do Mỹ đã rút khỏi Việt Nam), Trung Quốc đưa quân đánh chiếm nốt phía Tây để chiếm toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam. Trong trận chiến đó Trung Quốc bị cháy và hỏng 2 chiến hạm, 2 tàu chiến. Quân đội Sài Gòn bị cháy 2 tàu, hỏng 2 tàu, 18 người chết, 43 người bị thương, 175 người mất tích.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hàng vài thế kỷ. Trung Quốc dùng bạo lực quân sự để đánh chiếm và xâm phạm.
Thế hệ trẻ hiện nay cần phải nắm chắc những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ, để củng cố quyết tâm cho các thế hệ người Việt Nam kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Trường Sa và đòi lại chủ quyền của chúng ta ở Hoàng Sa.
Cũng cần làm cho nhân loại tiến bộ hiểu rõ sự thật, đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam thành nội dung đấu tranh ở Liên hiệp quốc, trong dư luận bảo đảm sự công bằng của công pháp quốc tế.
nguồn: sưu tầm tổng hợp
-29:51