Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

THỰC CHẤT XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỮNG MẠNH VỀ CHÍNH TRỊ

 

Trần Trung

Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị trong từng giai đoạn lịch sử có yêu cầu, nội dung cụ thể khác nhau. Đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự trường tồn của mỗi quốc gia, dân tộc, sự phát triển của mọi hoạt động, mọi tổ chức xã hội và cá nhân. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

NIỀM TIN CỦA NHÂN DÂN KHẲNG ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG

 

Trần Trung

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp. Theo tổng hợp sơ bộ của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, 98,43% cử tri đã đi bỏ phiếu, thực hiện quyền công dân trong ngày bầu cử, trong đó nhiều địa phương đạt trên 99%. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỷ lệ cử tri đi bầu như trên là một thành công lớn của cuộc bầu cử. Trong số những người không đi bầu, chủ yếu do các yếu tố khách quan như đau ốm hay các lý do đột xuất, vắng mặt tại thời điểm bầu cử. Con số trên một lần nữa minh chứng cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã diễn ra thành công tốt đẹp, người dân tự giác, tích cực thực hiện quyền, trách nhiệm công dân cao cả của mình. 

LẠI BÀN VỀ CHIÊU TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ

 

Trần Trung

Thời gian gần đây, nước ta đã xuất hiện một số tổ chức tự xưng là tổ chức xã hội dân sự độc lập hoạt động đòi dân chủ, nhân quyền dưới sự bảo trợ, tiếp tay của một số phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch. Chúng đả kích, xuyên tạc, phủ nhận bản chất tốt đẹp của nhà nước ta, ra sức tuyên truyền, cổ súy cho lối dân chủ tư sản; Lợi dụng những yếu kém, khuyết tật trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước để thổi phồng, bóp méo xuyên tạc, kêu gọi các tổ chức quốc tế lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp, gây sức ép, đòi Việt Nam phải thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập…

ĐẤU TRANH CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”

 

Trần Trung

 “Tự diễn biến” là sự tự thay đổi về nhận thức chính trị - xã hội, thay đổi về quan điểm, tư tưởng của cán bộ, đảng viên theo chiều hướng tiêu cực, xấu đi. 

Thực chất “tự diễn biến” là tình trạng tự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống; là biểu hiện của tham nhũng, quan liêu, chạy chức, chạy quyền, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm; là nguy cơ làm suy yếu tổ chức đảng, làm giảm ý chí phấn đấu của cán bộ, đảng viên.

ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG “ DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 

Trần Trung

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch lợi dụng mạng xã hội để thiết lập một số trang blogger, blogspot, voice chat… để truyền tải các thông tin xấu độc, nói xấu, mạo danh các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Quân đội  để đưa tin tức về tình hình Việt Nam nói chung và Quân đội nói riêng; tăng cường truyền đạo trái phép, kích động ly khai phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; đăng tải một số hình ảnh phản cảm làm mất hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”… để kích động nhân dân, tạo ngòi nổ cho các cuộc biểu tình, bạo loạn. 

TUYÊN TRUYỀN VỀ NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

NN2021

Ngày 08 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ tịch đã kí sắc lệnh số 14 mở cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước để bầu Quốc dân đại hội. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo, trước nguy cơ mất nước nhưng ngày 06 tháng 01 năm 1946, nhân dân ta trong cả nước đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử tự do thắng lợi, bầu ra Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đó là Quốc hội đầu tiên, Quốc hội khóa I của nước ta.

THÀNH CÔNG BƯỚC ĐẦU BẦU CỬ QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026

 

NN2021

Trong không khí của ngày hội non sông trên khắp mọi miền đất nước, đúng 7 giờ ngày 23-5-2021 các tổ bầu cử đồng loạt tiến hành khai mạc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, là ngày hội toàn dân sáng suốt lựa chọn, bầu ra những đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân các cấp, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

NHẬN DIỆN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 

NN2021

Hiện nay các thế lực thù địch, phản động đang tăng cường chống phá cách mạng nước ta bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, với mục đích bôi nhọ, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, bóp méo sự thật lịch sử, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, kích động tư tưởng ly khai, hận thù dân tộc, mong muốn thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta...

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH VỚI TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN

 

NN2021

Theo thông báo của Bộ Công an, Tổ chức phản cách mạng lưu vong “Việt Tân” là tên viết tắt của cái gọi là “Việt Nam canh tân cách mạng đảng”. Đối tượng cầm đầu là Đỗ Hoàng Điềm, sinh 1963, quốc tịch Mỹ, "Chủ tịch Việt Tân" và Lý Thái Hùng, sinh 1953, quốc tịch Mỹ, "Tổng bí thư Việt Tân".

GỬI TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN

NN2021

Thời gian qua trên mạng xã hội lại tiếp tục xuất hiện các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch nhằm mục đích chống đối công tác bầu cử của ta, cụ thể chúng kêu gọi người dân không đi bỏ phiếu, hoặc trên trên trang blog của tổ chức khủng bố Việt Tân tán phát video “Tại sao Đảng CSVN nhất định bắt dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội” hay đối tượng Diễm Thi tán phát bài “Có cử tri công khai tẩy chay bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp”…..

THỰC HÀNH DÂN CHỦ

 

hp

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động; có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Đảng cộng sản, quản lý xã hội bằng nhà nước xã hội chủ nghĩa; hướng tới giải phóng con người, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân; thực hiện một nền dân chủ thực sự trên mọi mặt của đời sống xã hội… Mục tiêu dân chủ tư sản là nhằm duy trì, thiết lập, bảo vệ lợi ích, sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, sự bất công trong xã hội, sự bất bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, kìm hãm sự tiến bộ, văn minh của nhân loại, thực hiện một nền dân chủ giả hiệu, giả dối và cắt xén.

Mơ hồ và vài nét chấm phá về khắc phục sự mơ hồ

 

HP

Một số người “mơ hồ”, phiến diện về dân chủ, ngộ nhận nền dân chủ tư bản chủ nghĩa là giá trị đỉnh cao nhất của nhân loại.

Một bộ phận cán bộ, nhân dân, còn có sự tách rời trong nhận thức, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, pháp luật.

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

NGÀY HỘI NON SÔNG DIỄN RA DÂN CHỦ, ĐÚNG LUẬT VÀ AN TOÀN

 

Phạm Trung

 Ngày 23/5/2021 vừa qua, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp; đảm bảo dân chủ, đúng luật và an toàn. Tỉ lệ cử tri đi bầu cử cao. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu chung của cả nước là 99,63% (63/63 tỉnh, thành phố), đạt tỷ lệ cao nhất là các tỉnh Trà Vinh (99,99%), Hậu Giang (99,99%), Hà Giang (99,96%), Tây Ninh (99,96), Quảng Ninh (99,95); thấp nhất là những tỉnh Hải Dương (97,69), Hưng Yên (98,03), Nghệ An (98,8). Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo. Bảo đảm tốt về các quy định phòng, chống dịch Covid-19 tại các điểm bầu cử.

ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Phạm Trung

Ngày 23/5/2021 vừa qua, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp; đảm bảo dân chủ, đúng luật và an toàn. Sự kiện chính trị trọng đại này tiếp tục khẳng định đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó là:

MỐC SON CHÓI LỌI BẰNG VÀNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

 

Phạm Trung

Kỷ niệm 67 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2021) là dịp để mọi người dân Việt Nam ôn lại và nhận thức đúng đắn ý nghĩa lịch sử và thời đại của sự kiện lịch sử quan trọng này, tránh sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch. Nói về ý nghĩa của sự kiện “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” này, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn.”.

DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 

Minh Quang

Vừa qua, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp; đảm bảo dân chủ, đúng luật và an toàn. Cử tri cả nước nô nức tham gia “ngày hội non sông” với tỉ lệ đi bầu cử rất cao. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu chung của cả nước là 99,63% (63/63 tỉnh, thành phố), nhiều địa phương đạt tỷ lệ bỏ phiếu cao đến 99,99%. Trong khi nhiều nước trên thế giới bày tỏ ngưỡng mộ đối với trách nhiệm của công dân Việt Nam đối với đất nước, công tác chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ của Hội đồng Bầu cử quốc gia thì các thế lực thù địch lại đặt ra một câu hỏi lửng lơ rằng “Bỏ phiếu ở Việt Nam là nghĩa vụ hay trách nhiệm”. Mục đích của chúng là nhằm xuyên tạc bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự ở nước ta.

Vẫn “trò cũ diễn lại” vu khống Việt Nam không có tự do tôn giáo

 

Phạm Trung

Vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tung ra bản “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế”. Vẫn như thường lệ, khi đánh giá về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục đưa ra những đánh giá, nhận định thiếu khách quan, không chính xác, đi ngược so với tình hình thực tế.

ĐẶC TRƯNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

 

Phạm Trung

Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Qua 35 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng ta từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đến nay, Đảng ta đã hình thành nhận thức tổng quát về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với tám đặc trưng cơ bản.

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

Nêu cao nhận thức bầu cử, ngăn chặn các luận điệu sai trái

 uộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, là ngày hội của toàn dân, là dịp để cử tri cả nước lựa chọn, bầu ra những đại biểu ưu tú, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong các cơ quan quyền lực Nhà nước ở Trung ương và địa phương nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Thời gian qua, sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 20/6/2020 về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp đến nay, các thế lực thù địch và số phần tử cơ hội, bất mãn, chống đối chính trị không ngừng gia tăng các hoạt động chống phá nhằm vào quy trình tổ chức cuộc bầu cử. Các đối tượng lan truyền, phát tán các quan điểm sai trái, thù địch, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quốc hội cũng như cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND.

Trong thời gian chuẩn bị diễn ra cuộc bầu cử, họ tung ra hàng loạt quan điểm sai trái, thù địch nhằm công kích vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác tổ chức bầu cử, lên án “Cuộc bầu cử do Đảng lãnh đạo là không chính danh, không đúng quy định của pháp luật, là ngăn cản quyền bầu cử của công dân”, “đã là cơ quan dân cử thì Đảng Cộng sản không nên can thiệp vào công việc của Quốc hội”, “bầu cử chỉ là màn kịch dân chủ do chính Đảng Cộng sản đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”, “Đảng Cộng sản đang độc diễn trong bầu cử”, “sẽ không bao giờ có dân chủ, công khai, minh bạch khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử”…

Từ đó, các phần tử chống đối đòi hỏi “Đảng Cộng sản Việt Nam không được tham gia công tác bầu cử cũng như lãnh đạo công tác bầu cử”. Đồng thời kêu gọi “Đảng phải tự rút lui và từ bỏ quyền lãnh bầu cử, chấp nhận đa nguyên, đa đảng, chấp nhận sự cạnh tranh với các đảng khác để đảm bảo dân chủ…”.

Qua việc tung ra những luận điệu trên cho thấy rõ ý đồ thâm độc của các tổ chức, cá nhân chống đối là nhằm chia rẽ Đảng Cộng sản Việt Nam với Quốc hội; hạ uy tín, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng với hoạt động của Quốc hội, quá trình tổ chức cuộc bầu cử cũng như đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

Quan điểm sai trái, thù địch phê phán, bác bỏ vai trò, vị trí, chức năng của Quốc hội và HĐND các cấp, hướng đến xóa bỏ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Các thế lực thù địch, chống đối không ngừng gieo rắc những thông tin sai trái, lệch lạc như: “Sự tồn tại của Quốc hội trong hệ thống chính trị Việt Nam chỉ có ý nghĩa “tượng trưng”; đả kích, phủ nhận vai trò thực chất và hiệu quả hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp, đặc biệt là trong lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước. Các đối tượng loan tin bịa đặt, xuyên tạc “việc tổ chức các kỳ họp Quốc hội và HĐND là không cần thiết, lãng phí ngân sách của Nhà nước”, “hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, trao đổi, thảo luận trong phạm vi nghị trường của Quốc hội là hình thức, theo kiểu nói xong, kết luận xong, xếp vào ngăn bàn”.

Không chỉ vậy, các đối tượng còn đưa ra những quan điểm phủ định những thành tựu của Quốc hội và HĐND qua các thời kỳ cách mạng; hạ uy tín, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm và sự đóng góp của các đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu đang nắm giữ các vị trí chủ chốt, trọng yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Từ đó, các đối tượng đi đến kết luận “Quốc hội chưa xứng tầm là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”, đòi phải tổ chức bầu cử Quốc hội theo mô hình của các nước phương Tây.

Họ tập trung tuyên truyền, bác bỏ quan điểm, chủ trương trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bầu cử của Đảng, Chính phủ và các cơ quan chức năng, khi cho rằng: “Nhân sự Quốc hội khóa XV đã “an bài” vì các phe nhóm của Đảng đã ngấm ngầm thỏa hiệp, phân chia; việc bầu cử chỉ là để hợp thức hóa việc “xếp ghế” cho nhân sự trong Quốc hội”.

Cùng với đó, các phần tử cơ hội, bất mãn, chống đối tích cực đưa ra những “kiến nghị”, “tuyên bố” vô căn cứ về số lượng, cơ cấu đại biểu Quốc hội. Các đối tượng rêu rao: “Việc quy định con số và tỷ lệ đại biểu do Đảng áp đặt là tùy tiện, trái Hiến pháp”, “cần phải “cân bằng quyền lực” trong Quốc hội bằng cách chia nửa số ghế cho những người ngoài Đảng” (tỷ lệ người ngoài Đảng phải đảm bảo 50% số ghế trong Quốc hội thay vì 5 đến 10% theo Nghị quyết 1185/NQ-UBTVQH14).

Các đối tượng phê phán quy chế bầu cử theo phương thức “đảng cử, dân bầu” là lỗi thời, tùy tiện, trái quy định của Hiến pháp, không bảo đảm dân chủ trong bầu cử, từ đó nêu ra yêu sách đòi xóa bỏ cơ chế bầu cử hiện tại, thay vào đó là mô hình bầu cử như đã từng diễn ra ở các nước phương Tây, cho rằng có như vậy mới là “ưu việt” và “dân chủ”.

Khi thời điểm diễn ra cuộc bầu cử đến gần, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị không ngừng gia tăng tuyên truyền, phổ biến, tán phát các quan điểm sai trái, thù địch trên quy mô, phạm vi ngày càng lớn với tính chất, mức độ quyết liệt, nguy hiểm. Do vậy, cần nhận thức và thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, cần nhận thức rõ về vai trò, vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026 trong toàn Đảng, toàn dân. Trong đó, trước hết, mỗi cấp, mỗi ngành, đoàn thể xã hội cần chủ động quán triệt sâu sắc, toàn diện, triệt để những nội dung có tính chính trị và pháp lý trong các văn bản của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan chức năng về cuộc bầu cử. Góp phần duy trì, phát huy sự đoàn kết, đồng thuận cao về tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong quá trình tổ chức cuộc bầu cử.

Hai là, chủ động làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận trong toàn xã hội về cuộc bầu cử. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến cuộc bầu cử; chú trọng tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ, vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân khi tham gia cuộc bầu cử, góp phần xây dựng Quốc hội nói riêng, bộ máy nhà nước nói chung ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả…

 Ba là, chủ động tổ chức đấu tranh, phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch chống phá cuộc bầu cử. Công tác này cần gắn chặt với việc thực hiện nghiêm và hiệu quả Nghị quyết số 35 – NQ/TW, ngày 28/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Bốn là, trên cơ sở phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong suốt thời gian diễn ra cuộc bầu cử, các cơ quan chức năng cần chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm âm mưu, ý đồ, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị truyền bá quan điểm sai trái, thù địch chống phá cuộc bầu cử; có hướng ngăn chặn và xử lý kịp thời, không để cán bộ, đảng viên và người dân bị tiêm nhiễm, lôi kéo, dẫn đến có các hành vi sai lệch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, của Nhà nước và nhân dân.

Năm là, chủ động nắm chắc diễn biến, tình hình dư luận trong nội bộ và ngoài xã hội về công tác chuẩn bị tổ chức cũng như tại thời điểm diễn ra cuộc bầu cử. Trong đó, các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở có trách nhiệm đi sâu nắm diễn biến về tư tưởng, quan điểm và thái độ chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân đơn vị, địa phương công tác đối với quá trình tổ chức bầu cử. Kịp thời phát hiện những vướng mắc trong tư tưởng, biểu hiện lệch lạc trong nhận thức; những ý kiến, quan điểm khác với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan chức năng về cuộc bầu cử…

Sáu là, chủ động rà soát, phát hiện, xử lý những sơ hở, thiếu sót trong công tác tổ chức cuộc bầu cử, tránh để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng tuyên truyền, tán phát các quan điểm sai trái, thù địch chống phá bầu cử. Trong đó, duy trì và đề cao tính bình đẳng, dân chủ, công khai, minh bạch, chặt chẽ, đúng quy trình, đảm bảo tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong tất cả các khâu của quá trình tổ chức bầu cử.

Võ Ngọc Toản (Đại học ANND

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử

 Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã cận kề. Trong khi cử tri, nhân dân hòa chung tinh thần phấn khởi, sẵn sàng thực hiện quyền công dân của mình thì ở chiều ngược lại, các đối tượng cơ hội, chống đối lại tăng cường chiến dịch, ra sức chống phá cuộc bầu cử.

Theo Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản hướng dẫn khác, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được diễn ra đồng thời vào ngày 23/5/2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước nhằm lựa chọn, bầu ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp.

Người dân được trực tiếp đi bầu cử đại biểu của mình, đây là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đã được hiến định. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN nói chung và thành lập cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương nói riêng.

Bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp lần này diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hơn 75 năm, từ Quốc hội khóa I cho đến nay, dù ở vào thời điểm, hoàn cảnh lịch sử nào, Quốc hội Việt Nam đều có những đóng góp to lớn, xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng. Sự thành công, thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thiết thực thực hiện Nghị quyết Đại đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020- 2025.

Cuộc bầu cử là đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, thể hiện bản chất tốt đẹp, dân chủ, nhân văn của chế độ, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân; cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Lợi dụng vào sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã tung ra “chiến dịch” tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt, chống phá cuộc bầu cử. Luận điệu mà họ tập trung công kích, xuyên tạc, diễn biến có thể khái quát ở mấy điểm sau đây:

Một là, xuyên tạc, kích động phá hoại bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp. Họ  bịa đặt, suy diễn: “Việc bầu cử Quốc hội không phải là quyền lợi, nghĩa vụ, không có dân chủ, đều là sự sắp đặt nhân sự có chủ ý, sắp xếp, chia chác “ghế ngồi”, nhân dân không có quyền thật sự”.

Hay “ở Việt Nam làm gì có dân chủ trong bầu cử, ứng cử”, đó là “chế độ Đảng cử - dân bầu”, là “dân chủ trình diễn”…, từ đó họ kêu gọi phải sửa đổi nguyên tắc, quy định bầu cử, tạo điều kiện cho tất cả mọi người được ứng cử tự do, còn “nếu với tư cách tổ chức bầu cử này, xã hội sẽ không có tự do và dân chủ”!

Hai là, kêu gọi toàn dân tẩy chay cuộc bầu cử. Tổ chức khủng bố Việt Tân, Hội anh em dân chủ, những phần tử phản động, lưu vong kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử. Chúng ngụy biện tung ra các luận điệu: “Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tham gia bỏ phiếu bầu cử là quyền con người, quyền công dân chứ không phải là nghĩa vụ của công dân”.

Một số đối tượng như Nguyễn Văn Đài thường xuyên livestream, phát tán trên mạng xã hội, suy diễn rằng “đã là quyền con người, quyền công dân thì mọi người có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình, Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nhà nước không có quy định nào bắt buộc công dân Việt Nam phải tham gia đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp”… Từ đó, rêu rao,  ra sức kêu gọi cử tri tẩy chay bầu cử Quốc hội.

Ba là, hạ thấp vai trò của Quốc hội, như: “Quốc hội là một hình thức ngụy dân chủ của nhà nước độc tài CSVN để lừa dối nhân dân, là một công cụ của Đảng để cai trị nhân dân và đất nước”; “tất cả những người mà được gọi là đại biểu Quốc hội đều được tầng lớp chóp bu độc tài CSVN lựa chọn và quyết định từ trước, bầu cử chỉ là hình thức”.

Hay xuyên tạc kết quả bầu cử là “mù mờ”, thiếu khách quan kiểu “kể cả người trúng cử cũng như người bị trượt, tỷ lệ phiếu bầu trúng cử bao nhiêu % cũng được tầng lớp chóp bu quyết định trước”.

Bốn là, thông tin bịa đặt, bôi nhọ đời tư của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước được đề cử ứng cử đại biểu Quốc hội. Chúng bịa đặt, bôi nhọ về nguồn gốc xuất thân, gia đình tới bản thân cán bộ lãnh đạo, từ quá trình trưởng thành, học hành kém cỏi, thành tích bất hảo, tư cách đạo đức yếu kém đến việc nâng đỡ, ưu ái khuất tất trong quá trình công tác; bôi nhọ lối sống sa hoa, buông thả, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, lợi ích nhóm để trục lợi vơ vét tiền của, sắp xếp “cánh hẩu” để tham nhũng chức quyền… Những thông tin bịa đặt, sai trái được viết theo kiểu quy chụp đen tối, bao nhiêu tiêu cực, xấu xa đều quy cho cán bộ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quy chụp cho chế độ.

Mỗi người dân cần nhận thức sâu sắc cuộc bầu cử là ngày hội lớn để bầu ra cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội và các cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, thể hiện bản chất chế độ, tính dân chủ, nhân dân sâu sắc của Nhà nước pháp quyền XHCN. Quy định bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp về quy trình, nguyên tắc tổ chức, ứng cử, tự ứng cử, quyền lợi, nghĩa vụ công dân… đã được pháp luật quy định một cách chặt chẽ trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; được thực hiện một cách cẩn trọng, chắc chắn, bài bản, dân chủ, khách quan.

 Những luận điệu mà các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội nêu ra là xuyên tạc, bịa đặt với phương thức, thủ đoạn tinh vi, nhằm hạ thấp vai trò, ý nghĩa của cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, gieo rắc nhận thức lệch lạc, sai lầm liên quan đến hoạt động bầu cử ở Việt Nam là “hình thức”, “ngụy dân chủ”; xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền, hình ảnh méo mó về thể chế chính trị, đời sống chính trị, xã hội ở Việt Nam trên trường quốc tế.

Các đối tượng kêu gọi tẩy chay, phá hoại cuộc bầu cử; cổ súy những phần tử bất mãn, thoái hóa biến chất lập hồ sơ tự ứng cử, lợi dụng kết quả các đối tượng này bị loại khỏi danh sách bầu cử trong quá trình hiệp thương, lấy phiếu tín nhiệm nhân dân để xuyên tạc, kích động, đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Bịa đặt, suy diễn, hạ thấp uy tín lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước…

Từ việc phá hoại bầu cử, chúng tiến tới làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ, vai trò lãnh đạo của Đảng; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tuyên truyền, ca ngợi, cổ súy hình thức bầu cử, xu hướng chính trị tư bản, mô hình nhà nước “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự” kiểu phương Tây.

Trên các trang truyền thông quốc tế như RFA, VOA, BBC…, họ đưa ra các bài viết, phỏng vấn có nội dung xuyên tạc về cuộc bầu cử như “Nhiều cử tri tẩy chay cuộc bầu cử”, “Bầu cử Quốc hội Việt Nam thiếu tự do và không công bằng”, “Ứng viên độc lập bị giam cầm”… Đồng thời, tung ra các bài viết kích động chống phá trên diễn đàn mạng xã hội Facebook, YouTube, các website, blog chống đối.

Do đó, cần nhận diện thủ đoạn, ý đồ, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động để nhân dân, cử tri đề cao cảnh giác, không a dua, cổ suý, mắc mưu kẻ xấu; nêu cao ý thức, trách nhiệm công dân trước sự kiện chính trị quan trọng của nước nhà…        

Lê Thế Cương (Học viện Chính trị CAND)

Báo cáo của USCIRF – vẫn "bổn cũ soạn lại"

 Phúc trình sai sự thật

Ngày 21/4, USCIRF ra bản phúc trình năm 2021 về tự do tôn giáo tại Việt Nam. Báo cáo của USCIRF ghi nhận một số tiến triển tích cực trong việc bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam như việc Chính phủ Việt Nam nỗ lực xây dựng nền tảng trực tuyến liên ngành để giám sát, theo dõi việc thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và giải quyết khiếu nại của các cá nhân, tổ chức tôn giáo; thực hiện tái định cư cho những người Mông Cơ đốc giáo không hộ tịch đang cư trú ở Tiểu khu 179, Lâm Đồng; trả tự do cho A Đảo thuộc “Danh sách các tù nhân lương tâm tôn giáo” của USCIRF.

“Cách mạng màu online” và thủ đoạn dựng hình mẫu ngược!

 Thời gian qua, lợi dụng tình hình bất ổn diễn ra tại Myanmar, các thế lực thù địch, phản động đã đánh võng, bẻ lái thông tin, xuyên tạc bản chất vụ việc để tạo cớ chống phá Việt Nam. Các đối tượng này ra sức kích động, cổ suý, hô hào tiến hành các hoạt động chống phá hòng gây mất ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội trong nước, hiện thực hóa mưu đồ tiến hành bạo loạn lật đổ theo hướng “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”. 

"Không đánh" cũng thua

 

QĐND - Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 càng đến gần, các lực lượng thù địch và cơ hội chính trị càng điên cuồng chống phá.

Chỉ tính riêng tổ chức khủng bố Việt Tân đã duy trì khoảng 1.000 tài khoản trên mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ những bài viết, thông tin tiêu cực trong xã hội nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Cùng đó, nhiều nhóm “dân chủ” trên mạng xã hội ký tên ảo, tung hô ủng hộ, kích động một số đối tượng sử dụng chiêu trò “tự ứng cử” để hòng gây rối, phá hoại bầu cử.

CHỦ NGHĨA XÉT LẠI TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ

 

HP

Chủ nghĩa xét lại chống phá và đòi xét lại trên tất cả các nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác. Trong lĩnh vực chính trị, Chủ nghĩa xét lại tập trung bác bỏ lý luận của C. Mác về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản. Họ cho rằng, tự do chính trị, dân chủ, quyền công dân trong chủ nghĩa tư bản sẽ phá hủy cơ sở đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân; coi mục tiêu cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân là thiết lập dân chủ tư sản, cải cách chủ nghĩa tư bản, điều hòa xung đột giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Theo chủ nghĩa xét lại, C. Mác và Ph. Ăng-ghen chỉ lấy thời kỳ rối loạn trong cách mạng Pháp làm ví dụ điển hình về chuyên chính vô sản là thiếu tính phổ biến, và sự phát triển của nền “dân chủ” (ở đây là dân chủ trong xã hội tư bản) đã cho phép những đại biểu của Đảng Dân chủ - Xã hội Đức tham gia nghị viện, tham gia chế độ đại biểu nhân dân (những chủ trương này đều mâu thuẫn với lý luận về chuyên chính của chủ nghĩa Mác). Trong điều kiện như vậy, không cần bám giữ chuyên chính vô sản, chuyên chính vô sản đã trở nên lỗi thời, nên vứt bỏ nó đi. Sự nhạo báng và phủ định như vậy về lý luận cũng như thực tiễn chuyên chính vô sản cho thấy, chủ nghĩa xét lại đã ngang nhiên chống lại chủ nghĩa Mác. Do vậy, sau này V.I. Lê-nin khẳng định: “Chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người mác-xít”.

CHỦ NGHĨA XÉT LẠI TRONG KINH TẾ CHÍNH TRỊ

 

HP

Trong lĩnh vực kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xét lại phủ định triệt để lý luận về giá trị, tiến tới bác bỏ lý luận giá trị thặng dư của C. Mác. Họ cho rằng, lý luận giá trị của C. Mác dựa trên tiền đề trừu tượng hóa hình thái cụ thể của giá trị sử dụng, của lao động, của sự tách rời giữa giá cả và giá trị, do đó giá trị không còn có thể đo lường được, mà trở thành giả thuyết tư duy thuần túy; lý luận về giá trị chỉ là chiếc chìa khóa mà C.  Mác sử dụng để giải thích cơ chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xét lại cắt xén lý luận của C. Mác về tích lũy tư bản khi cho rằng, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không có quy luật chung về tích lũy tư bản. Sự thay thế sản xuất nhỏ bằng sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa đang bị chậm lại và trong nông nghiệp không thể diễn ra; các liên hợp xí nghiệp và các các-ten lại tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản khắc phục khủng hoảng. Do đó, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản sẽ dịu đi và vì vậy, không cần đấu tranh xóa bỏ sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, mà chỉ cần sự thâm nhập hòa bình của khuynh hướng xã hội chủ nghĩa là thực hiện được mục tiêu xóa bỏ áp bức, bóc lột.

CHỦ NGHĨA XÉT LẠI TRONG LĨNH VỰC TRIẾT HỌC

 

HP

Xét lại triết học Mác là một trong các nội dung cơ bản của chủ nghĩa xét lại.  Trong lĩnh vực triết học, chủ nghĩa xét lại phủ định hoàn toàn triết học mác-xít. Những người theo chủ nghĩa xét lại cho rằng, điểm yếu nhất trong học thuyết của C.  Mác và Ph. Ăng-ghen là sử dụng phương pháp nghiên cứu của Hê-ghen về mâu thuẫn; xuyên tạc sự vận động biện chứng của mâu thuẫn bằng con mắt lệch lạc, cứng đờ, siêu hình, như thay đấu tranh của các mặt đối lập bằng sự thỏa hiệp, phủ nhận sự nhảy vọt về chất trong phát triển, thay cách mạng bằng tiến hóa...

NHỮNG DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA XÉT LẠI THEO TINH THẦN CỦA V.I. LÊNIN

HP

V.I. Lê-nin viết: “Trào lưu đó mang tên Béc-stanh, nhà cựu mác-xít chính thống, vì Béc-stanh đã làm ầm ĩ nhất và nói lên đầy đủ nhất về những điểm sửa chữa học thuyết Mác, về việc xét lại chủ nghĩa Mác, tức là chủ nghĩa xét lại”. Lênin đã đề cập với chủ nghĩa xét lại như vậy, họ có  xu hướng rời bỏ, thoát ly khỏi lý luận gốc là chủ nghĩa Mác. Thực chất, chủ nghĩa xét lại “là một biến tướng từ chủ nghĩa cơ hội của Béc-stanh trên quan điểm tư sản - tự do chủ nghĩa”.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM THEO TINH THẦN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

 

Kỳ Anh

1. Tư tưởng chỉ đạo phát triển văn hóa

Trên cơ sở kế thừa nội dung có giá trị sâu sắc về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước của Nghị quyết Trung ương 9 khoá XI; từ những điểm nổi bật về văn hóa trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng và từ Kết luận số 76 KL/TW (04/6/2020) của Bộ Chính trị khóa XII, Văn kiện Đại hội XIII đã khẳng định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước."[1].

VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN “ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN”

 

Cương Trực

Ngày mai, Chủ Nhật (23/5), cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 sẽ được tiến hành. Trước khi bầu cử, các thuê bao điện thoại di động liên tục nhận được tin nhắn từ Hội đồng bầu cử Quốc gia. Đây là một hoạt động nằm trong tổng thể các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia có trách nhiệm trong công tác bầu cử. Tuy nhiên, trong mắt các thế lực thù địch, đây là một hoạt động có thể khiến chúng thất bại trong xuyên tạc, bôi nhọ, cổ súy “tẩy chay bầu cử”. Do vậy, chúng tìm mọi cách “đổi trắng thay đen” về hoạt động này.

CỬ TRI CẢ NƯỚC CẦN TỰ MÌNH THAM GIA BẦU CỬ

 

Cương Trực

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức vào ngày chủ nhật 23/5/2021 là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý dân chủ, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện cho Nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình. Việc chọn đúng, bầu đủ số lượng theo quy định những người đảm bảo tiêu chuẩn, xứng đáng đại diện cho Nhân dân tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà nước là yêu cầu quan trọng và có ý nghĩa chính trị to lớn, đồng thời đó là trách nhiệm của mỗi cử tri. Vì vậy, đòi hỏi cử tri cần có chính kiến cá nhân, tự mình đi bỏ phiếu để quyết định một cách chính xác về những người sẽ đại diện cho quyền làm chủ của mình.

CÔNG TÁC BẦU CỬ ĐỎI HỎI SỰ VÀO CUỘC CỦA CỬ TRI CẢ NƯỚC

 

Cương Trực

Ngày mai, Chủ Nhật (23/5), cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 sẽ được tiến hành. Đây là sự kiện chính trị rất quan trọng của đất nước, góp phần tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC VỀ DÂN CHỦ TRONG BẦU CỬ Ở VIỆT NAM

 

Cương Trực

Ngày 23/5/2021, cử tri cả nước sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu những người đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tuy nhiên, đi ngược lại niềm tin của đại đa số nhân dân, một số kẻ thù địch đã tán phát những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, phủ nhận tính dân chủ trong bầu cử ở Việt Nam. Đây là những việc làm cần lên án và đấu tranh loại bỏ.

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021

CÓ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC LẤY RA LÀM TRÒ ĐÙA

                                                                                                                                                 Hồng Hạc

Mấy năm trước, một giáo viên dạy tiếng Anh người Mỹ đã ví von xúc phạm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngay lập tức tạo thành một làn sóng gây phẫn nộ trong cộng đồng. Trong sự phẫn nộ dâng cao, anh ta bao biện rằng: “Ở Mỹ chúng tôi vẫn hay ví von như vậy, ngay cả Washington cũng không ngoại lệ”. Ngay lập tức, tất cả người dân Việt Nam đều đồng thanh: “Ở Mỹ, anh ví von bất kỳ ai chúng tôi không quan tâm, còn ở Việt Nam thì khác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bất khả xâm phạm”. Không lâu sau thanh niên đó bị công an phạt hành chính, còn hiện tại thì danh tiếng của anh này xây dựng nhiều năm ở Việt Nam phút chốc tan tành.

VÌ SAO VIỆT NAM XÁC ĐỊNH VIỆT TÂN LÀ TỔ CHỨC KHỦNG BỐ, PHẢN CÁCH MẠNG

                                                                                                                                              Hồng Hạc

Kể từ khi ra đời, tổ chức "Việt Nam canh tân cách mạng đảng" (tức Việt Tân) luôn tìm mọi cách để chống phá đất nước, hòng lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù nhiều đối tượng đã bị bắt giữ, xét xử nhưng chúng vẫn không từ bỏ dã tâm lật đổ chính quyền XHCN ở Việt Nam. Ngày 4-10-2016, căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an đã đưa “Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố, chống Nhà nước Việt Nam.

VẠCH TRẦN CHIÊU TRÒ ĐÒI “DÂN CHỦ” VÔ NGUYÊN TẮC

 

Hồng Hạc

Từ chủ trương, chính sách của Đảng đến Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước đều khuyến khích người có đức, có tài tự ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH), đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) để góp sức xây dựng đất nước.

KẺ NÚP BÓNG “VÌ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM” ĐỂ CHỐNG PHÁ, KÍCH ĐỘNG

Hồng Hạc

Vừa qua, đối tượng Nguyễn Thúy Hạnh bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam ngày 07/04/2021 vì tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

“TẨY CHAY BẦU CỬ”: LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, NGUY HIỂM

 

Hồng Hạc

Càng gần sát thời điểm diễn ra Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) lần thứ XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, các thế lực thù địch, phản động lại càng đẩy mạnh các thủ đoạn chống phá. Đặc biệt, chúng ra sức kêu gọi cử tri “tẩy chay bầu cử”. Đây là luận điệu sai trái, nguy hiểm...

NHỮNG LUẬN ĐIỆU LẠC LÕNG CHỐNG PHÁ BẦU CỬ

 

                                                        MINH QUANG

Cứ mỗi dịp đất nước diễn ra sự kiện chính trị lớn thì những phần tử chống đối, cơ hội chính trị, những kẻ núp bóng “dân chủ, nhân quyền” lại điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bằng những luận điệu xuyên tạc, vu khống, đi ngược lại mong muốn và lợi ích của nhân dân ta.

LUẬN ĐIỆU NÚP DƯỚI DANH NGHĨA PHẢN BIỆN

 

MINH QUANG

Gần đây, một số đối tượng phản động, cơ hội chính trị đăng tải một số bài viết trên internets tập trung chỉ trích, bàn luận về câu phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Chính phủ phải lắng nghe ý kiến phản biện” là câu phát biểu mị dân. Chúng rêu rao rằng: “Nhiều người nói rằng, những kịch bản “mị dân” được các diễn viên ‘lãnh đạo’ diễn đi, diễn lại thấy phát chán, không có gì mới mẻ. Có nghĩa là những “phản biện” phải đúng theo ý của lãnh đạo, của đảng thì mới được chấp nhận. Còn những ý kiến “phản biện” nào đi ngược lại ý lãnh đạo, ý đảng thì sẽ bị vào tù”.

ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU VU KHỐNG TÍNH DÂN CHỦ CỦA QUỐC HỘI

 

MINH QUANG

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Việt Nam, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Với mục đích chống phá chế độ, chống phá Nhà nước, thời gian qua, các đối tượng xấu liên tục đưa ra các thông tin, luận điệu, nhận định, đánh giá phiến diện, chủ quan, một chiều, sai trái về hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Chúng thực hiện các hoạt động đó bằng việc thổi phồng các tồn tại, hạn chế, tô vẽ, xuyên tạc, vu khống các mặt công tác, trích dẫn nhận định của các các đối tượng chống phá,.. nhằm cố tình tạo ra một bức tranh đầy tiêu cực về Quốc hội của Việt Nam.

ĐẤU TRANH VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU KÍCH ĐỘNG GÂY MẤT ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

 

MINH QUANG

 Đã 46 năm đã trôi qua kể từ ngày hai miền Nam - Bắc được thống nhất về chung một mối. Những vết thương chiến tranh đã liền sẹo, sự hòa hợp, hòa giải dân tộc đạt được nhiều kết quả tích cực, khối đại đoàn kết dân tộc đã được củng cố. Với mẫu số chung là tinh thần yêu nước, lợi ích quốc gia, dân tộc, Việt Nam đã nhất quán thực hiện chủ trương phát huy, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc một cách thực chất. Tại Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: “…chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

CẢNH GIÁC ÂM MƯU CHỐNG PHÁ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN

 

                                                                              SAO VÀNG

 Trên trang blog Dân làm báo, Phạm Trần có phát tán bài “Nguy cơ chồng chất muôn năm”, nội dung xuyên tạc chức năng, nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Trung ươn; bôi nhọ, nói xấu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền xuyên tạc cho rằng lực lượng dư luận viên, đắc biệt là Lực lượng 47 trong Quân đội hoạt động “không hiệu quả”, dẫn tới Quân đội bị thua trắng trên mặt trận tuyên truyền bảo vệ Đảng; đồng thời đưa ra yêu cầu xoá bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐANG LÀM GÌ

 

SAO VÀNG

Liên quan đến một số đối tượng phản động, chống phá những ngày qua đang ráo riết đăng tải, phát tán tin bài trên internet và mạng xã hội với nhiều nội dung xuyên tạc, phủ nhận kết quả đấu tranh chống tham nhũng của Đảng ta; nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, chúng ta đã thấy được bản chất phản động, thù địch của các đối tượng. Vậy, để đấu tranh mạnh mẽ, kiên quyết hơn, trong thời gian tới chúng ta cần nhận thức được chúng đang làm gì trên internet và mạng xã hội những ngày qua và thời gian sắp tới. Qua những hành động của các đối tượng như Anh Khoa thời gian vừa qua với nhiều bài viết phản động, xuyên tạc, chúng ta có thể nhìn nhận một số trường hợp mà các thế lực, phản động thù địch đang tiến hành trên internet và mạng xã hội đó là:

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

KHI “VẢI THƯA” KHÔNG CHE ĐƯỢC “MẮT THÁNH"!

Phương Ngọc

Trong khi các cơ quan chức năng cũng như cử tri cả nước đang dồn sức, tập trung chuẩn bị cho Ngày hội lớn của đất nước thì vẫn có những thế lực thù địch dùng nhiều chiêu trò để phá hoại cuộc bầu cử. Tuy nhiên, “vải thưa” không che được “mắt thánh”! Những luận điệu đi ngược lại với lợi ích của nhân dân thì sớm muộn cũng trở nên lạc lõng và vô nghĩa.

CHA ĐINH VĂN MINH CẦN TỰ GIÁC THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CHỐNG COVID - 19 NGHIÊM TÚC

 

Phương Ngọc

Nghệ An vừa ghi nhận một ca bệnh lây nhiễm ở cộng đồng. Bệnh nhân là ông N.P.Q (47 tuổi, xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai) từng chăm sóc vợ tại phòng 539, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội).

HÃY TÌM HIỂU VỀ ỨNG CỬ VIÊN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LƯƠNG THẾ HUY TRƯỚC KHI BỎ PHIẾU !

Phương Ngọc

Sau khi vượt qua vòng hiệp thương, ứng viên ĐBQH khóa 15 Lương Thế Huy đã đột nhiên "xóa sạch dấu vết" trên Facebook, Twitter và Youtube. Người ta không thể tìm được bất cứ bài viết hay một clip nào của Lương Thế Huy liên quan đến chính trị hay tình dục nữa. Đó là dấu hiệu không bình thường và người ta đặt câu hỏi vì sao Lương Thế Huy phải xóa sạch mọi dấu vết đó?

NGUYỄN NGỌC GIÀ - MỘT ĐỨA CON BẤT KÍNH

Phương Ngọc

Đã từng có rất nhiều đối tượng chống đối ở trong nước, già có, trẻ có, từng là cán bộ cũng có. Không lạ gì trong số đó có những kẻ chống đối đến mụ mị đầu óc, ảo tưởng hão huyền. Nhưng chống đối mà mụ mị đến mức chửi bới cả cha đẻ của mình, chỉ vì ông đi theo Cách mạng, thì chắc chỉ có nhà văn Nguyễn Ngọc Già mà thôi.

CHA PHANXICÔ XAVIÊ ĐINH VĂN MINH KHÔNG CHO CON GIÁO DÂN ĐI BẦU CỬ?

 

Phương Ngọc

Những ngày qua dư luận trong cộng đoàn tín hữu tại Giáo phận Vinh đang vô cùng bức xúc trước những hành động xúi giục của Cha Phanxicô Xaviê Đinh Văn Minh, quản xứ Đăng Cao, xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, Nghệ An từ việc chỉ đạo số tín hữu, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em đi biểu tình, gây áp lực lên chính quyền, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn đến việc kêu gọi giáo dân không đi bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vào ngày 23/5/2021 tới đây.

TIẾNG NÓI LẠC ĐIỆU TRONG NGÀY CHIẾN THẮNG

 

Phương Ngọc

Trong dịp thế giới kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5), cùng với việc tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này, những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới vẫn canh cánh trong lòng, khi lẩn khuất đâu đó còn những mưu toan xuyên tạc, viết lại lịch sử nhằm hạ thấp vai trò của quân và dân Liên Xô cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước trong cuộc chiến vĩ đại cách đây hơn 2/3 thế kỷ.

ỦY BAN TỰ DO TÔN GIÁO QUỐC TẾ BÁO CÁO “SAI SỰ THẬT” VỀ TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

 

Kỳ Anh

Hiện nay một số nước phương Tây đứng đầu là Mỹ, xác định tôn giáo ở Việt Nam như một lực lượng chính trị có thể “đối trọng” với Đảng Cộng sản Việt Nam và lôi kéo quần chúng, do vậy, họ đã có những hoạt động tuyên truyền kích động chống phá ta quyết liệt hơn hòng đẩy nhanh tiến trình “dân chủ hóa” nhằm thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Để chống phá, họ đưa ra một số cáo buộc “quy chụp” vu cáo về tình hình chính sách Tôn giáo ở Việt Nam.

ĐỂ BẦU CỬ LÀ NGÀY HỘI CỦA TOÀN DÂN

Kỳ Anh

Ngày 23-5-2021, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sẽ tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Hiện nay, các cấp, các ngành, các địa phương đang tích cực triển khai các công tác chuẩn bị để bảo đảm cho cuộc bầu cử diễn ra đúng luật và thành công tốt đẹp. Thế nhưng đi ngược với tinh thần và không khí ấy các thế lực thù địch, phản động đang ra sức tiến hành các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, phá hoại cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp của nhân dân ta.

Kỳ Anh Vừa qua, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường khi trả lời phỏng vấn của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào ngày 02/5/2021 đã nhấn mạnh nhấn ba điểm mới trọng tâm, đó là: Thứ nhất, công tác triển khai bầu cử được tiến hành từ sớm. Hội đồng bầu cử quốc gia, nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia đã được thành lập và kiện toàn từ sớm. Công tác tham mưu, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 cũng sớm hơn so với các kỳ bầu cử trước. Tương tự như vậy đối với việc kiện toàn các tiểu ban chuyên môn và bộ máy tham mưu giúp việc của Hội đồng bầu cử quốc gia. Những yếu tố này tạo sự chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo bầu cử, các hoạt động hướng dẫn và bảo đảm các điều kiện là cơ sở cho cuộc bầu cử được kịp thời triển khai. Thứ hai là những điểm mới trong cơ cấu, thành phần số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội (được sửa đổi năm 2020), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (được sửa đổi năm 2019) thì những nội dung liên quan đến cơ cấu, thành phần số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân có sự thay đổi so với các nhiệm kỳ trước. Trước hết là số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách tăng lên ít nhất 40%; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giảm đều từ 5 đến 10 đại biểu tùy thuộc vào từng cấp chính quyền và từng loại hình đơn vị hành chính. Tiếp đến là việc xác định độ tuổi người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân khi áp dụng độ tuổi nghỉ hưu theo lộ trình của Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2021) và việc tính tuổi (theo lộ trình) được áp dụng đối với cả đại biểu chuyên trách và không chuyên trách. Thứ ba, công tác chuẩn bị bầu cử được đặt ra trong bối cảnh tình hình nguy cơ dịch bệnh COVID-19 vẫn có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Qua hai đợt giám sát (đợt 1, đợt 2), mặc dù các địa phương đã chủ động phòng chống dịch bệnh và lên phương án cho những tình huống phát sinh trường hợp mắc COVID-19 tại địa phương. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề cần được quan tâm và các cấp chính quyền, các tổ chức phụ trách bầu cử từ trung ương đến địa phương cần luôn đề cao tinh thần phòng chống dịch để bảo đảm cuộc bầu cử được diễn ra an toàn, hiệu quả. Bởi vậy, đây là lần đầu tiên, nội dung y tế được lồng ghép với công tác bảo đảm an ninh trật tự để tham mưu, giúp Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ đạo, hướng dẫn các vấn đề liên quan đến y tế. Điểm mới trọng tâm thứ ba ở trên về nguy cơ dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến công tác bầu cử từ trung ương đến địa phương đã hiện hữu rõ ràng; nhất là các địa phương có số người dương tính với COVID-19 với số lượng tăng cao và diễn biến có chiều hướng phức tạp. Chính mức độ nguy hại của vi rút chủng mới đặt ra cho chúng ta phải nâng cao tinh thần cảnh giác phòng chống hơn nữa đối với dịch bệnh trong thời gian tới, đặc biệt là khi đi bầu cử. Đó là ngoài việc thực hiện đầy đủ các quy định về bầu cử, an ninh, y tế thì mỗi cử tri phải quan tâm, đầu tư nghiên cứu kỹ tiểu sử của các đại biểu tham gia dự bầu; đến ngày bầu cử bố trí, sắp xếp thời gian để tham gia bầu cử trật tự, kỷ cương, nhanh gọn. Đồng thời, tuyên truyền vận động mọi người cùng chung tay trong phòng chống dịch bệnh một cách quyết liệt, hiệu quả nhất. Có thể nói, nội dung trọng tâm mới thứ nhất và thứ hai trong bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 mà đồng chí Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh cho thấy sự công phu, chu đáo về công tác chuẩn bị, minh bạch rõ ràng về cơ cấu, chú trọng đề cao về công tác phồng chống dịch COVID-19. Đây là là cơ sở vững chắc cho thành công của bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp lần này./.

 

Kỳ Anh

Để ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng thì một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng mà Đảng ta đang quyết liệt thực hiện đó là đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

CHỐNG DỊCH COVID-19, ĐIỂM MỚI TRỌNG TÂM TRONG BẦU CỬ QUỐC HỘI KHÓA XV CÁC ĐỊA PHƯƠNG CẦN TẬP TRUNG THỰC HIỆN

Kỳ Anh

Vừa qua, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường khi trả lời phỏng vấn của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào  ngày 02/5/2021 đã nhấn mạnh nhấn ba điểm mới trọng tâm, đó là:

CẢNH GIÁC VỚI CHIẾN LƯỢC "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" CỦA ĐỊCH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

                                                                                                                                                       Kỳ Anh

Một trong những nguy cơ của đất nước được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục xác định đó là “ Diễn biến hòa bình”. Chiến lược “diễn biến hòa bình” là chiến lược tổng hợp của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch dùng biện pháp “phi vũ trang” là chủ yếu để chống phá, tiến tới lật đổ chế độ chính trị ở các nước XHCN.

Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

Thông tin giả, nguy cơ thật

 

QĐND -Mấy ngày qua, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Do phải hạn chế đi lại và tiếp xúc với những người xung quanh để phòng, chống dịch (PCD) nên ông Thanh cũng ít ra đồng, không đến chơi với con cháu vào ngày cuối tuần được. Vì thế, ngày nào ông cũng vào mạng internet để xem thông tin, gọi điện cho con cháu nhắc nhở phải thực hiện đúng quy định phòng dịch, tránh bị lây nhiễm Covid-19.

Tiếng nói lạc điệu trong ngày chiến thắng

 

QĐND - Những ngày thế giới kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít (9-5), cùng với việc tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này, những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới vẫn canh cánh trong lòng, khi lẩn khuất đâu đó còn những mưu toan xuyên tạc, viết lại lịch sử nhằm hạ thấp vai trò của quân và dân Liên Xô cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước trong cuộc chiến vĩ đại cách đây hơn 2/3 thế kỷ.

Không thể bôi nhọ, phủ nhận sự hy sinh xương máu của các thế hệ cha anh

Việt Nam tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của công dân

* Ngày 29-4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Báo cáo năm 2021 của Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ cho rằng, Việt Nam tiếp tục vi phạm tự do tôn giáo, tín ngưỡng, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt khẳng định: Việt Nam ghi nhận việc Báo cáo tình hình tự do tôn giáo thế giới 2021 của Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ đã đề cập đến những nỗ lực và tiến triển tích cực trong việc đảm bảo và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam.

Tư duy “trồng cây chuối” của những kẻ dân chủ cuội

 

QĐND - Dịp 30-4 vừa qua, người dân Việt Nam chân chính đã hòa chung niềm hân hoan kỷ niệm 46 năm ngày hội thống nhất non sông. Điều đó khiến những kẻ phản động, cơ hội chính trị tỏ ra không cam tâm khi "trò bẩn" chống phá cách mạng của chúng bị vô hiệu hóa. Một số phần tử chống đối tiếp tục tung luận điệu rằng, giới trẻ Việt Nam nhận thức không đúng về lịch sử nên mới tham gia “cổ xúy” cho ngày độc lập.

Giải quyết vấn đề Biển Đông - rất cần cái nhìn khách quan, tỉnh táo

QĐND - Thời gian gần đây, khi tình hình Biển Đông xuất hiện những biến động phức tạp, các thế lực thù địch một lần nữa lại lợi dụng vấn đề này để bóp méo sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, từ đó khuấy động lòng dân, hòng gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự trong nước và làm tổn hại đến quan hệ của Việt Nam với các nước liên quan.

Không có tổ chức nào ngoài công đoàn xứng đáng là đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động

 Các ý kiến cho rằng, hiện nay không có tổ chức nào tại doanh nghiệp có đủ tính chính danh, sự tín nhiệm và năng lực để thay thế công đoàn trong việc chăm lo bảo vệ lợi ích của công nhân, NLĐ. Báo Quân đội nhân dân trích đăng một số ý kiến:  

Bản tin 35 Online: Không thể xuyên tạc giá trị của độc lập, tự do

 

QĐND Online – Tuần qua, báo chí, dư luận xã hội tiếp tục có nhiều bài viết vạch trần thông tin sai trái, bịa đặt, phủ nhận ý nghĩa của Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4); Mưu đồ đằng sau việc phủ nhận vai trò của Công đoàn Việt Nam; luận điệu xuyên tạc Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước…. Đây cũng là nội dung chính của Bản tin 35 Online tuần này.

Chính là âm mưu phá hoại

 

QĐND - Tháng Tư lịch sử, khi cả dân tộc Việt Nam hân hoan chào mừng kỷ niệm ngày thống nhất non sông thì những kẻ có tư tưởng thù địch lại giở luận điệu lèo lái dư luận, bóp méo lịch sử nhằm kích động thù hận, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; một số người còn kêu gọi: “Việt Nam không nên kỷ niệm 30-4 nếu muốn hòa hợp dân tộc”(!).

CẢNH GIÁC TRƯỚC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ BẦU CỬ

Văn Hóa

Gần đến ngày diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đối tượng thù địch, phản động, cơ hội chính trị ráo riết “diễn tuồng” bằng việc đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc bản chất của cuộc bầu cử, một số đối tượng còn lợi dụng quyền “tự ứng cử” để phát động các chiến dịch truyền thông hô hào “ký tên” ảo, gây rối nhằm phá hoại bầu cử. Mục đích của chúng là gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự hoang mang, hoài nghi trong dư luận, xuyên tạc công tác bầu cử, gây mất niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ, làm cho công tác  bầu cử gặp những khó khăn.

SỰ NHÌN NHẬN THIỀU KHÁCH QUAN VỀ VẤN ĐỀ TỰ DO, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

 Văn Hóa

Vừa qua, Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) Mỹ ra bản phúc trình năm 2021 về tự do tôn giáo tại Việt Nam. Báo cáo của USCIRF vẫn đánh giá rằng tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam năm 2020 nhìn chung “tiêu cực” như trong năm 2019 và tiếp tục đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo CPC. Cùng lúc USCIRF tung ra báo cáo thì các trang mạng như RFA, BPSOS… lại phát tán các bài viết về vấn đề sắc tộc người Tây Nguyên, trong đó có nhiều nội dung sai trái, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; cho rằng đa số người dân Tây Nguyên sống trong nghèo nàn, lạc hậu, bị phân biệt đối xử, bị chính quyền bức hại, phải tìm cách để vượt biên, trốn khỏi Việt Nam…

MỘT SỰ SUY DIỄN THIẾU HIỂU BIẾT

Văn Hóa

Liên tục những ngày vừa qua, các đối tượng thù địch, chống đối, cơ hội chính trị đã luôn tìm cách “bẻ lái”, chính trị hóa một số vụ án hình sự nhằm tạo cớ, tìm kiếm sự can thiệp từ bên ngoài vào Việt Nam, phục vụ hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Các đối tượng suy diễn, cắt ghép thông tin nhằm làm sai lệch bản chất vụ án, vu khống các cơ quan chức năng, quy kết để gây ra sự nghi ngờ, hoang mang trong dư luận nhân dân.

NHẬN DIỆN CÁI GỌI LÀ “CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP”

 Văn Hóa

Vừa qua một số đối tượng tổ chức khởi xướng và tự xưng “Công đoàn độc lập Việt Nam” lại không đăng ký, không tiến hành các thủ tục xin phép thành lập và cũng không có kế hoạch, xu hướng xin phép thành lập. Điều đó thể hiện sự coi thường pháp luật, hoạt động trái với quy định pháp luật.

NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI VỀ CHIẾN THẮNG 30/4

 Văn Hóa

Vừa qua, trên một số trang mạng xã hội và báo chí hải ngoại, các thế lực thù địch lại làm nóng vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc. Các thế lực thù địch, chống đối cố tình đưa ra các thông tin, luận điệu sai trái, cố tình xuyên tạc, bóp méo tình hình thực tiễn. Thượng nghị sĩ Tom Umberg đã đệ trình trước Thượng viện California, Hoa Kỳ bản Nghị quyết SCR2 với những nội dung sai trái về chiến thắng 30/4 của Việt Nam.

ĐIỆP KHÚC THEO KIỂU “ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG”

 

                                                                                          Văn hóa

Vừa qua trên các website, báo chí nước ngoài, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang ra sức chống phá công tác chuẩn bị bầu cử với những chiêu trò rất tinh vi, thâm độc. Bằng việc xuyên tạc thông tin, đưa ra những nhận định thiếu khách quan, sai sự thật, các thế lực thù địch, phản động muốn gây nhiễu thông tin, hướng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực, hoài nghi về công tác bầu cử, nhận thức không đúng về bầu cử, nhất là công tác nhân sự của bầu cử.

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM CHO RẰNG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN NAY KHÔNG CÒN BÓC LỘT LAO ĐỘNG LÀM THUÊ

Gió biển

Ngày nay, chủ nghĩa tư bản đã có sự điều chỉnh lớn, do đó, có quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản không còn bóc lột lao động làm thuê và đề cao, thổi phồng kết quả, điều kiện sống mà người lao động được thụ hưởng. Thực tế, cơ chế điều tiết phân phối giá trị thặng dư của các nhà tư bản được thực hiện thông qua thuế, quỹ phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp... Một bộ phận công nhân có cổ phần, là cổ đông trong các công ty cổ phần; họ đầu tư dưới hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi tiết kiệm và thu được lợi tức cổ phần, lợi tức trái phiếu và lãi suất tiền gửi.

ĐẤU TRANH CÓ HIỆU QUẢ VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV NHIỆM KỲ 2021- 2026 CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Gió biển

Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV vào 23/5/2021 sắp tới là sự kiện chính trị vô cùng quan trọng diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang nỗ lực triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đan xen.

ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bùi Xuân Quỳnh

Bàn về đặc điểm tiến bộ xã hội ở nước ta hiện nay cần nắm chắc phương phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin. Đặc biệt, cần nhìn nhận đúng những dấu hiệu, thuộc tính chung nhất, đến cái đặc thù do điều kiện lịch sử của nước ta quy định. Về mặt lý luận, tiến bộ xã hội được xác định là quá trình đi từ thấp lên cao có tính hợp lôgíc, hợp quy luật lịch sử. Tiến bộ xã hội nói chung và ở nước ta thống nhất với quá trình phát triển xã hội.

SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ THỰC HIỆN TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Bùi Xuân Quỳnh

Quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta khẳng định mục tiêu cao nhất của tiến bộ và công bằng xã hội là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Ngay từ khi mới ra đời trong “Chánh cương vắn tắt” (1930) đến Đại hội II (1951), Đại hội III (1960) của Đảng, cùng với xác định mục tiêu đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất tổ quốc, đã luôn quan tâm “Cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân thêm một bước, làm cho nhân dân ta được ăn no, mặc ấm, tăng thêm sức khỏe, có thêm nhà ở và được học tập, mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ở nông thôn và thành thị”[1].